Giá cà phê thế giới đồng loạt sụt mạnh trong phiên giao dịch ngày 11/10 do đồng USD mạnh và hoạt động bán kỹ thuật.
Thị trường cà phê London
Giá cà phê robusta giao tháng 11 hôm qua để mất 62 USD, tương đương 3,28 % so với phiên đầu tuần xuống còn 1.890 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 1 giảm 64 USD tức 3,35% xuống 1.913 USD/tấn.
Ngay từ đầu phiên, giá đã chịu áp lực đi xuống trước sức mạnh của đồng USD. Bạc xanh của Mỹ tăng giá trước thềm cuộc bỏ phiếu thông qua việc mở rộng quỹ bình ổn tài chính châu Âu của Slovakia – thành viên cuối cùng của khối 17 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu chưa thông qua.
Không chỉ cà phê, tất cả các thị trường hàng hoá đều chịu sức ép, khi giờ đây hàng hoá có mối quan hệ khăng khít với tiền tệ hơn.
Kỳ hạn tháng 11 để tuột mốc tâm lý 1.900 USD khiến hoạt động bán chặn lỗ diễn ra tương đối mạnh, càng làm cho tình hình căng thẳng hơn.
Ngoài ra, thị trường vẫn chịu áp lực là hy vọng vào vụ thu hoạch cà phê ở Việt Nam.
Thị trường cà phê New York
Giá cà phê arabica hạ nhẹ hơn khi chỉ bị áp lực bởi đồng USD, còn các yếu tố hỗ trợ cơ bản vẫn mạnh.
Chốt phiên hôm qua, kỳ hạn tháng 12 mất 2,2 cent tức chưa đến 1% xuống 224,1 cent/lb, kỳ hạn tháng 3 giảm 2,1 cent xuống 227,5 cent/lb.
Nguồn cung cà phê arabica vẫn hạn hẹp là yếu tố hỗ trợ cho thị trường này không bị giảm quá sâu. Theo nguồn tin từ cơ quan khí tượng thuỷ văn tư nhân Somar ở Braxin, cây cà phê đang bung hoa thuận lợi, nhưng sản lượng vụ tới vẫn không hẳn lạc quan do thời tiết khô hạn kéo dài trước khi có đợt mưa gần đây đã phá huỷ một số diện tích cà phê.
Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) hôm qua công bố báo cáo tháng 10 cũng cho thấy, giá cà phê arabica được hỗ trợ do nguồn cung thắt chặt. Nếu bình thường với điều kiện kinh tế hiện nay, giá cà phê lẽ ra đã giảm sâu hơn. Tân chủ tịch ICO vẫn giữ nguyên dự báo sản lượng vụ 2011/12 ở 130 triệu bao và cho rằng cán cân cung cầu vẫn chưa cần bằng trong vụ tới, giá cà phê vì thế sẽ sớm phục hồi.
Trong nước
Giá cà phê nhân xô hôm nay sụt mạnh, mất 1,3 triệu đồng/tấn xuống còn 42 triệu đồng/tấn. Một số đại lý và thương lái công bố giá mua thấp hơn so với giá niêm yết phổ biến, chỉ quanh mức 41 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê xuất khẩu, hàng của vụ mới, được chào mua ở mức trừ lùi 60 – 70 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 1, trừ lùi tốt hơn so với mức 70 – 80 USD của tuần trước.
Nguyễn Hằng (Giacaphe.com)
Ngành cà phê vào vụ sẽ gặp trở ngại lớn nếu không kịp thay đổi cách làm! nguồn nguyên liệu quý giá do bà con nông dân cực nhọc làm ra được thế giới trân trọng khi các nhà quản lý có cách làm hợp lý và khoa học. Còn như trước kiểu ăn xổi ở thì chắc sẽ trầm bổng là điều khó tránh khỏi “được giá mất mùa, được mùa mất giá”.
Nhìn ra thế giới Braxin công nghệ của họ thật đáng nể, còn ở ta gần như khoán trắng cho nông dân, giá lên thì mua lên, xuống thì mua xuống miễn sao có lời là được. Thử hỏi như vậy sao không thua được!
Rất nhiều ý kiến của bà con cho rằng để nước ngoài vào mua trực tiếp nông dân sẽ bán được giá cao. Bây giờ giá xuống bác lại đổ lỗi cho cơ chế làm kiểu ăn xổi là thế nào?
Ko có gì đáng lo cả, mà cũng đừng đổ lỗi lung tung. Sức mạnh của giá cà phê đang ở trong tay nông dân. Ai cũng nói vậy mà.
Hàng hiệu nói nghe lạ. Sự cạnh tranh giữa DNNN và DNVN là có thật và thường có lợi cho người bán (nông dân).
Giá LD tụt dốc, dân cà buồn. Bạn @quan tam cũng như mọi người mong “chúng ta” tác động được thị trường chứ không phải cứ phó mặc như hiện nay.
Vui lòng sử dụng tiếng Việt có đủ dấu! BQT.
Thật đau buồn khi giá cà phê lại xuống dốc không phanh như vậy.
Bà con ta cứ bình tâm, ko việc gì phải lo lắng. Quan trọng là quản lý thu hoạch vụ mùa cho thật tốt, rồi sau đó tùy theo từng thời điểm bà con sẽ tính . . .