Giải quyết vấn nạn “cà phê tặc” cần sự phối hợp giữa 3 nhà

8720f_nong-dan-thu-hai-ca-pheChung quanh việc giải quyết vấn nạn cà phê xanh và “cà phê tặc” bà con nông dân đã được nghe nhiều ý kiến rộng rãi. Ban biên tập xin giới thiệu một ý kiến nữa của bạn đọc vừa gửi đến. Mời bà con cùng đọc.

Để giải quyết vấn nạn này thiết nghĩ cần có sự kết hợp của cả ba “Nhà”:

1. Đầu tiên là Nhà nước, ông này cần có những biện pháp tuyên truyền và khung pháp lý xử phạt thật nặng những trường hợp vi phạm, mặt khác cần kết hợp với các địa phương theo dõi, giám sát các đối tượng có tiền sử trộm cắp…

2. Thứ hai là Nhà Doanh nghiệp, ông này cần có những biện pháp như không thu mua cafe hái xanh, không thu mua của người lạ có những dấu hiệu nghi vấn (điều này khó khả thi). Có những chính sách hỗ trợ nông dân làm cho người nông dân tin tưởng và gắn bó với doanh nghiệp (Như nếu để cafe chín đều rồi hái thì doanh nghiệp sẽ hỗ trợ phân bón, kỹ thuật… Dĩ nhiên ở đây DN và nông dân cần có mối ràng buộc nào đó như hợp đồng chẳng hạn).

3. Thứ ba là nhà nông, cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tuần tra, giám sát vườn cà phê. Cần có sự liên kết với các chủ vườn gần nhau tạo thành từng tổ, nhóm thường xuyên tuần tra bảo vệ vườn cà phê. Mặt khác trong buổi sinh họạt thôn, xóm… cần nêu cao tinh thần cảnh giác, vận động bà con ký vào một bản cam kết không vi phạm (trộm cắp cafe), nếu vi phạm thì đưa ra xử phạt với mức thật nặng có sức răn đe. Như vậy bước đầu sẽ làm chùn chân những ai có ý định.

Còn rất nhiều biện pháp khác mong mọi người có thể góp ý thêm. Trước tiên là vì người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt cà phê hết sức vất vả, tới ngày thu hoạch rồi mà bị đắnh cắp thật là đáng tiếc. Thứ  đến là vì ngành cà phê Việt Nam, mong nhà nước cần có những biện pháp thật sự mạnh tay hơn nữa mới hy vọng cà phê Việt Nam mạnh lên được.

Đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân, xin chia sẻ với bà con.

Phước Trung (Giacaphe.com)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Cà phê xanh

    Chỉ có một cách duy nhất để nông dân hái cà phê chín đỏ hoàn toàn.
    Nhưng nhà nước có dám hỗ trợ và doanh nghiệp dám làm không?
    1. Khi cà phê tươi chín từ 95-98% được hái về, có ngay đại diện Chính quyền và doanh nghiệp tới lập phiếu ký xác nhận số lượng ngay tại sân phơi, quy ra số lượng cà phê nhân sẽ thu mua sau khi xay phơi khô theo tiêu chuẩn. Doanh nghiệp ký cam kết thu mua và đặt cọc tiền tượng trưng khoảng 1% giá tại thời điểm.
    2. Số lượng cà phê đã được ký xác nhận này sẽ được thu mua sau khi xay phơi khô theo tiêu chuẩn với giá được bảo đảm cao hơn từ 20-30% giá mua ở thị trường vào thời điểm thu mua bất kỳ so với cà phê chưa được xác nhận chín.
    Lúc đó nông dân sẽ biết làm như thế nào để hái được cà phê chín!
    Nếu không thì có lẽ phải chấp nhận thực tế tồn tại việc thu hái quả xanh!

    1. Dambri

      Cách bạn đưa ra hoàn toàn không khả thi.
      -Không có người để đi khắp nơi mà xác nhận, cũng không rỗi hơi mà đi.
      -Giá cả còn biến động không thể cam kết, hay đặt cọc.
      -Làm gì có đảm bảo cao hơn 20-30%, chỉ có trong mơ.
      Ý kiến như ném đá lên trời. Thực tế hơn nữa bạn ơi!

