Phần lớn nông dân trồng cà phê Việt nam đều bị động tại khâu phơi sấy, một số có đầu tư cho sân phơi nhưng lại phụ thuộc vào trời, trừ một số bà con ở những vùng trồng cà phê chè là chế biến theo quy trình ướt (wet processing), còn đại đa số là đi theo quy trình chế biến khô (dry processing).
Theo phương pháp chế biến khô hiện nay chúng ta đang thực hiện theo hai cách:
Lượng cà phê phơi quá dày không biết ngày nào khô
Sự phụ thuộc vào trời từ năm này qua năm khác
Cà phê quả hái về cứ để vậy và phơi trên sân cho đến khi khô
Ưu điềm:
- Không tốn công xay tươi, cà phê ít bị đen nếu lỡ có gặp mưa (nhưng cũng không chống chọi với thời tiết mưa kéo dài)
- Nếu được phơi trên sân có khả năng rút nước tốt khả năng bị đen do gặp mưa là thấp hơn so với xay dập ra rồi phơi.
Nhược điểm:
- Thời gian phơi kéo dài, rất tốn công bảo vệ và cày đảo
- Càng kéo dài thời gian nằm trên sân thì càng có nguy cơ gặp mưa, mỗi lần nhiểm nước mưa lại phải tốn thêm vài ba ngày cho việc cày đảo phơi khô.
- Nguy cơ thất thoát cao do bị trộm và nước mưa đẩy trôi tại những vùng dốc.
- Khi gặp đợt được giá thì cũng chưa kịp khô để bán, chờ đến khi khô thì cà phê đã có tràn lan.
Xay dập ra để phơi cho nhanh khô
Ưu điềm:
- Nhanh khô, chỉ cần 3 nắng nếu có nắng tốt cho nên khắc phục được những nhược điểm của phơi nguyên quả.
Nhược điểm:
- Nếu không may mà trúng mưa chỉ một lần thì nguy cơ làm cho cà phê bị đen là rất lớn.
- Đòi hỏi sau khi xay dập ra rồi thì phải có nắng để phơi, nếu không thì mốc rất nhanh
Phương pháp sấy nguyên cả quả
Để khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm của cả hai phương pháp nêu trên, chúng tôi xin đề xuất với bà con Nông dân hai phương pháp sấy nguyên cả quả.
Nếu phải chọn một trong hai hướng đầu tư là làm sân phơi hay máy sấy, chúng tôi đề nghị nên đầu tư cho máy sấy vì rõ ràng là máy sấy không bị phụ thuộc vào trời, thời gian sấy cà phê quả chỉ trong vòng 18-20 tiếng/mẻ, dùng nguyên liệu đốt chính là vỏ cà phê khô xay ra, hoặc than đá. Hiện nay có hai phương pháp sấy nguyên cả quả với những số liệu như sau:
1- Lò Sấy tĩnh (phù hợp với phần lớn bà con Nông dân)
Lò sấy tĩnh có sức chứa 150-200kg cà phê quả tươi/met vuông, đốt bằng vỏ cà phê, lượng vỏ cà phê xay ra vừa đủ để đốt sấy cho chính một lượng quả tương đương.
Một lò sấy tĩnh có diện tích 50m vuông,
lượng sấy 10 tấn quả/mẻ
Lò đốt sử dụng vỏ cà phê
Quạt thổi phải sử dụng loại có cấu trúc đặc biệt theo dòng quạt loại ly tâm, có khả năng thổi xuyên hơi nóng ở mức 100-120 độ C qua lỗ lưới của sấy tĩnh, chúng tôi đã thấy một số bà con sử dụng loại quạt hướng trục trong trường hợp này là không đúng vì quạt hướng trục có hệ số nén rất thấp sẽ không đạt được hiệu quả như ý.
Động cơ để kéo quạt có thể sử dụng motor hay máy nổ tùy điều kiện thực tế.
Nhược điểm của lò sấy tĩnh là bà con phải chịu khó đảo bằng tay, khoảng 2-3 tiếng phải đảo một lần, tuy nhiên chỉ sau 18-20 tiếng đồng hồ là cà phê đã khô đạt mức không thể hư hỏng hay đen được nữa.
