Tin buồn

Giá cà phê 40.000 đồng/kg, nông dân vẫn lỗ (ngày 12/05/2011)

Đến thời điểm hiện tại hơn 30% diện tích cà phê trên địa bàn Tây Nguyên đã được thu hoạch. Mặc dù giá cà phê đã lên tới 40.000 đồng/kg nhưng người nông dân vẫn lỗ.

“Giăng lưới” tận vườn mua vẫn khó

Mấy ngày qua, giá cà phê liên tục tăng lên từ hơn 36 nghìn/kg đến hơn 40 nghìn/kg, thế nhưng điểm thu mua của chị Nguyễn Thị Sen (thôn 2, xã Ea Ngai, huyện Krong Buk, Đắk Lắk) hoạt động mua bán vẫn diễn ra khá im ắng.

Phơi cà phê
Giá cà phê 40.000 đồng/kg, nông dân vẫn lỗ

Để thuận lợi cho người bán, chị Sen căng bạt thu mua ngay giữa đường. Tuy chỗ này chỉ cách nhà chừng nửa km, nhưng chị Sen làm vậy để người bán đỡ phải lên dốc. Dù vậy, cách “đón lõng” này của chị xem ra vẫn không hiệu quả.

Từ chỗ chị Sen, rẽ qua con đường đất vào rẫy cà phê, bà Lê Thị Tuyền, cùng thôn cũng dùng cách “đón lõng” ngay tại rẫy để thu mua cà phê. Dù mua bằng giá thị trường, lại đến tận nơi để mua, nhưng kết quả mỗi ngày bà Tuyền cũng chỉ mua được vài chục kg cà phê tươi.

Theo bà Tuyền, năm nay người dân chỉ bán cà phê một cách nhỏ giọt chứ không ồ ạt như mọi năm. Đa số họ chỉ bán để lấy tiền sinh hoạt trong ngày, hôm sau lại bán tiếp chứ không bán một lúc. Tại đại lý thu mua Hà Lãm, ở thị trấn Pơng Đrang, huyện Krông Buk, từ đầu vụ đến nay cũng chỉ mua được vài chục tấn cà phê.

Chị Hà – chủ đại lý này cho hay: “So với năm ngoái, giá cà phê hiện tại đã cao hơn khoảng 10 triệu đồng/tấn, song nông dân vẫn bán rất cầm chừng. Nếu các năm trước đến thời điểm này tôi đã mua được vài trăm tấn cà phê thì năm nay chỉ mới mua được vài chục tấn, dù đã cho người “lùng” đến tận vườn”. Quan sát tại đại lý Hà Lãm, thi thoảng lại có vài người đến bán, song lượng cà phê họ mang đến hầu hết không quá 1 tạ.

40.000 đồng/kg chưa phải giá cao

Anh Bùi Văn Long (thôn 2 thị trấn Pơng Drang), cho biết: Với mức giá hiện tại, 40 nghìn đồng/kg, nếu bán thì gần như nông dân bị lỗ, vì năm nay chi phí nhân công, phân bón, điện, nước và cả giá nhân công đều cao hơn nhiều so với năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Dũng (tổ 2, phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông) cũng cho rằng: Nếu bán cà phê với mức giá hiện tại thì dân gần như không có lãi.

Ông Dũng tính: “1ha cà phê ở Đăk Nông trung bình đầu tư từ 30-40 triệu đồng (chưa kể công chăm sóc, thu hái). Sản lượng cà phê trung bình ở đây chỉ đạt khoảng 3 tấn/ha. Nếu bán ở mức giá 40 nghìn đồng/kg, trừ tiền đầu tư, dân còn 80-90 triệu. Số tiền này chắc chắn không đủ trả tiền công mà họ bỏ ra suốt một năm trời. Nếu không có thêm các thu nhập khác, dân đói chắc”.

Chị Nguyễn Thị Hiệp (ở Cư Kuin, Đắk Lắk) cho biết: “Gia đình đang rất cần tiền để trả ngân hàng, song nếu bán cà phê vào thời điểm này thì công sức lao động một năm trời xem như đổ sông đổ bể.

Cũng như ông Dũng, anh Nguyễn Văn Long, chị Nguyễn Thị Hiệp (ở Cư Kuin, Đắk Lắk) cho biết: “Gia đình đang rất cần tiền để trả ngân hàng, song nếu bán cà phê vào thời điểm này thì công sức lao động một năm trời xem như đổ sông đổ bể. Vì vậy gia đình tôi chỉ bán một lượng nhỏ để chi phí cho mùa thu hoạch”.

