Tìm hiểu thị trường cà phê Braxin – Phần 2

Tiêu thụ

Theo thông tin từ cuộc khảo sát mới nhất về tiêu dùng trong nước do Hiệp hội Công nghiệp Cà phê Brazil (ABIC) công bố thì tổng tiêu dùng cà phê trong nước của Brazil niên vụ 2010/11 dự kiến đạt 19,5 triệu bao (trong đó 18,47 triệu bao cà phê loại rang/xay và 1,03 triệu bao loại cà phê hòa tan), tăng 4% so với niên vụ trước.

Cũng theo Hiệp hội Công nghiệp Cà phê Brazil, lượng tiêu dùng cà phê xanh của Brazil niên vụ 2009/10 đạt 18,75 triệu bao, tăng 4% so niên vụ trước (18,03 triệu bao). Lượng tiêu dùng cà phê rang và xay đạt 17,73 triệu bao, trong khi cà phê hòa tan chỉ ở mức 1,02 triệu bao. Số liệu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dân số, tiêu thụ theo đầu người và sức mua tăng, và kết quả tích cực của chiến dịch tăng cường tiêu thụ cà phê trong nước.

ABIC cho biết, từ tháng 11/2008 đến tháng 10/2009, ngành công nghiệp cà phê đã chế biến 18,39 triệu bao cà phê xanh, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước (17,66 triệu bao). Lượng tiêu thụ bình quân đầu người năm 2009 đạt khoảng 4,65 kg cà phê rang/người, tăng 3% so với năm trước, tương đương sức tiệu thụ cà phê tại Đức. Số liệu này cho thấy tiêu dùng cà phê trong nước của Brazil đã không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối năm 2008 và trong suốt năm 2009.

ABIC dự báo tổng tiêu dùng trong nước năm 2010 đạt 19,31 triệu bao, tăng 5% so với năm 2009. Giá cà phê bán lẻ trung bình vào tháng 12/2009 là 10,49 real/kg, tăng 2,8% so với thời điểm đầu năm (10,20 real/kg trong tháng 1/2009). Tổng doanh số ước đạt 6,8 triệu real năm 2009 và 7,1 triệu real năm 2010.

Theo ABIC, nếu thị trường trong nước tăng trưởng ổn định thì đến năm 2012 nước này sẽ đạt được mục tiêu đã đặt ra vào năm 2004 là 21 triệu bao.

ABIC cho biết xu hướng tăng ổn định trong tiêu dùng là do nhiều yếu tố. Đó là:

+ Cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua việc tạo ra (1) “Thương hiệu Cà phê Nguyên chất” vào năm 1989 nhằm công nhận chất lượng của cà phê chế biến trong nước và, (2) Chương trình Chất lượng Cà phê (PQC) năm 2004 – theo đó ban hành “Tem Chất lượng” cho một số thương hiệu cà phê trong nước và công bố loại cà phê hạt được dùng cũng như hương vị của sản phẩm khi sử dụng loại hạt cà phê đó. Ngoài ra, Chương trình Cà phê Bền vững (PCS) cung cấp giấy chứng nhận đảm bảo toàn diện cho người trồng khi đạt được các tiêu chuẩn bền vững từ khâu canh tác cho đến khâu thành phẩm.

+ Sự tăng trưởng ôn định của thị trường đối với các loại cà phê gourment, cà phê chất lượng cao và hảo hạng đang thu hút giới trẻ ngày càng nhiều. Thị trường cà phê gourment mặc dù vẫn chỉ chiếm phần nhỏ, khoảng 3% tổng lượng tiêu thụ trong nước nhưng đang tăng với tốc độ 15%/năm.

+ Chương trình Cà phê và Sức khỏe đã giúp nâng cao nhận thức của người dân rằng cà phê có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

+ Sự tăng trưởng hình kinh tế mạnh mẽ ở Brazil, bao gồm thu nhập bình quân đầu người cao hơn, sức mua nhiều hơn, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và người tiêu dùng chuyển từ thu nhập thấp lên thu nhập cao cũng là những yếu tố làm tăng nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước.

Lượng tiêu dùng cà phê rang xay và cà phê hòa tan trong nước theo báo cáo của ABIC

tieu-thu-ca-phe-braxin
Nguồn: Hiệp hội Công nghiệp Cà phê Brazil (ABIC); Lưu ý: 1Dự tính đến giai đoạn tháng 10-11 .

Thương mại

Xuất khẩu

Phòng Thương mại Nông nghiệp Sao Paulo dự báo xuất khẩu cà phê Brazil niên vụ 2010/11 đạt mức 32 triệu bao, tăng 2,92 triệu bao so với niên vụ trước. Xuất khẩu hạt cà phê tươi có khả năng đạt 28,6 triệu bao, trong khi xuất khẩu cà phê hòa tan dự báo đạt 3,3 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2009/10 đạt 29,08 triệu bao, giảm 8% so với niên vụ trước. Cụ thể, xuất khẩu cà phê hạt tươi (Arabica và Robusta) ước đạt 26 triệu bao trong khi cà phê hòa tan chỉ ở mức 3 triệu bao. Brazil hiện chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Khả năng cung cấp của các nước sản xuất cà phê khác giảm đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm của Brazil (ngay cả trong thời kì trái vụ (tháng 4-3/2010). Ngoài ra, Brazil vẫn duy trì vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế mặc dù chi phí sản xuất cao hơn và sự mất giá của đồng USD so với đồng Real.

Bảng dưới đây cho thấy lượng xuất khẩu cà phê hạt tươi (mã số NCM 0901.11.10), cà phê hòa tan (mã số NCM 2101/11/10) và cà phê rang (NCM 0901.21.00) của Brazil đến các nước nhập khẩu, theo SECEX, trong năm 2009 CY, niên vụ 2008/09 và 2009/10 (tháng 7-tháng 3)

Xuất khẩu cà phê tươi của Brazil sang một số nước (NCM 0901.11.10, MT. US$ 000 FOB)

xuat-khau-ca-phe-tuoi-braxin
Nguồn : Ban thư ký Ngoại thương Brazil (SECEX)
Lưu ý: (1) từ tháng 1 đến tháng 12; và (2) từ tháng 7 đến tháng 3

Xuất khẩu cà phê rang xay của Brazil sang một số nước (NCM 0901.21.00, MT, US$ 000 FOB)

xuat-khau-ca-phe-tuoi-braxin-2
Nguồn : Ban thư ký Ngoại thương Brazil (SECEX)
Lưu ý: (1) từ tháng 1 đến tháng 12; và (2) từ tháng 7 đến tháng 3

Xuất khẩu cà phê hòa tan của Brazil sang một số nước (NCM 2101.11.10 MT, US$ 000 FOB)

xuat-khau-ca-phe-rang-cua-braxin
Nguồn : Ban thư ký Ngoại thương Brazil (SECEX)
Lưu ý: (1) từ tháng 1 đến tháng 12; và (2) từ tháng 7 đến tháng 3

Xuất khẩu cà phê tươi của Brazil hàng tháng trong niên vụ 2009/10 (đơn vị: nghìn bao)

xuat-khau-ca-phe-tuoi-hang-thang-braxin

Xuất khẩu cà phê Brazil hàng tháng trong niên vụ 2009/10 (đơn vị: triệu US$)

xuat-khau-ca-phe-tuoi-hang-thang-braxin-2

(Còn tiếp …)

>> Tìm hiểu thị trường cà phê Brazil – Phần 1

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

84