Giá cà phê trên thị trường thế giới có phiên tăng thứ 2 liên tiếp với biên độ mạnh.
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 có phiên tăng mạnh hơn 5% thứ 2 liên tiếp, nâng tổng cộng mức tăng 2 phiên vừa qua lên 5,15% và đang ở 2.615 USD/mức cao nhất kể từ tháng 3/2008. Giá đã chạm đỉnh 2.661 USD vào giữa phiên và xu hướng cho thấy đà tăng còn tiếp diễn.
Trên thị trường New York, giá cà phê arabica tăng yếu hơn, chỉ tăng 2,7% trong phiên hôm qua và hơn 1% trong phiên trước đó do chịu tác động nhiều hơn từ các thị trường hàng hoá khác và chứng khoán trong mối lo về Nhật Bản.
Cả hai thị trường phiên hôm qua đều đựơc hỗ trợ mạnh bởi đồng USD suy yếu so với các đồng tiền chủ chốt sau khi Mỹ thông báo lạm phát tháng 2 của nước này tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm. Nhận định của Tổ chức Cà phê Quốc tế rằng nguồn cung đang ở mức thấp kỷ lục và dự báo còn thấp hơn nữa đầu vụ tới cũng tiếp thêm sức mạnh cho thị trường cà phê.
Ngoài ra, trên thị trường London, nhu cầu mua bù thiếu của các quỹ hàng hoá ở kỳ hạn tháng 5 tăng vọt là lý do chính khiến giá mạnh như vậy. Hiện kỳ hạn tháng 5 đã cách 205 USD so với kỳ hạn tháng 7
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/3, giá cà phê robusta giao tháng 5 tăng 128 USD/tấn, tương đương 5,15% lên 2.615 USD/tấn. Giá cà phê arabica cùng kỳ hạn tại New York tăng 6,85 cent lên 272,2 cent/lb. Kỳ hạn tháng 7 tại London trong khi đó tăng 51 USD lên 2.440 USD/tấn.
Ở thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô tiếp tục tăng thêm 1.200 đồng/kg lên 46.800 đồng/kg trong ngày hôm nay. Giá tăng nhưng bà con không thấy hài lòng và cho rằng giá tăng ít như vậy là bị ép từ phía các doanh nghiệp và đại lý. Tuy nhiên, một thực tế là, các doanh nghiệp xuất khẩu đang chào mua hàng của chúng ta so với kỳ hạn tháng 7 nhằm tránh rủi ro, nên doanh nghiệp và đại lý trong nước buộc phải phát giá theo họ và không thể tự đẩy giá lên quá cao để mua vào.
Theo số liệu mới nhất, trong 10 ngày đầu tháng 3 chúng ta đã xuất khẩu 40.000 tấn cà phê, gần bằng một nửa so với tháng 2 nhờ nguồn hàng có sẵn ở các kho dồi dào hơn, cộng với thời gian làm việc của tháng 2 ít hơn 1 tuần so với bình thường.
Nguyễn Hằng
Để tránh rủi ro cho “Doanh nghiệp” thu mua, xuất khẩu cà phê ? Chỉ có nông dân mình là chịu thiệt thòi thôi. Đến khi nào thì mới có chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân cà phê đây ? 2 phiên vừa qua lên 5,15% và đang ở 2.615 USD vậy mà ở ĐakLak chỉ tăng có 1.200 đ/kg
Đúng là ép giá chứ sao.
Đằng nào cũng người nông dân vẫn bị ép, mấy ông ngoại không mua nữa thì mấy ông nội làm trời. Mình nhất trí với dak mil quá. Mong sao có cách làm ăn nào lợi cho dân nhỉ?
Giá cà phê tiếp tục tăng, tôi tin giá cà phê tăng bền vững.
