Tìm hiểu: Hợp đồng kỳ hạn

Bài viết có một phần nội dung đã cũ, vui lòng xem bài “Thị trường phái sinh cà phê là gì?” để tìm hiểu rõ hơn về thị trường cà phê kỳ hạn, HĐ cà phê kỳ hạn.

Hợp đồng kỳ hạn là một loại hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán đối với một loại tài sản (có thể là chứng khoán, dầu mỏ hoặc bất kỳ) tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ được diễn ra trong tương lai.

Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán.

Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân.

Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đôỉ, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường.

Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình.

Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.

Ví dụ:

Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết.

Năm nào thời tiết tốt và giá cà phê thị trường thế giới giảm thì giá cà phê trong nước giảm theo khiến nông dân trồng cà phê bị thiệt hại. Ngược lại, năm nào thời tiết không tốt và giá cà phê thị trường thế giới tăng thì giá cà phê trong nước tăng theo khiến các nhà xuất khẩu cà phê khó khăn khi thu mua cà phê của nông dân.

Để tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phê, chẳng hạn công ty CP XNK ĐakLak, có thể thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà phê kỳ hạn với Thịnh Còi (là một người nông dân).

Ví dụ vào đầu vụ, CP XNK ĐakLak ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của Thịnh còi 20 tấn cà phê với giá là 28 triệu đồng/tấn. Thì lúc đó Thịnh còi được gọi là người bán và CP XNK ĐakLak là người mua trong hợp đồng kỳ hạn.

Sau 6 tháng Thịnh còi có trách nhiệm phải bán cho CP XNK ĐakLak 20 tấn cà phê với giá thỏa thuận trước là 28 triệu đồng/tấn và CP XNK ĐakLak bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê của Thịnh còi với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa.

Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả Thịnh còi và CP XNK ĐakLak đều có được sự yên tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85