Trong thời gian gần đây, một số công nhân nhận khoán đất trồng cà phê của Công ty TNHH MTV cà phê Chư Quynh đã cố tình không nộp sản phẩm. Hành vi này có thể coi là đã chiếm dụng tiền bạc, tài sản của Nhà nước…
Để thực hiện tốt Nghị định 135/2005/CP của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp trong các nông trường quốc doanh, Công ty TNHH MTV cà phê Chư Quynh (thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam) đã từng bước thực hiện việc giao khoán theo nội dung hướng dẫn.
Thời gian đó, hầu hết người lao động trong công ty đã ký xong hợp đồng và nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ với công ty (Công ty Chư Quynh là doanh nghiệp Nhà nước). Tuy nhiên, còn một số ít người lao động không chấp hành việc ký hợp đồng giao khoán, mặc dù giám đốc công ty đã nhiều lần mời họ lên để giải thích, làm rõ nguyên nhân. Trước tình hình đó, Công ty đã gửi báo cáo số 55 và 58/BC-GĐ tới UBND tỉnh Đắc Lắc, thường trực UBND Huyện Cư Kuin, UBND xã Ea Ning, UBND xã Ea Hu, Tổng Công ty cà phê Việt Nam về vụ việc trên.
Trong số những người không ký hợp đồng giao khoán có trường hợp ông Lê Thành Châu, công nhân Đội 43. Mặc dù Công ty đã 6 lần cử đoàn cán bộ xuống tận nhà vận động, nhưng ông Châu vẫn cố tình không chấp hành, đặc biệt là không chấp hành nội dung phương án khoán đã được Tổng công ty cà phê Việt Nam phê duyệt, không nộp đủ sản phẩm hàng năm cho Công ty.
Khác với trường hợp ông Châu, trường hợp ông Hà Kiên Quyết và một số hộ công nhân khác đã nhận khoán đất trồng cà phê của công ty, nhưng lại cố tình không nộp sản phẩm theo hợp đồng giao khoán, buộc Công ty phải khởi kiện ra Tòa. Ngày 26-6- 2003, Tòa án nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk từng đã mở phiên Tòa dân sự xét xử công khai vụ kiện tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản số 126/HĐGK – NT ký kết ngày 18-10-1996 giữa ông Hà Kiên Quyết và Nông trường cà phê Chư Quynh (nay là Cty TNHH MTV cà phê Chư Quynh).
Hội đồng xét xử đã tuyên việc ông Quyết không chịu nộp sản phẩm theo thỏa thuận trong hợp đồng, thể hiện thái độ thiếu trung thực, không hợp tác trong quá trình thực hiện hợp đồng là vi phạm pháp luật, buộc ông Quyết phải nộp toàn bộ sản phẩm còn thiếu của 4 vụ năm 1999 đến 2002 cho Cty cà phê Chư Quynh là 2401kg quả tươi. Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ông Quyết đã làm đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Đắc Lắc. Ngày 14-9-2003, Tòa án nhân dân tỉnh Đắc Lắc đã xét xử phúc thẩm và bác đơn kháng cáo của ông Quyết, y toàn bộ án sơ thẩm (Bản án số 81/DSPT).
Tuy nhiên, sau khi chấp hành bản án, ông Quyết vẫn “ngựa quen đường cũ”, lại tái phạm không nộp sản phẩm tiền bạc cho đơn vị. Tính đến cuối năm 2010 ông đã nợ là 15.571 kg .
Việc Công ty TNHH MTV cà phê Chư Quynh tiến hành giao khoán vườn cây cho người lao động là hoàn toàn đúng luật, đã được Tổng công ty cà phê Việt Nam phê duyệt, một số hộ cố tình không chịu ký hợp đồng, không chịu nộp sản phẩm là vi phạm pháp luật.
>> Khiếu nại kéo dài tại Cty TNHH MTV Cà phê Chư Quynh: Đâu là nguyên nhân?
Ôi! cái tiêu đề bài viết làm mình cứ tưởng tỉnh Đaklak không nộp sản phẩm, chiếm dụng của công… Đây chỉ là hiện tượng cá nhân thôi mà.
Bố mình có hơn 4 hecta rẫy cà phê, ông đã ký hợp đồng (tự viết tay) 5 năm cho 1 gia đình, họ sinh sống ở đó luôn. Mỗi năm họ phải nộp sản lượng, mức sản lượng rất hợp lý, được ghi rõ ràng trong hợp đồng và cả 2 đều đồng ý. 2 năm đầu họ đều nộp sản đầy đủ nên ông rất tin tưởng cho mượn gần 100 triệu. Sang năm thứ 3, 4 đều nộp thiếu, vì vậy ông quyết định cắt hợp đồng nhưng họ kiên quyết không rời đi chỗ khác. Vì cũng không nỡ đuổi họ đi và để họ có cơ hội trả nợ nên ông lại ký 1 hợp đồng khác lần này là hơn 1 hecta thời hạn 10 năm và hủy hợp đồng cũ. Nhưng sang năm nay (năm đầu tiên của 10 năm) họ lại dở trò, ko chịu nộp sản. Ông đã nghĩ đến cách kiện ra tòa nhưng đây là phương án cuối cùng, vì không ai muốn ra tòa cả. Nếu tự mình cắt ngang hợp đồng, đuổi gia đình đó đi thì có sai ko? vì mình thấy, họ là người vi phạm hợp đồng trước đồng thời không chịu trả nợ.
Vậy là nhà cangcua gặp phải đối tác “Bất hợp tác” rồi! Nếu họ không thực hiện đúng hợp đồng lao động thì mình phải hủy hợp đồng thôi. Nếu cần phải nhờ đến tòa dân sự, nhờ pháp luật can thiệp, không thì mất cả chì lẫn chài đó bạn. Mình thì nể họ nhưng họ không nể mình!
Chỉ có những người trong cuộc mới có thể biết thực hư ra sao thôi. Ai có thời gian thì theo dõi nha.
http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/40198/temidclicked/1065/seo/Khieu-nai-keo-dai-tai-Cty-TNHH-MTV-Ca-phe-Chu-Quynh-dak-Lak-dau-la-nguyen-nhan/Default.aspx
Cangcua va gia đình nên nhờ đến pháp luật thôi không thì rẫy cũng không còn chứ nđừng nói sản phẩm khoán bị chiếm đoạt. Còn vụ CT TNHH MTV Cà phê Chư Quynh thì phải là người trong cuộc mới rõ. Để quyết định ký HĐ thì việc quan trọng nhất là định mức sản lượng phải đóng đã đúng hay chưa. Theo tôi chắc là quá cao đây mà nên họ mới không chấp hành.
Nghe đâu sáng ngày 15/8 tòa án huyện Cư Kuin xử vụ khiếu kiện về khoán sản phẩm cà phê giữa hộ nhận khoán ông Lê Thành Châu và CTy TNHH MTV cà phê Chư Quynh. Chẳng biết rồi như thế nào, hay là con kiến mà kiện củ khoai đây.