Vỏ cà phê có thành phần chính là xenlulo (chiếm khoảng 62%) đây là hợp chất rất bền, nếu để trong điều kiện tự nhiên sau từ 2 đến 3 năm chúng mới phân huỷ hoàn toàn.
Hiện nay bà con nông dân thường tận dụng vỏ sống chưa qua xử lý để bón vào gốc cà phê, với cách bón này chỉ có tác dụng làm cho đất tơi xốp và hạn chế được cỏ dại, lượng dinh dưỡng mà rễ cây hấp thu được từ vỏ là rất ít. Mặc khác, đây là môi trường thuận lợi để một số vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh cho cây cà phê như: nấm gây bệnh gỉ sắt, nấm gây bệnh đốm mắt cua, nấm gây bệnh nấm hồng…
Quy trình
Vụ cà phê năm nay, tôi sử dụng men vi sinh của Công ty Huỳnh Bảo, ngay sau khi thu hái xong là tiến hành xử lý vỏ cà phê theo hướng dẫn của nhà sản xuất men, cụ thể như sau :
Cách tính khối lượng vỏ cà phê: Khối lượng vỏ (tấn) = Khối lượng cà phê nhân (tấn) x 0,7.
Ví dụ : Nếu anh có được 10 tấn cà nhân thì khối lượng vỏ sẽ là : 10 X 0.7 = 7 tấn vỏ.
Cách bón
Dùng để bón cho cà phê, tiêu, lúa, ngô, đậu, rau sạch,… đối với cà phê kinh doanh bón 1 lần vào đầu mùa mưa, liều lượng khoảng 3 – 6kg /gốc, xẻ rảnh sâu khoảng 10 cm quanh tán, sau khi bón lấp đất lại.
Kết quả
Ngay đầu mùa mưa dùng phân vi sinh tự chế bón vào cây theo mép tán lá .Phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê có tác dụng tăng cường các chất hữu cơ và hệ vi sinh vật có lợi cho đất, ức chế các vi sinh vật gây hại, làm cho đất tơi xốp, cải tạo và chống thoái hoá đất, giúp cho cây trồng tăng khả năng chống chịu bệnh, vườn cây được cải thiện một cách rõ rêt. Đồng thời gảm lượng phân bón vô cơ, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Lưu ý
Trong quá trình ủ nhiệt độ tăng cao lên đến 700C, lượng nước bị bốc hơi rất lớn nên đống ủ bị khô. Vì vậy cứ sau 20 ngày bà con phải tưới bổ sung thêm nước, sau 90 ngày là sử dụng được.
Bà con có nhu cầu mua men xin liên hệ
Công ty Công nghệ sinh học Huỳnh Bảo
Địa chỉ: Số 203/36 đường Đinh Tiên Hoàng, TP Buôn Ma Thuột
Điện thoại : 0983 109 293 ( gặp A Tuyên ).
Kính chúc bà con thành công
Lê@
Chào anh Tuyên!
trước tiên tôi chúc anh Tuyên một ngày làm việc thành công nhất.
tôi hiện ở huyện Di Linh- Lâm Đồng. Quy trình ủ vỏ cafe tôi đâ nghe khá lâu rồi tôi cũng rất hướng thú với cách làm này.vừa tiết kiemj được chi phí phân vô cơ,không làm ảnh hưởng đất trồng,tăng sự tồn tại vi sinh vật có lợi trong đất trồng để phân giải chất hữu cơ trong đất để cung cấp cho cây,và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có.Nhung tôi vẫn chưa có cơ hội để thử làm.nên giờ tôi đăng có ý định làm.Vậy anh Tuyên có thể cung cấp cho tôi một vài địa chỉ ở tỉnh lâm đồng gần huyện di linh được khong ạ!
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn! Chúc anh sức khỏe.
người viết
Nhòng Lập
Tại Lâm đồng bạn liên hệ với anh Hùng, công ty TNHH Anh Trân,dt 0983865475, 0913865475.
Xin cám ơn.