  2. Cà phê xanh

    Đúng thế! chỉ có như vậy thì nông dân mới không hái quả xanh!
    Nhưng như vậy sẽ không khả thi và tất nhiên sẽ không còn cách nào khác khi mà lợi nhuận chưa làm được vai trò động lực trong việc thu hái quả chín.
    Nên bạn có tin rằng nếu vậy thì nhà nông sẽ muôn đời hái cà phê xanh không?
    Chắc chắn như vậy rồi!

  3. krajan thinh

    Nói y như thật!!!
    Anh Phước Trung nói vậy chứ mọi chuyện có như anh nêu ra đâu.
    Thứ nhất, DN có tham gia vào nhưng mấy dân buôn nhỏ họ vẫn mua để kiếm lời chứ.
    Thư hai, hầu như nhà nào cũng có vườn đây một ít, kia một ít nên rất khó trong việc đi tuần tra đêm. Vả lại ban ngày còn phải đi làm nên chẳng có sức đâu mà đi nữa.
    Dẫu sao đó cũng là ý kiến của anh đưa ra nhằm giúp nhà nông phòng trừ “cà tặc” một cách có hiệu quả nhất.
    Xin cám ơn anh! Chào!

  4. Cavanphe

    Sao chưa thấy thằng trộm nào bị đánh chết hay ngấp ngoái nhỉ ? Chỉ đưa ra công an rồi bắt nộp phạt ít tiền thì sao mà răn đe được bọn nó ? chỉ có diệt được nạn trộm cắp thì bà con nông dân mới dám để cà phê chín, khỏi cần giá cao, vì cà chín thì năng suất cũng cao hơn rồi, bàn tán lắm cho mệt.

  5. HongThatCong

    Tôi nhất trí cách thứ 3 của Phước Trung nêu lên, đó là nhà nông cần phối hợp chặt chẽ với nhau. Ở chỗ tôi đã thực hiện biện pháp chống cà tặc rất hiệu quả. Rất đơn giản, chúng tôi thu tiền theo diện tích; Ví dụ ông A có 0,5ha thu 600.000 đồng, bà B có 1ha thu 1.200.000 đồng vân vân (có khoanh vùng từ 20ha đến 30ha) và thuê người bảo vệ (hợp đồng cả vụ), trường hợp cà bị mất trộm thì bảo vệ chịu trách nhiệm. Bà con nông dân chỗ tôi thu cà phê chín đạt 95%, không sợ cà tặc tấn công; đêm ngủ ngày đi làm… bình yên!

  6. Phước Trung

    Chào HongThatCong “tiền bối”.
    Rất cảm ơn anh đã ủng hộ PT. Đấy các bạn thấy chưa, tại vì chúng ta ngại đổi khác, cứ cách truyền thống mà làm nhưng mà chưa chắc làm như vậy đã là tối ưu. Cách mà anh HTC nói như trên cũng rất hay.
    Mong mọi người nếu ai có cách nào hay nữa thì đưa lên cho mọi người tham khảo.
    Tất cả cùng chung tay giải trừ vấn nạn “Cà phê tặc”.

  7. Phước Trung

    Chống “Cà tặc” Phải mạnh tay! Thật sự mạnh tay!
    Chào quí bà con.
    Vừa rồi tôi đọc được bài báo “Chống giặc nội xâm” trên Tuanvietnamnet tôi thấy tác giả đã nói rất thẳng và cũng rất hay, xin được trích dẫn để quí bà con cùng tham khảo.
    “” Trong dân gian đã truyền tụng câu: “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Đó chính là “tuyên ngôn” của bọn tham nhũng! Cơ sở nào để có “tuyên ngôn” như vậy? Xin thưa, chính là sự nhận định sau đây:
    Không phải mọi vụ tham nhũng đều bị phát hiện,
    Phát hiện chưa chắc đã đủ bằng chứng;
    Có đủ bằng chứng chưa chắc đã xử được;
    Xử được chưa chắc đã buộc tội được;
    Buộc tội được chưa chắc đã phải đi tù;
    Đi tù chưa chắc đã phải “ngồi bóc lịch”;
    Ngồi bóc lịch chưa chắc đã ngồi mãn hạn!
    Nên bọn tham nhũng rất liều lĩnh hoành hành là vì vậy! “”

