Ngành công nghiệp cà phê Ấn Độ có thể phải đối mặt với một thời gian khó khăn trước mắt do sự nổi lên của các nhà sản xuất chi phí thấp như Việt Nam, Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác.
“Chi phí trồng cà phê Ấn Độ tăng 12-15% mỗi năm do tiền lương và giá nhiên liệu cao. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác “, Ramesh Rajah, chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê cho biết.
Chất lượng của cà phê Việt Nam tốt, làm cho việc sản xuất của Ấn Độ khó cạnh tranh, ông nói thêm. Trong khi Việt Nam sản xuất 12-15 triệu bao cà phê mỗi năm (mỗi bao nặng 60 kg), thì sản lượng của Ấn Độ là khoảng 3 triệu bao/năm. Loại cà phê Robusta, thì Việt Nam chiếm 97% sản lượng, trong khi đó sản lượng của Ấn Độ chỉ có 65%.
“Việc giảm khả năng cạnh tranh chi phí đã được phản ánh qua giá bán mỗi bao cà phê trong thời gian gần đây. Cà phê Robusta của Ấn Độ, thường đạt mức lợi nhuận 400 USD/bao trong vòng 5 năm trở lại, và hiện đang chỉ còn 100-150 USD/bao là do sự cạnh tranh của cà phê Việt Nam,” ông Rajah nói.
Ông cũng cho rằng, cơ giới hóa lớn cùng với chi phí lao động rẻ là yếu tố góp phần cho chi phí sản xuất của Việt Nam thấp. Rajah cũng chỉ nhắm đến tốc độ tăng trưởng chậm chạp về sản lượng cà phê của Ấn Độ cùng với xuất khẩu. “Trong khi Việt Nam đã đạt sản lượng khoảng 12-15 triệu bao trong 30 năm qua, trong khi đó sản lượng cà phê và xuất khẩu của Ấn Độ không tăng trưởng trong 10 năm qua”, ông nói.
Các quan chức trong Hội đồng Cà phê có cùng nột quan điểm về vấn đề này. “Hiệu quả phân bổ nguồn lực tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác là những yếu tố chính tạo lợi thế chi phí hơn cà phê Ấn Độ” Jabir Asghar, Phó Chủ tịch Hội đồng Cà phê của Ấn Độ cho biết.
Tuy nhiên, ông cho rằng viễn cảnh tương lai không phải là xấu và sẽ có tác động đến xuất khẩu chỉ trong thời gian trung hạn. Một nhà môi giới cà phê tại Kochi cũng nói rằng nếu Ấn Độ không tìm cách giải quyết những vấn đề về chi phí thì cà phê sẽ phải đối mặt với số phận tương tự như những cây trồng khác như hạt tiêu, cao su.
Hàng hóa từ Ấn Độ, như tiêu, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Việt Nam vì nó không còn được hưởng lợi từ sự chênh lệch chi phí nữa. Đề cập đến vấn đề này, Chowda Reddy, một nhà phân tích của JRG Wealth Management cho rằng, so với Ấn Độ, Việt Nam đã nổi lên vừa là một nhà sản xuất và nhà xuất khẩu lớn trên thế giới trong một khoảng thời gian rất ngắn.
“Trong khi Ấn Độ chưa có tầm ảnh hưởng tới giá cà phê quốc tế, thì Việt Nam đã có tiếng nói trong việc xác định giá của loại cà phê robusta tại thị trường quốc tế,” Reddy nói. Ông cũng cho rằng, người trồng cà phê phải giảm chi phí hoạt động của mình để cạnh tranh trong tương lai gần.
Xem thêm:
hic hic, mèn đéc ơi… BQT mần ơn coi lại dùm em các số liệu, nguồn ở đâu vậy cà ??? lợi nhuận tới 400$/bao, rồi là robusta vn chiếm 97% sản lượng (sản lượng gì cà, không lý nói tổng sản lượng cà phê VN)… Chắc dịch thuật có giản lược hay chơi chữ gì đây…hehe
Chào bác lam quen
Có lẽ tác giả dịch bài viết này đã có sự nhầm lẫn giữa lợi nhuận /bao và trên tấn.
Còn ý thứ hai bác đề cập có thể hiểu là: sản lượng Robusta chiếm tới 97% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, trong khi đó robusta của Ấn chỉ chiếm khoảng 65% tổng sản lượng cà phê của họ sản xuất ra mỗi năm.
Có gì chưa phải mong bác chân tình góp ý thêm.
Theo tôi :
-Đồng ý với ý thứ hai của Thịnh còi.
-Còn ý thứ nhất nên hiểu thêm nữa là : Cà phê Robusta của Ấn Độ, thường đạt mức lợi nhuận 400 USD/bao trong vòng 5 năm trở lại, và hiện đang chỉ còn 100-150 USD/bao là do sự cạnh tranh của cà phê (giá rẻ của) Việt Nam,”
Qua đây bà con ta biết được thêm giá cà phê R của VN thường thấp hơn so với cà phê R của Ấn Độ vì họ áp dụng theo chuẩn khác. Còn cà phê VN đang áp dụng bộ chuẩn “không giống ai” nên không chỉ giá thấp mà còn bị trừ lùi mỗi tấn cả trăm đô nữa trong khi chất lượng cà R của VN được đánh giá hơn hẳn cà R của Ấn.
Đây là cái khó của việc biên dịch bản tin kinh tế thị trường từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Mong bà con cảm thông cho người dịch vì muốn giữ thông tin trung thực so với văn bản gốc nên có nhiều chỗ hơi khó hiểu.
Tôi thấy dịch khá trôi chảy như bài trên là đáng khích lệ lắm rồi! Tuy 2 ý bà con cần dịch rõ hơn là :
-Loại cà phê Robusta, thì Việt Nam chiếm (đến) 97% (tổng) sản lượng, trong khi đó của Ấn Độ chỉ có 65% (tổng) sản lượng (sản xuất ra hàng năm).
-Cà phê Robusta của Ấn Độ, thường đạt mức lợi nhuận 400 USD/(tấn) trong vòng 5 năm trở lại, và hiện đang chỉ còn 100-150 USD/(tấn) là do sự cạnh tranh của cà phê (giá rẻ của) Việt Nam,”
bác Thịnh nói thế là chuẩn không cần chỉnh. Nhưng bài dịch như thế thì hơi lủng củng,
Theo tôi đoán thì đó là 1 câu thôi, nhưng người dịch tách làm 2 nên bị đứt ý và như vậy là sai.
“Sản lượng cà phê trung bình trong 30 năm qua, Việt nam sản xuất 12-15 triệu bao/năm và trong đó loại cà phê robusta chiếm 97%; còn Ấn độ chỉ sản xuất 3 triệu bao/ năm và loại robusta chỉ chiếm 65% sản lượng cà phê nước này.”
Vậy là quá sai rồi bạn ạ !
– Ý này có nghĩa là : Trong 30 năm qua, VN (từ một nước xuất khẩu chưa đáng kể) đã đạt được sản lượng (lên đến) 12 – 15 triệu bao/năm. Trong khi sản lượng và xuất khẩu cà phê của Ấn Độ không tăng trưởng (tí nào) trong 10 năm qua.