Lê@, tôi cũng đã ủ vỏ cà phê từ lâu, nhưng không biết cách tính trọng lượng vỏ nên rất lúng túng. Nay có thông tin từ anh thật là tuyệt.
Tôi đã từng ủ vỏ cà phê theo cách trên,thông tin này tôi lấy trên mạng rất chi tiết, đây là dự án của 1 nhóm sinh viên thực hiện tại Daklak, trong giáo trình báo cáo có chỉ rỏ cách thức, giá thành và hàm lượng thu được so sánh với phân hữu cơ khác.Mình tìm được và in màu gởi về nhà làm thử,sau hơn 3 tháng ủ mình đem ra bón cho cây hồ tiêu thật là tốt không khác gì phân hữu cơ mua vậy.Tiết kiệm được rất nhiều tiền đó bà con.
chị DUNG ơi,em hỏi cà phê ‘nhân’ là ‘hạt tươi ‘ hay là ccafe ‘quả tươi ‘ mình thu về.
Còn cafe minh bón phân này rồi thì bón những phân vô cơ thế nao
Tôi cũng đã tim hiểu rất nhiều phương pháp ủ vỏ cà phê nhưng có lẽ đây là phương pháp tiết kiệm nhất tôi sẽ áp dụng xem hiệu quả như thế nào, tôi rất cảm ơn anh chào anh chúc sức khỏe
Cho tôi hỏi về quy trình xử lý vỏ cafphee, tôi đã đọc và thấy ghi là 1 tấn vỏ cà phê, vậy cho tôi hỏi 1 tấn vỏ cà phê bằng bao nhiêu khối?
Ha Dang Kien (0946022428) – Gia lai
Chào bạn!
Để tính lượng vỏ cà phê tốt nhất bạn nên căn cứ vào lượng cà phê nhân thu được.
Với 1 kg cà phê quả khô ta thường thu được 0.6 kg cà phê nhân và 0.4 kg vỏ cà phê(người dân trồng cà phê thường gọi là 6 THÀNH).
Căn cứ vào thể tích ta cũng có thể tính được khối lượng vỏ, tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào đó là vỏ mới xay hay đã xay lâu. Trung bình 1 m3 vỏ cà phê nặng từ 250kg – 400kg tuỳ thuộc vào vỏ mới hay cữ. Bạn chú ý thường đống vỏ mới xay rất lớn, để vài tháng đống vỏ sẽ xẹp xuống.
Chúc bạn thành công.
Chào anh Le@, anh Tuyên!
Theo qui trình xử lý vỏ cà phê thì cần phải bổ sung thêm phân chuồng . Tuy nhiên hiện nay tại địa phương tôi phân chuồng rất khó mua mà chất lượng lại không tốt vì vậy tôi xin được tư vấn giúp có thể dùng loại vật tư khác để thay thế phân chuồng hay không?
Xin chân thành cám ơn!
Nguyễn Văn Vũ.
Chào anh Vũ!
Để tạo điều kiện tối ưu cho các chủng vi sinh vật phân huỷ celulose phát triển sinh khối và tạo ra enzyme celulase phân giải cellulose từ vỏ cà phê, chúng ta cần phải bổ sung chất hữu cơ làm thức ăn cho chúng dưới dạng phân chuồng. Nếu anh không có phân chuồng anh có thể thay thế bằng than bùn (1m3 than bùn / 1 tấn vỏ cà phê). Hiện nay giá than bùn giao động từ 220.000-250.000đ/m3.
Chúc anh thành công!
Anh nên sử dụng hợp chất đa men hữu cơ (Multi_Enzymes). SP chứa nhiều enzyme phân hũy rất tốt, rút ngắn thời gian ủ.
Nó ko phải là vi sinh, nó ko cần “thức ăn” để tạo ra enzyme như bạn Huỳnh Đức Anh đã nói. Bản thân nó đã là enzyme. Nó làm xúc tác tăng tốc phân hũy hữu cơ rất hiệu quả. Do vậy, bạn chỉ cần vỏ cà phê, nước sạch và enzymes là đủ.
Bạn có thể liên hệ tominhtuyen@gmail.com để trao đổi thêm.