Xin hỏi chị Hằng, hôn nay giá FOB-HCM tính là 2.150 USD/tấn là căn cứ vào giá tháng mấy? giá ở đâu? và cách tính ntn? mong được chị giải thích, cám ơn nhiều.
Mừng quá!!
Tỷ giá USD/VNĐ hôm nay chỉ còn 11000đ ăn 1 đô-la!!
Vì giá tăng 128USD/tấn mà giá chỉ tăng 1400đ!
Vật giá sẽ xuống, đời sống người dân sẽ đỡ cực khổ biết bao.
tôi nghỉ mấy ông DN ngoại ,từ đầu vụ họ đã mua được nhiều rồi. bây giờ còn một ít trong dân ,không bỏ công mua nên họ trã lại thị trường cho mấy ông DN nội ,làm mưa làm gió đây mà. Thế mà mấy ông nhà ta cứ mở miệng là đòi công bằng, bình đẵng.Trên thực tế tất cả nông dân chúng ta đều ít nhiều hiểu được các mánh khóe đó song vì lực bất tòng tâm mà thôi. Cứ lại điệp khúc ,ép ,ép ,ép sao giống chính sách ngu dân của pháp quá bà con ơi.
chuse cũng đồng ý theo cách nghĩ cua bác..
Thanks bạn Hằng, hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng nữa. Hôm nay các Công ty Đăk Lăk phát 47.000-47.400 rồi.
11g00′, điều chỉnh tăng 1.400 đồng/kg lên 47.100 đồng/kg
Thật không công bằng gì hết, giá tăng nhưng phía các doanh nghiệp không ủng hộ người dân. Giá mà nhà nước ta có chế độ thoáng hơn thì tốt biết mấy, nếu tính như hiện tại thì giá phải trên 50.000 mới đúng. Vậy mà người dân đâu được lợi gì
Giá cả nội địa hiện nay phụ thuộc vào hợp đồng kỳ hạn.
Hiện nay thì các đơn vị thu mua giá dựa trên giao dịch tháng 7. Nhưng nghịch lý là nếu đủ khối lượng họ sẽ chuyển sang xuất giá giao dịch tháng 5.( đây là giải pháp ăn chắc mặc bền của DN nội và cũng là giải pháp tránh rủi ro cao).
Chính vì lý do này mà DN nội luôn bị các DN ngoại qua mặt khi thua mua giá trực tiếp.
Trong thời gian này mà DN nội ko điều chỉnh hình thức thu mua thì điều chắc chắn là bị các DN ngoại dắt mũi giống như những lần trước. vì lượng hàng còn lại ko nhiều (20% trữ lượng năm 2010)
Hi vọng cuối tuần này thì sẽ có hướng điều chỉnh về giá thu mua dựa trên giá giao dịch trên sàn.
Để biết nông dân chúng ta thiệt hại bao nhiêu, theo tôi tính như sau:
Giá ký giao cà phê tháng 5 hôm nay cho nhà nhập khẩu là: 2.615 USD/tấn.
Trừ lùi 120 USD, giao FOB tại cảng TPHCM: 2.615 – 120 = 2.495 USD/tấn.
Chí phí và lãi hợp lý trung bình trong năm 2010 của DN: 100USD/tấn.
Giá mua tại hộ nông dân: 2.495 – 100 = 2.395 USD/tấn ~ 49.900đ/kg.
Nhưng thực tế nông dân hôm nay chỉ bán được 47.100đ/kg.
Số tiền nông dân bị thiệt hại vô lý do DN ép giá: 49.900 – 47.100 = 2.800đ/kg ~ 2,8 triệu đ/tấn.