Làm khung lưới cho lò sấy tĩnh thì ở đâu có cơ khí thì cũng đều làm được, vấn đề là chọn đúng mắc lưới sấy, khung lưới phải chắc chắn để sử dụng được lâu dài.
Một điều bà con cần lưu ý: vì là lò đốt trực tiếp cho nên chỉ dùng vỏ cà phê để sấy nguyên quả, không dùng vỏ cà phê để sấy cà phê nhân sẽ khiến cho cà phê nhân bị hôi khói, muốn sấy cà phê nhân bằng lò đốt trực tiếp thì phải đốt bằng than đá.
Tùy mỗi hoàn cảnh của bà con Nông dân mà nên chọn xây kích thước lưới sấy tĩnh và lò đốt như thế nào cho tiết kiệm và phù hợp, để đặt câu hỏi với chúng tôi bà con có thể tham gia vào Diễn đàn để gởi ý kiến.
2- Máy Sấy Trống (Drum Dryer)
Nhược điểm duy nhất của máy sấy trống là tiền đầu tư đắt hơn sấy tĩnh, còn ngoài ra máy sấy trống có rất nhiều ưu điểm khác như sau:
- Sấy không cần người đảo
- Sấy được cà phê quả, cà phê thóc, cà phê nhân
- Chất lượng sấy rất đều, không phụ thuộc vào tay nghề đảo của công nhân
Vấn đề sấy nguyên cả quả đối với máy sấy trống rất đơn giản, chỉ cần đổ cà phê vào và cho đốt lò rồi cho chạy máy sấy, thời gian sấy cũng tương đương với sấy tĩnh.
Hiện nay Viết Hiền đang phát triển ba loại kích thước mấy sấy trống để đáp ứng cho từng quy mô khách hàng là loại 5 khối, 15 khối và 20 khối tương ứng với từng loại có thể chứa được 2,5-7,5 và 10 tấn quả cà phê tươi.
Các loại 7,5-10 tấn quả/mẻ thì phù hợp hơn với những nhà mua cà phê quả tươi để chế biến hơn là đối với bà con Nông dân.
>> Phơi, sấy cà phê sử dụng năng lượng mặt trời
Kinh Vu
Theo tôi thấy thì nhược điểm của máy sấy tĩnh hoàn toàn co thể khắc phục được, nếu ta sử dụng phương pháp sấy đảo chiều khí sấy.
Máy sấy tĩnh vỉ ngang đảo chiều không khí sấy
Dù có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng MSTVN vẫn còn vài nhược điểm: 1) Chiếm nhiều mặt bằng tức năng suất thấp tính theo diện tích chiếm chỗ, 2) Phải đảo trộn thủ công để có sự đồng đều ẩm độ hạt sau khi sấy, nên không phù hợp với yêu cầu cơ giới hóa công đoạn sấy.
Giải pháp khắc phục được nhiều nhà nghiên cứu đề ra là dùng máy sấy đảo chiều không khí sấy (SRA). Thập kỹ 1980, SRA đã được nghiên cứu ở Mỹ, nhưng chỉ ở qui mô phòng thí nghiệm và có tính học thuật. Một tài liệu ở Đài Loan năm 1981 công bố kết quả nghiên cứu với mẫu máy SRA 1 tấn/mẻ, sử dụng máy sấy tĩnh thông thường, nghĩa là gió đi vào từ chính giữa. Một Công ty Mỹ ở Việt Nam cũng có máy sấy lúa đảo gió với lớp hạt dựng đứng, luồng khí đi ngang, rất khó thích ứng với các sản phẩm ẩm độ cao và dính bết.
