Báo cáo tồn kho ICE giảm mạnh là cơ hội dành cho đầu cơ Lodon kích các giá kỳ hạn tăng vọt để thu lợi…
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng vọt. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 111 USD, lên 2.621 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 69 USD, lên 2.475 USD/ tấn, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 0,45 cent, lên 160,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 0,40 cent, lên 160,05 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 1.800 – 1.900 đồng, lên dao động trong khung 66.100 – 66.600 đồng/kg.
Thị trường cà phê Robusta bất ngờ tăng vọt ngoài mọi suy đoán. Tiếp sau báo cáo ngày 06/07 mức tồn kho do ICE – London quản lý đã giảm xuống ở mức 62.130 tấn, thì báo cáo ngày hôm qua 07/07 đã giảm thêm 2.250 tấn xuống tồn kho ở mức 59.880 tấn.
Theo giacaphe.com điều này cũng không quá ngạc nhiên do lượng giao hàng tại sàn theo kỳ hạn tháng 7 cũng chỉ mới bắt đầu và khách mua qua sàn đã nhận hàng cùng lúc khiến mức tồn kho giảm mạnh, cũng là cơ hội để đầu cơ kích giá tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vừa mới giao trực tiếp một lô hàng khủng 100.000 tấn (khoảng hơn 1,67 triệu bao) cà phê Robusta theo phương thức Aas cho một thương nhân châu Âu mà không thông qua sàn (để đỡ tốn kém chi phí giao nhận, kiểm định các kiểu…). Đây cũng là phương thức bán hàng ưa thích của các nhà xuất khẩu cà phê hiện hành.
Cụ thể, Colombia vẫn xuất khẩu đều đặn, giao trực tiếp cho khách mua hàng, nhưng cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao của nhà sản xuất hàng đầu này vài năm gần đây ít được đưa vào kho ICE – New York để lấy “Chứng nhận”, khiến nhu cầu thiếu hụt buộc ICE phải bổ sung bằng hàng cà phê Arabica Semi-wash (bán rửa) của Brasil với một mức giảm trừ cố định sau gần cả chục năm đàm phán.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê Việt Nam năm nay giảm khoảng hơn 7%, sẽ là vụ thu hoạch nhỏ nhất trong 4 năm, đã khiến lo ngại nguồn cung toàn cầu sẽ bị thắt chặt hơn nữa, trong bối cảnh nhu cầu cà phê Robusta ngày càng cao hơn.
Anh Văn (giacaphe.com)
Giá chênh lệch giữa kỳ hạn tháng 9 với kỳ hạn tháng 11 hiện vào khoảng 150 USD, chỉ vừa phù hợp để chuyển tháng kỳ hạn sắp tới, không có chênh lệch nhiều lắm đâu !
Theo cháu, đợt cuối tháng 6 đầu cơ đẩy giá để xả hàng nhưng xả chưa xong nên họ đẩy lên lại để xả tiếp. Xả hết thì giá lại xẹp…
Xin mọi người xin mã niêm yết cà phê trên thế giới
Bác xem trên sàn nào thế. Thường thì hàng Robusta có mã là RC.
“một lô hàng khủng 100.000 tấn (khoảng hơn 1,67 triệu bao) cà phê Robusta theo phương thức Aas…” Cho em hỏi phương thức Aas là gì vậy bác Anh Văn ơi?
Theo tôi biết, phương thức Aas là kinh doanh cận sàn hoặc ngoài sàn, dựa vào giá kỳ hạn của sàn nhưng hai bên giao nhận, thanh toán trực tiếp với nhau không thông qua sàn và do đó, hàng không cần có Certificate.
Nhật Bản và Colombia thường mua bán cà phê theo phương thức này.