Một nguyên nhân khác khiến hoạt động mua bán cà phê diễn ra khá ảm đạm đó là hầu hết nông dân đã rút được kinh nghiệm từ những năm trước. Thường khi vào vụ, nông dân đều ồ ạt bán cà phê. Điều này khiến thương lái “được nước” ép giá. Đến khi nông dân không còn gì để bán thì giá lại tăng lên vùn vụt. Kết quả là, công sức của dân cuối cùng đổ tất cả vào túi tư thương.

Theo ông Lê Đức Thống – Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (doanh nghiệp thu mua cà phê mạnh nhất Tây Nguyên), hiện đơn vị ông cũng chỉ mới thu mua được khoảng trên dưới 10 nghìn tấn cà phê. Trong khi đó hệ thống “chân rết” của đơn vị này thâm nhập rất sâu vào các địa phương.

>> Xem giá cà phê Đắk Lắk mới nhất

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Sao Việt

    Báo Dân Việt hay viết về cà phê không biết bài do CTV hay PV lên tận nơi mà còn mù mờ lắm.
    Trải bạt thu mua bên đường thì bà Sen, bà Tuyền mua cà tươi? Trời mưa không phơi được và ko phải ai cũng có lò sấy nên bà con mới bán tươi (và bị ép giá nữa). Nay trời nắng tốt, ko ai dại gì bán cà tươi.
    Trải bạt bên đường mua cà tươi thì chỉ mua của thằng ăn cắp, người vãng lai, đến khi ban ngành chức năng kiểm tra thì phủi vì ko thể xác định mua của ai. Tôi đề nghị các địa phương cần xem lại cách mua này. Thuận tiện cho bà con cần bán thì ít mà thuận tiện cho “cà tặc” thì nhiều.

    1. Bacckd

      Ko biết bác “Trâm” này có phải dân làm cà không … Những nơi không có cà phê thì có thứ khác chứ… Dù làm cà phê được lãi cao hơn những cây công – nông nghiệp khác nhưng cũng phải vất vả tần tảo cả năm trời chứ đâu dễ gì có được hạt cà đem bán…..

  2. tieuphong

    Sao Việt nói hay lắm. Ở Đồng Nai hầu như không có nạn ăn cắp cà tươi, vì không ai thu mua cà tươi cả. Tuy nhiên cà phê khô mà để hớ hênh thì mất ngay, bây giờ thanh niên tóc vàng tóc đỏ, xì ke, cờ bạc, đá gà, chạy xe lòng vòng đầy đường, có của để kín thì chúng rình, hở thì chúng rinh, khổ lắm.

  3. mr trịnh

    giá cà phê theo mình 40 nghin đồng là bà con bắt đầu đã có lãi rồi. Nếu tính như bác Dũng ở bài phóng sự thì không ổn tí nào, nếu gia đình gồm hai vợ chồng và hai đứa con trên diện tích 1ha thu hoạch cà phê còn dư khoảng 80 triệu đồng sau khi trừ phân bón công cán thì vẫn dư hơn hai vợ chồng làm công chức nhà nước đó chứ !.

  4. thuận hòa

    Thế ra mr trịnh bảo cà lên 40 là có lãi rồi? Vậy chứ đám rẫy của bác là của trời cho hay là cũng mất tiền đầu tư khai phá trồng trọt? Vốn một mẫu cà kinh doanh theo giá trị tại thời điểm này là bao nhiêu nếu quy đổi gửi lãi xuất ngân hàng thì bác thấy thế nào? Với mình theo giá trị tổng thể các mặt hàng hiện tại thì giá cà phên phải tầm 45.000vnd thì người dân mới có đủ chi tiêu và tái đầu tư. Còn dư thì chưa thể nếu tính vào các năm hạn hán thiên tai dịch bệnh….

  5. bao den

    giá 40 la lời to rùi, nhà tui không có người làm, thuê từ A – Z mà với giá này thi lời 200%. PV nên thực tế một chút.
    1ha Cafe đầu tư tốt thu đc khoảng 300T,
    Chi Phí đầu tư: khoảng 100T (Phân: 50T, Làm cành, chồi : 8T, làm cỏ: 6T, tưới 12, thuốc 4T, hái: 20T)
    lời 200%

    1. ngocduong_th

      Do nhà bác rẫy đất tốt chứ có phải nhà ai cũng thế đâu…1ha nhà em chỉ thu được 3->4 tấn thôi, như vậy tính theo phí đầu tư của bác thì gia đình em ăn cháo hết hả…?