Mẫu máy SRA hiện phổ biến ở Việt Nam thuộc loại đảo chiều với lớp hạt nằm ngang, luồng khí thẳng đứng theo chiều lên và xuống , giải quyết được bài toán đồng đều ẩm độ hạt sau khi sấy, vì về nguyên tắc, luồng khí đi lên hoặc đi xuống theo phương thẳng đứng thì đồng đều nhất. Ngoài ra, lớp hạt nằm ngang ít chịu nén, có khả năng tự điều chỉnh cục bộ khối vật liệu sấy do co rút khi vật liệu sấy khô dần, ít tác động xấu đến độ phân bố gió đã được thiết lập, do đó tăng được khả năng đồng đều về ẩm độ sau cùng của sản phẩm. Điều này sẽ không dễ đạt được nếu đảo chiều với lớp hạt đặt đứng như nhiều máy hiện có.
Mẫu máy vẫn có đầy đủ các ưu điểm của một máy sấy tĩnh vỉ ngang như đơn giản dễ vận hành, giá đầu tư và chi phí sấy thấp, sấy được hạt ẩm độ rất cao … Điểm mới của nó là:
– Kết cấu nhỏ gọn, so với các máy sấy tĩnh cùng năng suất, nó chỉ chiếm ½ diện tích mặt bằng lắp đặt.
– Không tốn công lao động cào đảo, vẫn đảm bảo độ đồng đều ẩm độ sản hạt sau khi sấy.
– Có thể sấy nhiều sản phẩm khác nhau, đặc biệt là các loại vật liệu dính bết như lúa hè thu hoặc rất khó cào đảo như đầu tôm, cá, mực, đậu phộng, khoai mì, cà phê (sắn) lát …
Hiện tại trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp trường đại học Nông Lâm TPHCM đã triển khai rất nhiều dạng máy sấy này dùng sấy cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên bà con vào địa chỉ dưới tham khảo thêm http://caem.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=687&ur=caem
giá của các loại máy sấy này là bao nhiêu? và nông dân nên dùng loại nào là phù hợp nhất?
Ở Lâm Đồng có thể đặt mua máy sấy tĩnh không? Giá bao nhiêu? Có thể sấy được 16 tấn tươi không?
Viết Hiền xin trả lời chung cho câu hỏi của các bạn Quốc Huy, Nhật Huỳnh và Tân Tiến như sau:
– Máy sấy trống thì giá hơi cao, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hình như phù hợp với bà con chế biến ướt (cà chè) hơn, giá máy sấy trống loại 5,7 khối chứa được 2,5 tấn cà thóc ướt đã có giá khoảng chừng 50 triệu, còn loại lớn hơn thì chỉ phù hợp với những nhà chế biến quy mô lớn và làm theo đơn đặt hàng.
– Sấy trống hay sấy tĩnh đều đốt được các loại than đá hay vỏ cà phê, tuy nhiên xin bà con lưu ý đây là loại lò đốt trực tiếp cho nên không dùng vỏ cà phê để sấy cà phê nhân vì sẽ bị hôi khói (loại lò đốt gián tiếp thì giá thành rất đắt chỉ phù hợp cho nhà máy).
– Giá của khung lưới và hệ thống chân chống khung lưới bà con có thể đặt tại bất kỳ nơi nào có cơ khí gần nhà để có giá thành vận chuyển hạ hơn, lưới và khung lưới thì nằm trong tầm 800.000 đến 1.200.000/mét vuông tùy vào độ chắc chắn và loại lưới của mỗi nơi SX.
– Quạt thổi là quan trọng nhất, phải là loại ly tâm, có cấu trúc chắc chắn từ cánh quạt cho đến bạc đạn để chịu được nhiệt độ cao mà không hư hỏng, hầu hết các cơ sở cơ khí đều có thể làm được loại quạt này bà con nên yêu cầu họ làm sắt dày khoảng 2mm cho vỏ quạt và cánh quạt thì phải 3mm trở lên. Giá của quạt cũng tùy thuộc vào độ bền, có loại chạy được cả 3 vụ cà phê và có thể thay thế dễ dàng nhưng có loại chạy chưa hết một mùa thì đã hỏng và cháy, giá quạt thì khó thông tin bởi tùy thuộc vào diện tích to nhỏ mà quạt cũng to nhỏ theo.