Con số thiệt hại 2.800.000đ/tấn là không nhỏ, thiệt mất 5,6% giá trị.
lâu nay DN trong nước cứ bảo là DN nước ngoài vào tranh mua, cạnh tranh không bình đẳng, sao bây giờ họ không mua đi. mà cùng nhau áp phe để ép giá bảo là để bảo hiểm rủi ro.tui nghĩ chính phủ phải có những chính sách, giải pháp nào đó chứ. chứ để nông dân VIỆT NAM mãi chịu thiệt sao. VIỆT NAM là quốc gia mạnh về nông nghiệp mà nông dân VIỆT NAM lại thấp cổ bé họng. tui nghĩ đây là dạng độc quyền trong kinh doanh, độc quyền mua. MÀ TẠI SAO LẠI CÓ ĐỘC QUYỀN NHỈ? trong khi có cả DN trong và ngoài nước cùng tranh mua
Cũng còn may là họ chưa mua của nông dân ta với giá giao tháng 13 năm 2111 là 10.000đ/kg!
“làm mưa làm gió” đến thế là cùng!
Bạn Prolanh48 ơi! nó trừ của bạn 10% trên tổng giá thành nữa đó.
2615-120=2495
2495×21.000=52.395
52.395×10%=5.239,5
52.395-5.239=47.115
Đó là phí vận chuyển, và đại lý lời nữa chứ, họ không làm không cho mình đâu.
ép dầu ép mỡ ai nở ép ….dân hở mấy ông “nội và mấy ông ngoại”
Khi cà phê thế giới có giá lên cao họ không có giá mua thì không bán được cho ai cả, mở mạng xem thì mạng nghẽn hỏi giá thì im luôn thật là…nên công bằng với người sản xuất mấy ông nội DN à – các bạn thấy có như vậy không?
May sao giá đang lên thì doanh nghiệp nội đổ thừa cho DN ngoại là họ không mua; nhưng trước đây khi DN ngoại mua thì mấy ông nội kêu chính phủ “khống chế ” họ.Thế có phải vì “người nông dân ” không. Nếu giá xuống thì họ còn ép nông dân xuống “bùn đen” nữa
Tôi mới bán 1 tấn giá 47.400đ xong!
Chấp nhận thiệt 2.600đ/kg nếu cà phê lên 50.000đ/kg (?!) cho chắc ăn.
xem biểu đồ thấy xuống 40usd rồi hết phiên. lo ngại sẽ xuống lại, ít nhất trong ngắn hạn!!!
Tại sao lại bất công như vậy!
cứ như bạn “thu tam” viết thì lợi nhuận của DN quá lớn và người dân chịu thiệt thòi quá. Ôi nông dân ta ơi!
BMT gọi là thủ phủ cà phê mà người nông dân bị ép như vậy thì có còn công bằng không?
Những người có trách nhiệm nên xem lại, cần phải đen lại công bằng cho người dân thì lúc đó “Dân giàu Nước mạnh” được.
Là người nông dân cả năm trời mới có thu nhập, mà nông sản làm ra chưa ai kiểm sóat được bị ảnh hưởng thị trường thế giới. Hàng hóa lên xuống thất thường, nhưng mấy ngày nay thấy đã tăng lên chắc là nhà mình phải lo bán không lại bị giảm giá tiếc lắm. Cám ơn Ban quản trị Y5 cafe rất nhiều. Chúc sức khỏe.
Suy cho cùng thì người nông dân là thua thiệt nhất, quanh năm làm vất vả, chi phí bỏ ra lớn, sản phẩm làm ra đem bán thì rẻ, mà lúc mua lại thì lại đắt. Không biết đến khi nào mới có chính sách bảo hiểm hàng hóa nông sản của nông dân. Cuối cùng doanh nghiệp là người hưởng lợi, xem Y5cafe giá lúc cao nhất ở các vùng là 49.000 đ/kg mà ở Đồng Nai chỉ mua có 48.000 đ chắc là ở đầy gần nên mấy ông đại lý ép giá bà con nông dân. Mấy bữa rồi xuống thấp nhưng hôm nay thấy nhích lên cũng mừng .