Chào Anh!
Theo hướng dẫn của anh Lê@ trong cách bón mỗi gốc cà phê kinh doanh từ 3-6 kg phân sau khi ủ, nhưng thực tế mỗi năn tôi chỉ thu được 3 tấn nhân x 0.7 = 2.1 tấn vỏ, sau khi ủ được khoảng hơn 2 tấn phân. Như vậy nếu bón đều cho 1 gốc thì được khoảng 2kg/gốc. Theo tôi nghĩ bón phân hữu cơ như vậy thì quá ít.
Chào anh Vũ!
Hiện nay năng suất bình quân khỏang 3tấn cà phê nhân/ha. Như thông tin anh đã nêu, nếu áp dụng quy trình xử lý vỏ cà phê anh sẽ thu được khỏang 2,5 tấn phân. Với 2,5 tấn phân, năm thứ nhất anh không nên bón hết trở lại cho 1ha mà anh nên bón cho 5 sào, như vậy mỗi gốc khỏang 5kg, năm thứ 2 anh sẽ bón cho 5 sào còn lại và cứ luân phiên như vậy. Đối với phân hữu cơ ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng cải tạo đất và phát huy tác dụng của chúng trong 2-3 năm sau khi bón.
Đối với những vườn cây cà phê cằn cỗi ngoài việc tận dụng nguồn vỏ để bón lại cho cây anh có thể bổ sung nguồn hữu cơ từ các nguồn khác. Hiện nay người ta thường dùng than bùn để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, tuy nhiên giá phân hữu cơ trên thị trường khá cao. Anh có thể mua than bùn để tự sản xuất, giá thành sẽ giảm được 30%. anh liên lac theo địa chỉ ducanhhuynh@gmail.com để chúng tôi tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí.
Chào anh
Em muốn hỏi : Vỏ cà phê ủ với phân chuồng ( Phân heo )theo hướng dẫn như trên có bị sâu bệnh không? em nghe người ta nói bỏ phân chuồng đặc biệt là phân heo cây cà phê dễ bị nhiểm bệnh đúng không?
Chào anh Hoàng!
Tất cả các loại phân chuồng như phân gà, heo, bò… đều mang mầm bệnh nhất là các loại nấm gây hại. Vì vậy trước khi sử dụng chúng ta cần phải ủ cho hoai mục, tuyệt đối không được sử dụng phân tươi. Phân heo cũng như các loại phân chuồng khác sau khi ủ hoàn toàn không gây hại cho cây trồng. Sau khi ủ với vỏ cà phê và men vi sinh nhiệt độ đống ủ tăng cao khoảng 70 độ C nên diệt được hầu hết các loại mầm bệnh có trong phân chuồng. Hiện nay trong sản phẩm men vi sinh HB-01 của công ty Huỳnh Bảo có chứa rất nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như Nấm đối kháng Trichoderma, xạ khuẩn Streptomyces. Ngoài khả năng phân huỷ nhanh cellulose các chủng này còn có khả năng khống chế các loại nấm gây bệnh như Fusarium, Phytophthora. Vì vậy anh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các loại phân chuồng đã qua ủ cho hoai mục kể cả phân heo.
Chúc anh khoẻ!
Tôi cũng đã làm phân vi sinh từ vỏ cà phê được 3 năm rồi, bón rất tốt cho Cà phê và Hồ tiêu, đặc biệt là Hồ Tiêu vì trong men vi sinh có chủng nấm Tricôderma đối kháng với nấm Phytopthora SP gây bệnh chết nhanh trên cây Hồ tiêu. Theo kinh nghiệm của tôi thì phải tưới và trộn đều đống vỏ trước khi pha trộn các loại phân lân, U rê, vôi và dung dịch men vi sinh; giữ độ ẩm cho đóng ủ cho tốt không khô quá cũng không nên ướt quá, phải làm siêng trộn và tưới cho đều kết hợp tủ kín để giảm lượng nước bốc hơi đi.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Men vi sinh để ủ vỏ cà phê , mỗi men có quy trình ủ cũng khác nhau . Vì vậy bà con nên chọn mua loại men nào mà ủ nhanh phân huỷ vỏ cà để dùng cho đỡ tốn công trộn. Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Đăk Lăk (Đường Phan Chu Trinh- TP. BMT) cũng có 1 loại men để ủ vỏ cà phê làm phân vi sinh rất tốt.
