1
Phản hồiĐiều Việt Nam và “vấn nạn” thiếu nguyên liệu
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Ngành điều Việt Nam đang bước vào những ngày thu mua nguyên liệu cho niên vụ chế biến năm 2011. Giống như mọi năm, hiện rất nhiều doanh nghiệp (DN) đang “hối hả” thu gom điều với hy vọng đủ nguyên liệu cho chế biến, hạn chế được sự thiệt hại khi nhập khẩu với tỷ giá tăng.
Chỉ đáp ứng 48% nhu cầu chế biến
Do ảnh hưởng của thời tiết, vụ thu mua điều năm nay dự kiến trễ gần 2 tháng và không ít nhà máy chế biến hơn 1 tháng qua phải “đắp mền” nằm chờ nguyên liệu. Tính toán của nhà nông, phải đợi đến thời điểm giữa tháng 4, những vườn điều mới bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm thu hoạch và các nhà máy mới có thể tạm yên tâm với bài toán đầu vào. “Diện tích cây điều đang giảm theo từng năm với những con số đáng lo ngại. Nếu lấy mốc cao nhất từ năm 2006 khi cả nước đạt khoảng 450.000 tấn/năm thì con số năm nay dự báo sẽ giảm khoảng 1/4. Với sản lượng như thế, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng cao lắm là 48% cho nhu cầu chế biến”, ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) lo lắng.
Công nhân Xí nghiệp chế biến điều và nông sản thực phẩm Bình Phước
(Tổng công ty rau quả, nông sản) phân loại hạt điều.
Phân tích của những người trong cuộc trong một thời gian dài, các DN chế biến điều chỉ chú trọng làm sao có nhiều sản phẩm xuất khẩu, tăng lợi nhuận kinh doanh chứ chưa cùng ngồi lại tập trung phát triển vùng nguyên liệu bền vững. Đứng trước tình hình giá nguyên liệu trên thế giới đang tăng cao, tỷ giá USD và VND không thuận lợi cho việc nhập khẩu, khó khăn trong vay vốn ngân hàng như hiện nay…, rất nhiều DN chế biến điều đang như “ngồi trên đống lửa” khi canh cánh nỗi lo làm ăn thua lỗ. Do nguồn nguyên liệu khan hiếm nên giá thu mua hạt điều đã tăng lên hơn 40.000 đồng/kg, cao 2 lần so với cùng kỳ năm 2010 nhưng cũng không có nguyên liệu để mua.
Là một trong 3 nước có diện tích và sản lượng điều cao nhất thế giới, hiện Việt Nam có khoảng 450.000 ha điều được trồng tập trung nhiều nhất chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam bộ như: Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, hơn 75% diện tích vườn điều là giống cũ, quảng canh, chưa được cải tạo… gây nhiều khó khăn trong việc đầu tư để tăng năng suất. Theo ông Giang, giá điều hiện đang cao kỷ lục và với những ưu điểm như ít tốn công chăm sóc, ít kinh phí đầu tư, thích hợp với đất bạc màu…, nếu nhà nông biết cách chăm sóc vẫn cho giá trị kinh tế cao tương đương với cây công nghiệp “nóng” nhất hiện nay là cao su.
Cần giải pháp lâu dài
Kết thúc năm 2010, xuất khẩu của ngành điều Việt Nam cán mức hơn 1 tỷ USD, đạt giá trị cao nhất từ trước tới nay. Đây là lần thứ 4 liên tiếp Việt Nam trở thành nước có số lượng và kim ngạch xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới. Các DN chủ yếu xuất khẩu nhân điều sang thị trường Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc. Ông Giang cho biết, so với chỉ tiêu đề ra của ngành nông nghiệp, ngành điều đã vượt cả 3 chỉ tiêu về sản lượng chế biến, sản lượng nhân điều xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu.
Để chủ động nguồn đầu vào cho các nhà máy chế biến điều xuất khẩu, đã đến lúc, ngành chức năng và chính các DN phải khẩn trương xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. Theo kế hoạch của ngành, mục tiêu năm 2011, diện tích trồng điều cả nước sẽ đạt 450.000 ha với sản lượng thu hoạch 500.000 tấn và đến năm 2020 duy trì diện tích từ 315.000 – 350.000 ha. Ngoài ra, hiện Vinacas đang chú ý hướng đến việc liên kết xây dựng vùng nguyên liệu với Campuchia và Lào để hình thành vùng nguyên liệu chung ba nước với diện tích lên đến khoảng 600.000 ha.
“Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện chương trình giống điều quốc gia bằng việc thành lập Viện Nghiên cứu điều; từng bước chuyển giao kỹ thuật, cải tạo vườn điều cũ năng suất thấp bằng giống mới, xây dựng quy trình trồng và chăm sóc cây điều theo hướng thâm canh tăng năng suất chất lượng cho nhà nông; phổ biến những mô hình định hướng chuyên canh hoặc lồng ghép trồng điều… nỗ lực chủ động được nguồn điều nguyên liệu cho xuất khẩu trong tương lai”, ông Giang nói thêm.
Theo Thông tấn xã Việt Nam
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Brasil: nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu xếp thứ hai thế giới (19/02/2019)
- Ấn Độ : xuất khẩu nhựa dầu tiêu (pepper oleoresin) (11/02/2019)
- Ấn Độ: Nhập khẩu bất hợp pháp đè giá tiêu trong nước (29/01/2019)
- IPC: Dự kiến sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu năm 2019 (23/01/2019)
- Campuchia: Giá giảm liên tục làm cho nông dân trồng hồ tiêu không có lãi (22/12/2018)
- Mua bù hợp đồng xuất khẩu đã nâng giá tiêu vượt mức 60.000 đồng/kg (30/10/2018)
Thảo luận (1 ý kiến)Gửi ý kiến mới
Cùng thảo luận vì một diễn đàn của người nông dân lớn mạnh
Chúng ta là người một nhà, hãy giành cho nhau những ngôn từ lịch sự và thân thiện. Nhấn vào đây nếu bà con định hỏi về xu hướng giá cả và hãy đọc hướng dẫn này để biết cách sử dụng Tiếng Việt khi gửi phản hồi.
Cà phê Việt Nam
Việt Nam: Xuất khẩu cà phê tháng 1/2019 giảm cả lượng lẫn giá trị
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2019 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 16-3
Việt Nam: xuất khẩu cà phê tháng 12/2018 giảm 6,12%
Việt Nam: xuất khẩu cà phê tháng 11/2018 tăng
Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ 2: Quảng bá, tôn vinh giá trị và hình ảnh cà phê Việt
“Do nguồn nguyên liệu khan hiếm nên giá thu mua hạt điều đã tăng lên hơn 40.000 đồng/kg” Giá mua cao như vậy mà ở chố chúng tôi (Châu Đức -BRVT) giá thu mua ngày hôm qua 2/4 chỉ có 29.500/kg.