Cám ơn Ban quản trị Cộng đồng Y5 cafe. Chúc sức khỏe
Hiện tại bây giờ (17g45) Giá cà phê kỳ hạn tháng 05/2011 ở LD đang âm 9 USD, nhưng kỳ hạn tháng 07/2011 lại dương 22 USD. Nếu kết thúc phiên giao dịch mà cũng như vậy, thì để thử ngày mai đại lý mua tăng hay giảm. Nếu Cty xuất nhập khẩu mà mua giảm thì bà con mình phải làm sao nhỉ?
Bạn thanhthuy thân mến. Phải theo dõi như bạn nói, giả định : Tháng 5 (-), tháng 7 (+) hoặc ngược lại xem các đơn vị thu mua theo giá của kỳ hạn nào nhé?
Lúc đó Nguyễn Hằng giải thích là sáng nay giá áp dụng cho giá giao của tháng 5, mua rẻ bán đắt mà ai buôn bán chẳng làm.
Theo tôi người thiệt nhất vẫn là người nông dân trồng cà phê thôi chứ còn các đại lý thì họ cứ ăn lời theo đầu tấn cà phê có tăng mấy đi nữa thì họ là người quyết định giá mua nông dân cần tiền mua phân, dầu thì phải bán chứ chạy đi mượn ở đâu. theo tôi giá sẽ tăng trên 50k một ký vì cà phê trong dân hầu như can kiệt mà cà phê thế giới thiếu thì nó phải lên thôi. ở chổ tôi chỉ còn cở 40% dân còn cà phê trong đó 80% là gởi ở các kho của đại lý tình hình này nếu cà phê tăng giá và nông dân a lê hấp tới đại lý lấy tiền một loạt thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ … sắp sửa sẽ có hàng loạt đại lý thu mua cà phê vở nợ
Mấy hôm nay ngẫm nghĩ mà tủi hổ cho nông dân cà phê Việt nam, không biết nông dân cà phê của Brazin, Colombia, Indonêxia như nông dân của Việt Nam mình không. Mồ hôi nông dân Việt Nam đổ ra chủ yếu đổ vào túi các doanh nghiệp. Không biết vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước ở đâu, vì nông dân hay vì một số doanh nghiệp. Thật đáng buồn.
Mong cho hôm nay giá tháng 7 dương hơn tháng 5 để coi ngày mai DN áp dụng theo tháng mấy.
Chào bà con. Để ngọc hoàng biết được ngươi nông dân trồng cafe phải chịu khổ một nắng hai sương lại chịu nhiều rủi ro như, hạn hán, mất mùa.. Tôi đề nghị bà con nông dân chúng ta đang có cafe dù chỉ là một hạt sáng mai vào chương trình chào buổi sáng đồng thanh hô to. Tôi tin rằng sự nhất trí của quý vị ngọc hoàng sẽ tĩnh giấc và rủi lòng thương cho bà con nông dân chúng ta. Hi vọng giá qua tuần sẽ đạt 52.000 đ/kg.
Theo tôi, để kiểm soát phần nào sự khống chế của doanh nghiệp, mình không nên gửi cà phê cho doanh nghiệp, vì lý do:
1- Số cà phê đó sẽ được doanh nghiệp bán liền.
2- Khi mình bán (nghĩa là chốt lấy tiền) thì không có cà phê để tham gia thương vụ, vậy số đó là số ảo, số biểu kiến, làm ảnh hưởng đến cung cầu của thị trường (tiền mặt lưu thông, hàng hóa KHÔNG CÓ ĐỂ LƯU THÔNG)
3- Điều quan trọng nhất là: NÔNG DÂN HOÀN TOÀN BỊ KHỐNG CHẾ về giá cả, trả thế nào cũng phải chịu.
Tốt hơn hết, để trong kho, điều tiết dần dần theo nhu cầu.