    2. người trong cuộc!

      Nghe bạn Bao Den nói là biết bạn không phải dân làm cafe rồi. 1ha mà thu 300tr thì là 300/40= 7.5 tấn ah? Tôi nghĩ bạn hái nhầm cà phê nhà người khác rồi.
      Đa số các rẫy cà phê bây giờ chỉ bằng 1/2 như bạn nói thôi, có khi còn thấp hơn, cùng lắm là dư 50tr. Nhưng 50tr đó bạn quên rằng phải dùng xe vận chuyển, bao tải đựng cà phê, khấu hao vào các tài sản bỏ ra như máy xay xát, máy bơm nước, ống tưới nước, xe vận chuyển, công phơi sấy. Vậy nên lổ là chắc rồi.

  6. Nông Cà

    Các chi phí sau đây chưa tính:
    – Chi phí cơ hội 1ha cà phê/năm = 60 triệu (vay hoặc bỏ tiền mua 1ha = 400tr x lãi 15% năm).
    – Chi phí khấu hao máy móc, xe pháo, dụng cụ lao động, sân phơi, kho bãi…= 10 triệu/năm.
    – Chi phí lãi của vốn đầu tư do vay hoặc tự bỏ tiền ra = 15 triệu (15% của 100 tr vốn đầu tư trong năm).
    – Chi phí quản lý = 5 triệu/năm.
    như vậy phải cộng thêm 90 tr/năm nữa vào tổng chi phí. làm gì còn lãi!?
    nên nhớ trong làm ăn kinh tế không có khái niệm “LẤY CÔNG LÀM LỜI”
    Phải tính đúng tính đủ “đầu vào”!?

    1. cafenghot

      Nông Cà tính như vậy thì KD hoặc bán đất lấy tiền gởi NH tội gì làm Nông Cà cho mệt.
      Theo tôi giá 40 là có lãi rồi.

  7. ngocduong_th

    Giá 40 thì bà con chỉ lời quá ít… không bõ công sức bỏ ra đâu … giá cà cũng phải được 45 chứ…
    nếu muốn giữ được vị trí xuất khẩu thứ 2 thế giới mà giá cả thế này thì sẽ khó khăn lắm đó…

  8. Ngọc Hiền

    Nông cà ơi ! Tôi rất tâm đắc với bạn cách tính của bạn về công tác quản trị về đầu tư vườn cây cà phê, đoán Bạn là một cử nhân kinh tế, với cách tính mang tính thuyết phục để bà con mình có cách tính toán hợp lý hơn, nhất là chi phí đầu vào , đầu ra cảm thấy có lãi ,cho mùa vụ tới được mùa bội thu.

  9. Le nguyen Thien

    Quả thật, bác “Nông Cà” đã quá rành Quản trị tài chính. Tôi nghĩ đúng như bác phân tích. Lâu nay một vài người chỉ tính khái niệm chi phí phần cứng (tức là phân bón, nhân công, điện, nước…), mà quên đi chi phí cơ hội (số tiền thu được nếu không làm cà phê) và các chi phí như bác ” Nông Cà” đã đề cập.
    Mong rằng có nhiều ý kiến như bác để tư vấn cho Bà con nông dân có quyết định đúng khi bán cà phê.

  10. Lê thị Thúy Nga

    Bác Nông Cà nói hay thật, vụ này giá cà dưới 45000đ/kg, gia đình tôi sẽ sang đất lấy tiền gửi ngân hàng khỏe hơn nhiều dù đã gắn bó với nó hơn ba mươi năm nay.

    1. Nông dân cà phê

      Bác Nông cà nói đúng chứ không phải hay đâu, chuyện thật mà các bác nghĩ cứ như đùa, từ trước tới nay không nông dân nào biết cộng các chi phí này vào giá thành cà phê cả và còn không tính công của mình vào nữa chứ (lấy công làm lời).
      Cà phê bây giờ năng suất rất thấp bình quân chỉ khoảng 3,5 tấn /ha, lấy 190 triệu/3,5 tấn thì giá thành phải 54.300đ/kg, nếu nhà nước đảm bảo có lãi trên 30% thì giá bán phải 70.400 đồng/kg đó bà con ạ.