    Còn ở trời Âu đầu năm 2008, trong cuộc họp với Hạ viện Nga hôm 11 tháng 3, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã phải đề xuất hình phạt: “Phải chặt tay những kẻ ăn hối lộ giống như thời Trung cổ”!, ông nói, “Chỉ cần bắt đầu thi hành hình phạt này, nạn ăn hối lộ sẽ chấm dứt ngay lập tức”.
    Mới nghe tuyên bố trên của ông Putin, đã có người nói: Liệu sẽ là bao nhiêu triệu cái tay người Nga sẽ bị chặt đi đây, nếu ông Putin làm thật? Điều đó còn chờ xem. Nhưng điều dự đoán sau của ngài Thủ tướng thì có thể tin được: Chỉ cần thật sự bắt đầu thi hành hình phạt này, thì có khi chỉ mới chặt vài trăm cái tay thôi, cũng đã đủ chấm dứt ngay lập tức nạn quan tham!
    Trên đây là cách mà tôi thấy hay nên đưa lên để bà con tham khảo. Những trích dẫn về nạn tham nhũng ở trên cũng chẳng liên quan gì đến vấn nạn “Cà tặc” đang hoành hành ở Tây Nguyên cả, nhưng thưa qúi bà con cả hai vấn nạn này theo tôi có điểm tương đồng đó là nó đang trở thành một vấn nạn làm nhức nhối xã hội. “Cà phê tặc” làm đau đầu nhà chức trách, trực tiếp làm thiệt hại về mặt kinh tế cho người nông dân.
    Cách của ngài Thủ tướng Nga tôi thấy khá hay. Bọn trộm bây giờ rất liều lĩnh, chúng ta phải hết sức cẩn thận, hợp tác – phối hợp với nhau một cách chặt chẽ. Các bác nghĩ xem làm ra hạt cà phê tốn biết bao nhiêu mồ hôi, công sức ấy vậy mà khi sắp được thu hoạch lại bị “Cà tặc” rinh mất. Thiết nghĩ nếu không mạnh tay và thật sự mạnh tay thì vấn nạn này sẽ không bao giờ chấm dứt.
    Đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân, xin mọi người góp ý thêm.

  8. cuba

    Bác nói sao chứ, so với Nga Vn luật cũng nghiêm với cà tặc đấy chứ ( tôi không nói với người tham nhũng) LÀ VÌ : Tham nhũng là họ cái họ ăn cắp có giá trị rất lớn, các lãnh đạo ai cũng có nhà này nhà kia sờ sờ ra đó! lấy đâu ra? với tài sản gía trị như vậy thì chặt 1 cánh tay, và tỉ lệ với 1 bao ca fe thì đánh 2 roi là công bằng rồi!!

  9. Trần Hoàng

    Đây là bài toán khó đấy bà con ạ: Ăn trộn, Ăng cắp, Ăn cướp, Ăn tham… ở đâu cũng có đâu chỉ hái cà phê. Hàng năm nhà nước chi ra hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng cho an ninh xã hội nhưng cũng vẫn còn trộm cắp.
    Ăn trộm cà phê đa phần là người nghèo khổ rồi làm liều chứ không phải bọn lưu manh, người khá giả ( lưu manh thì cướp vàng, cướp xe nhiều tiền hơn đúng khong bà con). Vậy làm sao cho dân ta đỡ nghèo khổ đây? ??? lại là bài toán khác nữa. ( bần cùng sinh đạo tặc).
    Vấn đề cần xem xét nữa là: hái cà phê xanh có phải nguyên nhân chính là do ăn trộm không??? Hay do tập quán sản xuất bấy lâu nay, do ý nhận thức của nông dân.
    Theo tôi ăn trộm cà phê là một trong những nguyên nhân để bà con hái cà phê xanh nhưng KHÔNG phải là nguyên nhân chính.
    Tôi không làm cà phê nên phát biểu chủ quan vậy thôi và nhân đây cho tôi hỏi: Hai (02) người đi ăn trộm cà phê trong một đêm sẽ hái được bao nhiêu kg cà phê xanh (hoặc bao nhiên cây), chiếm bao nhiêu % trong một ha cà phê tính trung bình 1.000 cây/ha (thời gian ăn trộm khoảng 3h/ đêm, vườn xa trung tâm và xa đường giao thông chính).
    Ăn trọm là thói xấu phải trừng trị nhưng nhưng phải phân tích để áp tội thì nó mới tân phục khẩu phục chứ. ha ha.

