Nhận diện một số loại sâu bệnh chính trên cây cà phê

Có thể nói không ai phủ nhận được sự đóng góp to lớn của cây cà phê trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của nước ta trong những năm qua. Mỗi năm cây cà phê đã mang về một lượng kim ngạch trên 2 tỷ USD.

Trên cả nước, hiện có hàng trăm ngàn hộ gia đình với hàng triệu nhân khẩu có cuộc sống phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào cây cà phê. Cây cà phê cũng đã tạo ra công ăn, việc làm và thu nhập cho hàng triệu người…

Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

Tuy nhiên, dù biết rằng cây cà phê đang dần chiếm một vai trò, một vị trí khá quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội nhưng làm thế nào để cây cà phê phát triển ổn định và bền vững, đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Trong những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo từ cấp quốc gia cho đến cấp tỉnh rồi xuống tận cấp huyện đều tập trung vào vấn đề mấu chốt này.

Để cây cà phê phát triển ổn định và bền vững, mang lại thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo…thì cần phải quan tâm đến tất cả các khâu từ sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, xuất khẩu…

Nhưng có một vấn đề đáng quan tâm hơn là trong những năm qua, tình hình phát sinh sâu bệnh trên cây cà phê đang diễn biến hết sức phức tạp, việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều loại bệnh chưa có thuốc đặc trị, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê cũng có nhiều vấn đề đáng bàn…

Một ví dụ cụ thể như sự xuất hiện của loại ve sầu gây hại cà phê mới đây đã huỷ diệt trên diện rộng đến hàng chục ngàn ha cà phê tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó đặc biệt là ở các vùng chuyên canh cây cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông…gây thiệt hại lớn cho người dân và làm cho sự phát triển của cây cà phê trong thời gian tới chưa được bền vững. Cho nên, để cho cây cà phê phát triển ổn định và bền vững thì vấn đề bảo vệ thực vật cho cây cà phê là hết sức cần thiết và đáng quan tâm nhất hiện nay.

Theo kinh nghiệm thực tế thì sâu bệnh thường sẽ xuất hiện sau khi thu hoạch xong cà phê cho đến cuối mùa nắng, đầu mùa mưa. Đây là giai đoạn phát triển khá nhanh và khá nhiều loại sâu bệnh trên cây cà phê mà bà con nông dân cần lưu ý. Để giúp bà con nông dân nhận diện được những đặc điểm cơ bản các loài sâu bệnh hại cà phê để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Theo Cục bảo vệ thực vật cho biết, tập đoàn sâu bệnh hại trên cây cà phê rất phong phú và đa dạng gồm 18 loại sâu bệnh chính. Các loài sâu hại quan trọng thuộc 6 họ của 3 bộ gồm bộ cánh cứng, bộ cánh đều bộ cánh vảy. Trong đó xuất hiện phổ biến nhất là các loại bệnh sau: rệp sáp, ve sầu hại rễ, sâu đục thân, đục cành, đục quả; bệnh gỉ sắt và các loại bệnh nấm…

Rệp sáp

Rệp sáp là một trong những loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cây cà phê. Trong những năm qua, rệp sáp đã gây hại trên diện rộng ở hầu hết các vùng chuyên canh cây cà phê. Chúng không chỉ gây mất năng suất mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê thành phẩm.

Rệp sáp gây hại cà phê từ giai đoạn kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh doanh. Chúng phát sinh và gây hại quanh năm, hại thân, lá, cành, quả…tập trung chủ yếu ở các phần non của cây như lá non, chồi non, chùm hoa, quả non. Chúng hút chất dinh dưỡng của hoa, quả non làm giảm khả năng đậu quả. Chúng thường xuất hiện nhiều nhất là vào giai đoạn mùa khô từ khi cây ra hoa và hình thành quả (khoảng từ tháng 1 đến tháng 4) nhưng mật độ rệp sẽ giảm dần khi mùa mưa đến.

Rệp sáp

Ve sầu

Ve sầu là loài côn trùng chích hút, thuộc loại hình biến thái không hoàn toàn với 3 pha phát dục là trứng, sâu non và trưởng thành. Trứng ve sầu được đẻ trên thân, cành cấp 1, 2 của cây cà phê.

