Cà phê Arabica tháng 5 giao dịch vào thứ Tư đóng cửa tăng 5,85 cent/pound và cà phê Robusta đóng cửa tăng 149 đô, nằm ở mức 3812 đô la/tấn.
Nếu quý vị ngại đọc, xin bấm vào đường link dưới đây để xem và nghe trên Youtube
Giá cà phê Robusta đã lập kỷ lục về sự gia tốc, tăng hơn 330 đô la/tấn trong hai phiên liền, hỗ trợ cho cà phê Arabica đạt mức cao nhất trong 3 tháng rưỡi qua. Những lo ngại về tình trạng khô hạn quá mức ở Việt Nam trong thời gian qua, đã gây thiệt hại sản lượng tiềm năng đang đẩy giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh.
Nhà nhập khẩu cà phê DRWakefield cho biết hôm thứ Tư rằng “điều kiện thời tiết ở Việt Nam không mấy khả quan và có những lo ngại về khả năng thiếu nước tưới tiêu, điều này có thể ảnh hưởng đến sản lượng cà phê cho vụ tới”.
Giá cà phê Arabica khởi đầu tuần mới được hỗ trợ giá do lo ngại mưa lớn gần đây ở các vùng trồng cà phê của Brazil có thể gây thiệt hại cho cây cà phê.
Tiếp đó là sự đánh giá và cảm nhận của thị trường khi nguồn cung cà phê Robusta ngày càng khan hiếm từ Việt Nam, đây là yếu tố tăng giá chính.
Viện Cà phê Quốc gia Costa Rica (gọi tắt là ICAFE) đã báo cáo rằng xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 3 thấp hơn 29,35% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 94.379 bao. Như vậy lượng xuất của Costa Rica vụ 2023/2024 tính đến thời điểm hiện tại thấp hơn 14,05% so với cùng kỳ năm trước.
ICAFE đã ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2023/2024 sẽ đạt tổng cộng 1,30 triệu bao hoặc thấp hơn 13% so với niên vụ cà phê trước đó, điều này chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi.
Trong năm qua, dự trữ cà phê toàn cầu đã giảm đáng kể. Những lý do được cho là bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sự tăng trưởng giá cà phê theo thời gian, chi phí vốn cho hàng tồn kho được giữ lại ở các thị trường cà phê trưởng thành khi lãi suất dương được giữ vững, cùng một giai đoạn thụt lùi kéo dài do nhu cầu, nhằm lúc các nhà rang xay đẩy mạnh việc rút hàng ra từ kho dự trữ của những nước tiêu dùng.
Việc phân bổ và nhu cầu cà phê Robusta trên thị trường quốc tế ngày càng tăng, và hai năm sản lượng liên tục thấp hơn so với ước tính là khoảng 2 triệu bao, sự thiếu hụt tiềm năng đến từ nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu, Việt Nam. Gần đây nhất, sự leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ đã tạo ra những phức tạp không lường trước được trong các tuyến vận chuyển, lượng container sẵn có và tính toàn vẹn của lịch trình tàu, thúc đẩy nhu cầu của các nhà rang xay chuyển sang dự trữ cà phê tại quốc gia tiêu dùng.
Trong báo cáo chứng khoán tiêu dùng mới nhất, Liên đoàn Cà phê Châu Âu, E.C.F. đã báo cáo rằng tồn kho cà phê tại kho cảng được giữ trong các kho ở Bỉ, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha, đã giảm 2,47% trong tháng 2 năm 2024 xuống tổng số 6.696.450 bao vào cuối tháng.
Con số trên được báo cáo vào cuối tháng 2 năm 2024 thấp hơn 42,88% so với cùng kỳ năm ngoái, lượng tồn kho cà phê tại cảng đã từng đăng ký lên đến 11.724.463 bao vào cuối tháng 2 năm 2023.
Điều đáng chú ý là tổng lượng tồn kho Robusta vào cuối tháng 2 , thấp hơn 21,06% trong hai tháng đầu năm dương lịch 2024 so với năm trước, và chỉ tiêu thụ trong một tháng, được coi là rất thấp so với nhu cầu của các nhà rang xay, qua con số trên, cho chúng ta thấy tình trạng thắt chặt chung phổ biến trên thị trường cà phê Robusta.
Vụ cà phê Robusta Conillon mới của Brazil sắp bắt đầu thu hoạch và vụ cà phê Arabica Brazil sắp tới sẽ bắt đầu thu hoạch vào gần giữa năm nay.
Dự trữ cà phê Arabica qua chứng nhận được nắm giữ trên thị trường cà phê New York được cho là đã tăng 8.870 bao vào ngày hôm qua, đạt mức tồn kho 604.079 bao. Điều này đánh dấu mức giảm 18,68% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã tăng được 129,20% so với thời điểm đầu quý.
Dự trữ cà phê Robusta được chứng nhận trên Sàn giao dịch London được cho là đã tăng 25.500 bao trong tuần, tính đến ngày 27 tháng 3 năm 2024, nằm ở mức tương đối thấp là 507.833 bao. Tính ra vẫn còn thấp khoảng 59,58%, so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự bất ổn của thời tiết năm nay trên toàn cầu còn được phản ánh thông qua giá của mặt hàng ca cao trên toàn cầu, hiện đang thử nghiệm với mức cao kỷ lục lên đến 10.000 USD/tấn do điều kiện thời tiết không thuận lợi ở các khu vực sản xuất ca cao trọng điểm như Tây Phi.
Nếu tình hình không sớm cải thiện, mà rõ ràng là khó thể cải thiện sớm, giá ca cao có thể sẽ tiếp tục tăng. Xu hướng tăng tương tự vẫn tồn tại với giá cà phê.
Thời tiết là một yếu tố chính ở đây, đặc biệt là ở các quốc gia như Brazil và Việt Nam, những quốc gia đóng vai trò quan trọng trên thị trường cà phê toàn cầu.
Hiện nay, giá cà phê Arabica đang diễn biến đi ngang so với đầu năm. Người mua hiện đang kiểm tra giới hạn Arabica xung quanh mốc 200 cent.
Nếu phe ủng hộ tăng giá vượt qua thành công giới hạn đã chỉ ra, có vẻ mục tiêu tiếp theo sẽ là quanh vùng 215 cent.
Kinh Vu (Giacaphe.com)