Kính chúc bà con áp dụng tiên bộ khoa học công nghệ thành công!
Theo nhiều nhà khoa học thì bác không được trộn lân với vôi !
Vôi có chức năng sát khuẩn. Trộn vôi với lân là điều tai hại rồi. Trộn vôi vào đống ủ phân vi sinh thì làm sao men vi sinh còn sống mà phân hủy vỏ cà được? Có quy trình không dùng vôi nhưng cũng có quy trình trộn thêm vôi. Mong các nhà chuyên môn và các công ty giải thích giùm.
Nước vôi là bazơ có độ PH cao, nhưng khi trộn đều với phân chuồng và vỏ trấu cà phê, được trung hòa thì hỗn hợp đó chúng tôi đo pH = 7,5, phù hợp với men vi sinh. Nhưng theo tôi bà con không nên rắc vôi vì : khi rắc vôi không đều, vôi chưa kịp trung hòa nên phần nào ảnh hưởng tới men.
Chào bà con!
Bà con hoàn toàn yên tâm khi trộn thêm vôi hoặc lân vào đống ủ. Bản thân vỏ cà phê và phân chuồng có độ pH thấp khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 4 ( môi trường chua). Đây là môi trường không thích hợp cho các vi sinh vật phát triển. Sau khi trộn vôi (10kg/1tấn vỏ) và 50Kg lân cho 1 tấn vỏ thì pH của đống ủ ở khoảng từ 5 đến 6, đây là môi trường rất thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển.
Chúc bà con thành công!
Vi sinh cần môi trường phù hợp để sống sót, phát triển, sinh trưởng. Cần đọc kỹ hướng dẫn của mỗi sản phẩm trước khi sử dụng để đạt hiệu quả cao.
Có thể không cần dùng vôi nếu sử dụng các chế phẩm sinh học có dãi hoạt động pH rộng.
Trên thị trường có những loại men (Enzyme) hoạt động ở pH thấp, phân hũy mạnh, rút ngắn thời gian ủ, không phát sinh mùi hôi.
Nếu bạn cần, liên hệ Email tominhtuyen@gmail.com để trao đổi thêm (nơi đây không dùng để quảng cáo sản phẩm).
Hy vọng nhận được nhiều phản hồi để chia sẻ kinh nghiệm.
Anh Tuyên ! Tôi thấy qui trình ủ vỏ cafe thành phân vi sinh như vậy là thật tốt ! (thông qua những chia sẻ của bà con trên diễn đàn). Tôi chỉ hỏi thêm anh thế này nha : tôi không ủ nguyên liệu là vỏ cafe , mà là từ phân bò ; vậy mình giảm lượng men HB xuống con một nửa so với khuyến cáo dược không Anh ?
Chào anh Tuyên. Cho em hỏi nếu mình sử dụng men vi sinh ủ cho 10 tấn vỏ cafe, vậy bao lâu mới hoai mục,tơi xốp mịn hoàn toàn vậy anh? Em xin chân thành cảm ơn.
Em chào anh. Em ở Buôn Hồ, ở dưới em vỏ coffee rất nhiều, em học môi trường nên cũng biết về cách sản xuất phân vi sinh từ vỏ coffee, em muốn áp dụng nhưng em vẫn còn e ngại vì em chưa thấy mô hình thực tiễn và kết quả thực nghiệm, nếu được anh có thể nói kĩ hơn về lợi ích mà nó mang lại được không ạ? Em muốn làm nhưng phải thuyết phục gia đình em đã, nếu thành công em sẽ giới thiệu cho bà con dưới đó luôn ạ. Em cảm ơn anh nhiều ạ.
Chào các bác.
Xin các bác cho em hỏi thăm 1m3 phân chuồng tương đương bao nhiêu kg. Xin cảm ơn.