– Đối với bà con nông dân quy mô nhỏ chừng dưới 5 tấn nhân/năm thì nên làm lò sấy tĩnh là hiệu quả nhất, cách tự tính mét vuông cho phù hợp với từng hoàn cảnh cũng đơn giản dựa trên lý thuyết cứ mỗi mét vuông thì chứa được khoảng 200kg cà phê quả tươi.
– Ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể đặt hàng tại Viết Hiền được nhưng bà con phải chịu tiền vận chuyển, vì chúng tôi chỉ báo giá xuất xưởng.
Nếu cần chúng tôi cố vấn chi tiết cho từng trường hợp cụ thể xin bà con hãy đặt câu hỏi tại website: http://www.viethien.vn ở mục GỢI Ý THIẾT KẾ, hoặc email đến chúng tôi theo địa chỉ: ckviethien@viethien.vn
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bà con đều đã được qua thực nghiệm có kết quả thực tế và tự nguyện tư vấn xin bà con đừng ngần ngại liên lạc, kính chúc bà con khỏe để chiến đấu với tình hình mưa như hiện nay.
Văn Dân tôi thấy ưu điểm của lò sấy trống, như vậy là Văn Dân cũng thèm mua rồi đó, nhưng xin cho biết giá cả để bà con tham khảo.
-Mọi thắc mắc, trao đổi của các bạn về các loại máy sấy cà phê, xin liên hệ trực tiếp với Website : http://www.viethien.vn/ hoặc Email : ckviethien@viethien.vn
BBT.
Ưu điểm thật đó nhưng chỉ có các đại lí thu mua cà phê quả tươi mới mua nổi còn nông dân mỗi năm thu vài tấn nhân thì tiền đâu mà mua lò sấy trống.
Thôi thì được mặc đất mất phụ thuộc trời. May nhà chuột làm cà phê bên Gia Lai nên đỡ mưa hơn ở ĐakLak, chế biến thành cà phê thóc rồi phơi vì thế tiết kiệm dân công cũng như diện tích sân phơi rất nhiều.
Xin vui lòng sử dụng tiếng Việt có dấu – BQT
Tôi rất ấn tượng với máy sấy trống. Nông dân có 2 khó khăn trong mùa thu hoạch cf mà máy sấy trống có thể là lời giải thích hợp: nhân công lao động phổ thông và thời tiết mưa nắng thất thường. Tôi cho rằng một hộ sản xuất với mức khoảng 5 – 6 tấn nhân/năm vẫn có thể mạnh dạn đầu tư máy sấy trống, vì có thể sấy thuê cho hàng xóm để khai thác hết công suất máy và bù đắp lại chi phí. Ở phía Nam của Đăk Nông trời mưa nhiều nên nông dân phải cân cf tươi quy đổi cf nhân cho đại lý; nếu cân cf tươi cho đại lý thì mức hao phí là 7 – 8% (đại lý nhập 100kg cf tươi thì được lợi từ 7 đến 8kg). Như vậy, đối với 1 hộ nông dân có sản lượng 6 tấn nếu tự phơi sấy sẽ dư được khoảng 400kg – 500kg cf nhân so với cân tươi; với giá cả hiện nay thì đi thuê sấy vẫn có lợi hơn là cân tươi cho đại lý.
Mong rằng các nhà khoa học, các cơ sở cơ khí cố gắng cải tiến kỹ thuật để hạ giá thành máy sấy, vừa mang lại lợi ích cho nông dân, vừa mang lại lợi ích cho chính các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Với trí tuệ người Việt, chúng ta không thể để mặc cho hàng TQ chiếm lĩnh thị trường.
Đang chuyện nọ lại xọ chuyện kia ? đang nói về cái máy sấy cà phê loại gì cho phù hợp thì lại nói về hàng hóa của tây tàu vào đây. bó tay !
Quả là ông Thắng hơi lạc đề. Nhưng nếu các cơ sở cơ khí của ta không cải tiến máy sấy cf tốt thì chẳng bao lâu nữa lại có máy sấy made in China xuất hiện. Thế thì chán lắm.
Mong sao các bác cơ khí hỗ trợ tốt các bác nông dân để tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng cf nhân, góp phần làm cà phê Việt tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đỡ bị các anh ở tận New York và London bắt nạt.