Sau khi Ve sầu nở rơi xuống đất, ngay lập tức chúng chui ngay vào trong đất và tìm đến rễ cây để chích hút nhựa. Nguồn thức ăn chính của Ve sầu là dịch nhựa được hút từ rễ cây thông qua vòi chích hút. Thông thường Ve sầu sống bám theo hệ thống của rễ cây, di chuyển sâu xuống đất và tạo thành các lổ xung quanh rễ làm đứt rễ tơ.

Ở nhưng khu vực có mật độ ve sầu cao, chúng không chỉ chích hút dịch nhựa mà còn làm cho lượng rễ tơ giảm sút đi một cách rõ rệt nên khả năng hút chất dinh dưỡng của cây là rất yếu. Ve sầu thường sống ở độ sâu từ 10 đến 40cm và ở độ rộng của tán cây từ 20 đến 70cm, đây là tầng đất mà rễ cây cà phê phát triển tập trung và nhiều nhất.

Ve sầu trên lá cà phê
Ve sầu trên lá cà phê

Đọc thêm: Các kinh nghiệp diệt ve sầu hại cà phê

Sâu đục thân, đục cành

Sâu đục thân là loại sâu thường đục một lổ nhỏ trên thân cành cây, chúng chui sâu vào bên trong và làm thành một lổ rỗng lớn khiến thân cây không tiếp xúc được với chất dinh dưỡng dẫn đến chết hàng loạt.

Sâu đục thân thường phát triển mạnh vào các tháng mùa khô và bắt đầu phá hại từ tháng 9 – 10 và cao điểm là tháng 12 và tháng 1 năm sau.

Sâu đục thân trong cây cà phê
Sâu đục thân trong cây cà phê

Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện ở mặt dưới lá với những chấm nhỏ có màu vàng nhạt trông như những giọt dầu. Sau đó ở giữa những vết bệnh xuất hiện lớp bột màu vàng cam, đó chính là bào tử của nấm gỉ sắt.

Vết bệnh chuyển dần sang màu trắng, từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng là những vết cháy màu nâu đen trên lá. Các vết cháy có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá. Nếu bệnh nặng, cây có thể rụng hết lá, khô cành, năng suất kém rồi chết.

Tại khu vực Tây Nguyên, bệnh gỉ sắt thường xuất hiện trong thời gian bắt đầu mùa mưa.

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh gỉ sắt

Bệnh nấm

Bệnh nấm ban đầu trên quả hay cành cà phê xuất hiện những chấm rất nhỏ, màu trắng giống như bụi phấn. Sau đó lớp phấn này chuyển sang màu hồng. Bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới cành và cuốn quả làm cành bị chết khô, quả héo và rụng non.

Trên cà phê vối kinh doanh, bệnh thường gây hại có tính cách cục bộ từng cây làm chết từng cành và nếu nặng chúng có thể làm chết cả cây.

Bệnh nấm thích hợp với điều kiện độ ẩm cao, có nhiều ánh sáng, do đó trên cây cà phê bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên, ít thấy ở tầng dưới. Bệnh phát triển rất nhanh trên cây nhưng mức độ lây lan từ cây này sang cây khác thì hơi chậm.

Ở Tây Nguyên, bệnh nấm thường xuất hiện từ tháng 6,7 trong năm và phát triển mạnh trong khoảng thời gian tháng tháng 7 đến tháng 9. Năm nào có mưa nhiều, độ ẩm không khí cao thì bệnh bệnh phát triển mạnh hơn.

Bệnh tuyến trùng

Bệnh tuyến trùng gây hại trên cà phê ở tất cả các loại tuổi, cả trong giai đoạn ở vườn ươm.

Trong vườn cà phê, thường bệnh xuất hiện với triệu chứng đầu tiên là một mảng hay một vùng cây sinh trưởng kém trong khi các cây xung quanh vẫn sinh trưởng tốt. Trên cây, triệu chứng do tuyến trùng gây ra có thể được chia làm 2 nhóm trên mặt đất và dưới đất. Triệu chứng trên mặt đất thể hiện rõ nhất là cây giảm sinh trưởng, thiếu dinh dưỡng, lá vàng, thường héo khi thời tiết nóng hoặc khô, làm giảm năng suất và chất lượng.

Ở dưới đất, bệnh thường gây ra triệu chứng thối rễ cọc trên cà phê kiến thiết cơ bản và thối rễ tơ trên cà phê kinh doanh. Trên cà phê kiến thiết cơ bản, bệnh xuất hiện trên các vườn trồng lại trên đất các vườn cà phê già cỗi. Đối với các vườn cà phê kinh doanh, bệnh thuờng bệnh thường xuất hiện ở những vườn cà phê cho năng suất cao trong một thời gian dài nhưng không được bổ sung phân hữu cơ cũng như không bón phân hoá học cân đối khiến cây kiệt sức và giảm sức đề kháng.