Không biết có lên không nữa nhưng cứ chờ hoài vậy thì đâu có tiền đầu tư. Vật giá thì leo thang mà giá cafe thì thấp, chưa thu càfe thì đã chốt non muốn hết rồi. Bữa thấy cafe lên 49, ra đại lý bán thì được mua với giá 47, hỏi ra mới biết giá trên mạng khác, giá ở nông dân thì khác, doanh nghiệp nội ép giá, đại lý ép giá, hỏi nông dân còn được bao nhiêu, rầu thiệt. Đúng là nghèo thì vẫn nghèo mà giàu thì càng giàu.
Các anh chị ơi… em muốn lấy một ít cafe hạt loại tốt nhất để gửi sang Korea cho bạn em mở quán cafe bên đó mà chưa biết lấy ở đâu. Và chưa biết chọn loại nào… các anh chị có thể tư vấn cho em được không ah.
Mọi thông tin anh chị mail cho em nhé…: anhduc_rando@yahoo.com.
cảm ơn các anh chị nhiều ah
Gửi các bạn trên diễn đàn.
Các bạn ạ! Tại sao vừa qua các doanh nghiệp trong nước lại kêu lên rằng :”doanh nghiệp ngoại cạnh tranh không lành mạnh”? Vì khi Doanh nghiệp ngoại mua thì doanh nghiệp trong nước không ép giá được nông dân nên không có siêu lợi nhuận.
Thưa các bạn nông dân muốn bán được giá thì người nông dân phải đoàn kết không gửi cho đại lý hạt nào. Các bạn biết đó :Của trong nhà mình là của mình còn của gửi ở đại lý là của họ. Khi bạn cần bán người ta ép giá bạn đồng ý thì bán không đồng ý thì thôi còn việc rút cà phê ra để bán nơi khác giá cao hơn là không thể vì lúc này họ đã bán hết rồi.
Nếu các bạn giữ được 60% không gửi các đại lý thì các bạn còn không phải chở cà đến đại lý nữa mà họ sẽ đến tận nhà bạn mua và tự chở đấy.
Việc ép giá nông dân quá mức là bóc lột là việc làm vô đạo đức. Cách làm ăn của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam là cách làm chụp giật, họ không nghĩ đến ngày mai. Họ buôn bán được là nhờ sản phẩm của người nông dân vậy mà luôn ép người nông dân thì chắc chắn đến một lúc nào đó người nông dân sẽ làm ngơ doanh nghiệp nội là đương nhiên.
Người nông dân một nắng hai sương làm ra được hạt cà phê, cũng mong bán được giá vì chi phí hiện giờ quá cao. Gia cả cà phê không ổn định, khi biết giá cà phê lên 49.000.000đ tôi có gọi điện cho các đại lý thu mua thì nhận được câu trả lời ” Hiện giờ công ty chưa phát giá, nên không thu mua”. Vậy khi người trồng cà phê biết giá lên nhưng không có ai mua thì cũng chịu thua , chứ có biết kêu ai đâu? đến nay cà phê rớt giá tôi buồn lắm bà con ah.
Xin cảnh báo với bà con nông dân mình, đừng đem cà phê mà gửi cho mấy doanh nghiệp buôn cà phê hay đại lý. Ở chổ tôi năm 2010 có 2 công ty cà phê nhận hàng bán ký gửi bị vở nợ cả trăm tỷ. Sau khi đàm phán không được buộc lòng nhờ Tòa án xử lý, nhưng mà dân kinh doanh đó gian trá lắm, Tòa gọi lần lữa viện đủ cớ không đến Tòa, mà đưa ra Tòa dân sự thì lâu mới giải quyết được. Theo mấy anh chị, mấy công ty đó đưa vào tội danh lừa đảo chiếm dụng tài sản có được không. Nếu được thì may ra mới xử được nhanh.
Đúng là nói mãi thì người nông dân vẫn phải chịu thiệt đơn thiệt kép… tất cả bà con mình có đồng tình với tôi không nhỉ.