Cám ơn bài viết về máy sấy của công ty Viết Hiền. Tôi đang trồng càphê Catimor tại Lào. Dự kiến năm 2011 sẽ thu khoảng 1000tấn quả tươi và năm 2012 khoảng 1500tấn. Vì vậy xin Cty tư vấn cho chúng tôi rõ hơn về công suất thích hợp và giá cả từng loại máy sấy với quy mô trang trại chúng tôi. Chúng tôi chưa có điện 3pha nhưng nguồn củi thì vô tư. Xin hỏi thêm là sấy nguyên qủa tươi có ảnh hưởng chất lượng càphê hay không?
Mong được hồi âm. Cám ơn và chúc Công ty luôn phát triển và vững mạnh. Thân chào.
Xin chân thành cảm ơn bạn Dang Thanh- Lao đã quan tâm đến bài viết.
Theo suy nghĩ của chúng tôi một khi bạn đang có trong tay > 1000 tấn cà phê quả tươi catimor thì tiềm năng mà bạn thu được giá trị gia tăng còn cao hơn kết quả sấy khô nguyên cả quả rất nhiều. Xin bạn liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua email: ckviethien@viethien.vn hoặc điện thoại (+84) 913.464647 để chúng tôi có cơ hội trình bày với bạn không chỉ giải pháp kỹ thuật mà cả vấn đề liên quan đến thị trường của khối lượng cà phê mà bạn có. Sấy nguyên quả chỉ phù hợp với bà con nông dân cà phê robusta đối phó với thời tiết thôi bạn à, chứ đối với cà phê catimor mà sấy khô như thế quá uổng.
Chúng tôi đã sấy thử và xay ra cả hai loại R và A, nhưng không bị ảnh hưởng gì đến chất lượng đối với chuẩn mực chế biến khô.
Chúc bạn năm tới bội thu nhé, chúng tôi chờ email của bạn.
Tôi nghĩ một cái lò sấy tĩnh là nhiều tiền so với 1 gia đình, nhưng nếu chúng ta cùng hợp tác từ 2-3 nhà thì rõ ràng là không đắt chút nào. Chúng ta hãy coi như đây là việc hợp tác làm ăn theo cổ phần % thì nào có chi, ai sấy nhiều thì phải bỏ thêm chi phí, bà con nghĩ sao?
Nhà mình cũng đang sử dụng lò sấy cà phê tĩnh nè, sử dụng bằng vỏ cà phê. Giá thành của nó cũng không cao lắm đâu, nếu lò bình thường thì khoảng 30 đến 35 triệu đồng thôi. Mùa cà phê nay nhà mình tiết kiệm kha khá chi phí . Mà lò sấy cà phê tĩnh này dễ lắp đặt và sử dụng độ bền cao. Bà con nên tham khảo và sử dụng nó.
Tôi muốn hỏi bây giờ một cái máy sấy cà phê mi ni dành cho hộ gia đình giá khoảng bao nhiêu ? và một vấn đề nan giải nữa là nhà tôi ở nơi cũng khá là đông dân, có cách nào để không có khói ảnh hưởng đến hàng xóm không ? nhà tôi ở xã Tam Bố huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng nếu muốn xin ý kiến tư vấn thì liên hệ ở đâu ?
Lò sấy ca phê tĩnh thường thải ra khói nhiều (chủ yếu là hơi nước). Tôi có cách hạn chế khói để bạn thảm khảo: Ta nên che chắn kín xung quanh lò sấy tĩnh, hiện nay có một số hộ nông dân sử dụng bạt (bạt chịu nhiệt ) che phủ kín toàn bộ bề mặt lò sấy cà phê (giống kiểu che màn) phía trên bạt để một lỗ hở để dẫn khói từ dàn sấy thoát ra, ta lắp đặt một máy hút khói (một đâu ống hút khói nối tiếp với lỗ hở của bạt che phủ, một đầu dẫn khói thải đưa lên cao khoảng 15 m). Khi đảo cà ta tắt lò đốt, như vậy khói sẽ thoát lên cao và phân tán không gây ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.