    1. Dambri

      Lại là anh quảng cáo cho phân dổm.
      Không biết thì im mà nghe, phát biểu lung tung không ra làm sao cả!
      Lại muốn rao giảng đạo đức của những đứa ăn cắp tinh vi đây mà.

    2. Y Thim

      Hỏi là để làm gì vậy, sao không nói rõ. Hay tính…
      Theo tôi hái xanh có 2 lý do cơ bản :
      1. Để lâu tốn công và chi phí thuê giữ. Bị tuốt trộm hư cả cây cà phê. Cây càng mất sức vì nuôi trái lâu, tốn thêm nhiều phân hơn.
      2. Hái nhiều lần tốn rất nhiều công, lại có thêm công đi nhặt cà rụng. Giá bán cũng không cao thêm mấy.
      Công hái đã 100.000đ thêm ăn trưa và linh tinh nữa. Hao lắm

  10. cuba

    thư giản
    TÂY HỌC TIẾNG VIỆT
    Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: “Con hồ này đẹp quá!”. Vợ tôi “chỉnh” liền: “Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!”. Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: “Cái sông này bẩn quá!” thì vợ tôi “sửa” ngay: “Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!”. Tôi la lên: “Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?”. Vợ tôi ôn tồn giải thích: “Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nước tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?”. Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùngthú vị: “À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái… cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con…, còn của… em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái… Ha ha…”. Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

  11. HongThatCong

    Xin anh Trần Hoàng “xìtốp” lại cho!!! Anh không làm cà phê nên chưa biết đau xót vì bị mất cà phê như thế nào đâu? Tài sản, của cải mình làm ra nên “quý” lắm. Khi bị cà phê tặc tấn công… cành gãy, nhánh tượt và cây cà phê không may mắn đó hai năm sau mới hoàn hồn anh Tr.H ạ! Đau là đau chỗ đó! Xót là xót chỗ đó! Anh cho là bần cùng sinh đạo tặc ư? chưa chắc người nghèo đi ăn trộm? Khối người có của vẫn đi ăn trộm như thường?! Anh ví dụ 02 tên đi hái trộm cà phê trong 1 đêm sẽ hái bao nhiêu kg và chiếm % trên 1 ha ư? Theo tôi 8…8… là còng số 8 anh ạ. Xin chào.

    1. cuba

      Ông này là thuyết khách bán phân npk đểu cho mấy ông ngoại đó, vừa làm thuê vừa giảng đạo đức giả, chấp trách gì mấy ông này, có tiền họ bảo nói gì nói nấy !
      Phản hồi ở trên là ổng muốn cà phê mình hư, gãy cành thật nhiều để ông bán phân đó ! hết biết !

  12. k duông

    Tôi không đồng ý với ý kiến những người đi ăn trộm là nghèo khổ đâu, vì nghèo cho sạch rách cho thơm mà. Đa phần những người nghèo lại đi làm thuê làm mướn kiếm ăn không đi ăn trộm. Đa phần bọn ăn trộm là bản tính tham lam muốn chiếm của người khác về cho mình. Vườn cà phê lẫn sân phơi cà phê của tôi đã từng bị trộm có một đêm chúng hốt sạch cả sân. Khi bắt được thì đa phần họ là những người không phải là nghèo mà muốn làm giầu một cách nhanh chóng một đêm ăn trộm bằng 3 năm làm.

Tin đã đăng