Cách xây trang trại trên đất nông nghiệp đúng luật bạn nên biết

Hiện nay, tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích diễn ra rất phức tạp, tràn lan do nhiều người chưa nắm rõ quy định của pháp luật. Vì vậy, đất nông nghiệp có được xây trang trại không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm.

 Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích diễn ra rất phức tạp, tràn lan do nhiều người chưa nắm rõ quy định của pháp luật.
Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích diễn ra rất phức tạp, tràn lan do nhiều người chưa nắm rõ quy định của pháp luật.

Có được làm trang trại trên đất nông nghiệp không?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác); Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác (dùng để xây dựng chuồng trại, nhà kính và các loại nhà khác phục vụ nghiên cứu thí nghiệm các giống vật nuôi, cây trồng).

Theo quy định trên, người sử dụng đất có thể thực hiện việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp trong các trường hợp sau:

– Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt.

– Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại động vật khác được pháp luật cho phép và xây dựng các loại nhà khác gắn liền với khu vực chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi.

Xây trang trại trên đất nông nghiệp thế nào cho hợp pháp?

Cá nhân, hộ gia đình xây trang trại trên đất nông nghiệp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định.

Cụ thể, theo quy định mới nhất tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động trong đó gồm:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm.

– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm…

Xem thêm:

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

      1. Senca

        Ở chỗ mình chuyển đất lúa nước sang đất vườn trồng cây ăn quả địa phương ko cho, lấy lý do vì an ninh lương thực.

  1. Thien Ly

    Xin hỏi: Đất nông trường ngày xưa nay chuyển thành công ty cổ phần nhưng đã giải thể bây giờ chỉ còn bộ máy hành chính, Công ty giao khoán diện tích đất trồng chè cho các cá nhân, hộ gia đình, chè thì không thu mua nữa. Nhưng người dân chuyển đổi sang làm chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm như gà, lợn thì bị chính quyền xã cấm không cho xây chuồng trại, họ bảo như vậy là sai mục đích sử dụng, ai đã xây rồi thì cứ thế sử sụng còn các hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất được giao khoán chưa xây mà bây giờ xây mới là trái pháp luật nên chính quyền xã họ cấm không cho xây, như vậy là đúng hay sai ạ? Người dân chúng tôi có đất nhận khoán có được xây chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm mà không trái quy định của pháp luật không ạ? Kính mong Quý báo giải thích giúp.

    1. Ngok

      Việc này liên quan đến công ty giao đất khoán, không liên quan chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bạn chuyển qua xây dựng chuồng trại để chăn nuôi là sai mục đích nhận khoán. Bạn cần có ý kiến kiến đồng thuận của công ty.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

88