Qua việc nhận diện được một số loại sâu bệnh chính trên cây cà phê, bà con nông dân có thể tìm kiếm các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, thuốc đặc trị để cứu chữa cho vườn cà phê của mình, mang lại năng suất cao, phát triển ổn định và bền vững.

Bài viết vẫn còn sơ sài, Y5Cafe mong nhận được nhiều đóng góp nội dung từ bà con

Y5cafe tổng hợp

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. hoangcuongb

    chào anh thịnh !
    em cũng chỉ là một người nông dân trồng cafe bình thướng.nay được biết đến wep của anh em cũng tím hiểu qua.em có một số ý kiến/
    -Anh có thể đi sâu thêm vào phần chăm sóc và bảo vệ cây cafe hơn giup nông dân chúng em được ko ạ! vì em thấy wep của anh đa số là thông tin về thị trường cafe.nhưng những người nông dân có số lượng cafe it ỏi như tuj em thi hỏi đến thời điểm này cafe còn đâu mà để quan tâm đến thị trường nũa.
    -nhiều nông dân nghèo như tụi em chỉ có một số lượng cafe ít ỏi nhưng quanh năm cũng chỉ biết trông vào cây cafe.hiện nay cafe thi bị sâu bệnh nhiều.phân bón thì hàng nhái hàng giả nhiều.co’ cố gắng chăm sóc nhưng chưa đúng cách lên cafe vẫn chưa đạt được sản lượng tốt nhất.rất mong anh thịnh giúp đõ giống như anh đưa ra một số loại bệnh ở cây cafe thì có thể cho tui em biết cách phòng trị dùng loại thuốc nào thì tot.phân bón thì lên bón loại nào.và chăm sóc cây cafe như thế nào.
    rất mong nhân được ý kiến phản hồi của anh em xin chân thành cảm ơn.

  2. nguễn phương thư

    Anh Thịnh nếu có thể tôi sẽ giúp anh về phần cạp nhật các thông tin về cách phối chộn phân hóa học cho bà con và tham gia phần cung cấp một it thông tin về bệnh cây đễ giúp bà con vì theo tôi anh đã có nhiều cồn việc nên sẽ khó cho anh vê phần này vì thực chất nó mất không ít thời gian. nếu đươc anh thông tin ngược lai cho tôi nhé.

  3. mai văn diễu

    Chào anh Thịnh, tôi cũng mới trồng cafe, vườn cafe năm nay bát đầu thu bói, hôm nay tôi ra thăm, thấy mọt đục cành phá rất nhiều, nếu anh biết thuốc trị, giúp giùm tôi với. Xin cảm ơn anh!

  4. Mai Ngọc Vũ

    Chào anh Thịnh! Em là một người KTV tin học nhưng em cũng làm thêm một ít cà phê nên em cung ghé thăm web của anh. Anh có thể giải thích cho em và bà con nông dân: ” Tại sao cà phê mình chăm sóc bình thường mà thu hoạch lại có năm được năm mất mùa?” Anh giải thích và chỉ ra biện pháp khắc phục giúp em nha anh!

  5. nguyendongtrang

    Anh Thịnh thân mến !
    Anh có thể cho biết cây cà phê có những mụn như ở lá cây sung, bóp ra bên trong có màu vàng là loại bệnh gì, cách phòng và chữa trị như thế nào ?

  6. HUYNH Y

    Bài viết ở trên đã nêu những căn bệnh mà mọi người nông dân ai cũng quan tâm cả. Theo tôi thì bệnh ve sầu ko nên quan tâm.
    Mà hãy quan tâm đến chất lượng phân thì tốt hơn. Bởi tôi đã bị chết vì ve sầu (tức là phân giả).

  7. nguy duc ba

    Xin chào chuyen gia. Hiện nay cà phê nhà tôi có hiện tượng lấm tấm nhỏ mầu đỏ và đen ở xung quanh lá. Xin hỏi chuyên gia đó là bệnh gì và tôi phải làm cách nào để chữa trị để vườn cà phê của gia đình tôi được phát triển tốt hơn. Tôi mong chuyen gia cho ý kiến và thuốc để trị khỏi bệnh. Tôi cảm ơn các chuyên gia.

Tin đã đăng