  11. Ánh hoàng

    Theo…Giám đốc Công ty TNHH MTV… (doanh nghiệp thu mua cà phê mạnh nhất Tây Nguyên), hiện đơn vị ông cũng chỉ mới thu mua được khoảng trên dưới 10 nghìn tấn cà phê. Trong khi đó hệ thống “chân rết” của đơn vị này thâm nhập rất sâu vào các địa phương..
    Hình như bài viết này đang đánh bóng tên tuổi cho công ty… Nhưng liệu có lớn nhất Tây Nguyên ko các bạn ?

  12. doanmarketing

    Tôi thấy báo chí cứ nói sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân nhưng ngay tại tôi ở không bao giờ thấy có sự hợp tác này. Đơn giản như những hộ trồng cà phê có cá phê gửi các đại lý, khi giá cá phê lên ra bán họ nói hết tiền hoặc hết tiền …?

  13. Hạ hạ

    Mình đến từ Đắk Nông nà. Nhà mình cũng làm cà đây. Thực sự mà nói nếu giá cafe chỉ 40.000 đ/kg thì không có lời đâu. Để có thể trồng được cây cafe không đơn giản chút nào đâu. Đó là chưa tính tới chi phí ban đầu bỏ ra (mua giống, đào hố), rồi chi phí cơ hội trong suốt 3-4 năm khi mà cà chưa được thu hoạch, chi phí vay vốn, chi phí thuê nhân công, phân bón, rồi thuốc trị bệnh, chi phí khoan giếng và máy bơm nước và điện…. Và nên nhớ là cà thì 1 năm chỉ được thu 1 lần, họ phải bỏ công sức và mồ hôi trong suốt một năm trời đó. Trong suốt thời gian đó phải vay mượn tiền để xoay xở… cho tới khi thi hoạch xong thì trả nợ đó.
    Trung bình với giá 40k thì thu được trong khoảng 100tr-130tr /ha thôi à. Nếu đất cà cà nhà ai tốt thì có thể hơn chút.
    Các bạn cứ nói là nếu không có lời thì họ làm gì?… vì họ là nông dân mà, nếu ở vùng đất này không trồng cà, tiêu,… thì biết trồng gì, caosu thì lời đó nhưng phải có thật nhiều đất mới trồng được (ít cũng phải 10ha). Nếu như họ cũng được ăn học và có điều kiện ra ngoài làm hết thì cũng sẽ không làm đâu.

  14. ha vinh

    Ôi giá cà phê lên thì phân bón cũng lên rồi tiền công cũng lên, rồi tiền dầu cũng lên. Tóm lại cà phê lên thì tất cả mọi thứ cũng lên. Mà cũng mong là cà phê lên khoãng 50-60 gì đó thì người nông đân trồng cà phê mới hết khổ.

  15. Nguyễn Lê Tâm Đoan

    Các bác ơi, hôm nay bố cháu xay cà phê rồi, cà phê năm nay thấy mọt nhiều lắm, không biết phơi khô rồi xay như thế mọt có chết không nhỉ ? Cháu lo quá. Cháu muốn giá cà phê tăng cao hơn chút nữa để bố cháu bán mua cho cháu chiếc xa đạp, cháu thích xe đạp quá rồi.

  16. Bần Cà

    Ôi! Không làm cà phê thì biết làm gì bây giờ. Giá cà tăng thì còn muốn làm cà phê, còn nếu dưới 45000 đ/kg thì bỏ rẫy đi làm thuê sướng hơn.

    1. Bi

      Phải tự mình quyết định chứ, ý kiến của các bác chỉ để tham khảo chứ các bác cũng như mọi người. Nói trúng hay trật thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bản thân. Sao lại đi nghe lung tung làm gì !
      Dân mình cứ thói a dua, “tâm lý đám đông” quen rồi.

  17. cà chua

    Tôi thấy bà con mình hưng phấn quá đấy! Hãy nhìn lại năm 2009, đầu năm 2010 xem nào: giá cà còn khoảng 23.000d/kg, mọi người kêu lỗ khủng khiếp, nhưng sang năm tiếp thì thu hoạch vẫn rộ!
    Tóm lại, VN muốn điều phối giá cà phê thế giới hả? khó lắm thay!
    Các nước SX cà phê khác, họ tiêu thụ nội địa từ 30 – 60% nên không XK được thì cũng chẳng sao. VN chỉ tiêu thụ giỏi lắm là 10%, 90% là XK. Nếu không XK thì để đó mà rang xay uống với nhau cả đời à? chẳng cơm cháo gì nữa hả?
    Hãy để bà con tỉnh táo tự quyết định bán hay không, xin các bác đừng khuyên bán mà cũng đừng khuyên trữ hàng nữa!

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83