Nông dân trồng cà phê Việt Nam đã “Khôn hơn” !?

Niên vụ cà phê năm nay, do một số nước mất mùa cà phê, nên sản lượng giảm so với các năm trước. Tổng sản lượng 124 triệu bao, nhu cầu thế giới là 125 triệu bao, nên cung cầu đang ở thế cân bằng.

hai-ca-phe

Niên vụ 2006-2007, nước ta thu hoạch hơn 1 triệu tấn cà phê, tổng lượng xuất khẩu trên 1,2 triệu tấn là nhờ có lượng tồn kho 0,2 triệu tấn từ niên vụ trước, vì vậy đã đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD trong năm vừa qua.

Niên vụ 2007-2008, tuy sản lượng giảm, chỉ được gần 900 ngàn tấn nhưng rất đáng mừng là hiện tại Việt Nam đang chi phối thị trường cà phê thế giới, nhờ đó giá cà phê liên tục tăng cao, nên khả năng năm nay sẽ vẫn đạt kim ngạch xấu khẩu 1,8 tỷ USD.

Vị thế của cà phê việt nam trên thương trường quốc tế?

Nước ta có nửa triệu ha trồng cà phê, sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn/năm, điều đó cho thấy năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, và cạnh tranh với Brazil vị trí dẫn đầu thế giới về sản lượng.

Cà phê vối (chủ yếu là Robusta) vốn có nguồn gốc ở những vùng thấp, nóng ẩm, thế nhưng khi Việt Nam đưa lên vùng đất cao nguyên, độ cao 500-700m so với mực nước biển, thì cà phê vối lại đạt năng suất vượt trội. Nhờ đó, nước ta mau chóng trở thành nước chiếm vị trí tuyệt đối về sản xuất cà phê vối, sản lượng hàng năm đạt trên 52 triệu bao.

Trước kia, người tiêu dùng không ưa chuộng cà phê vối(do vị quá đắng), nên giá bán cà phê vối rất thấp. Những năm gần đây, nhiều nước đã sử dụng cà phê vối trộn với cà phê chè (Arabica) để chế cà phê hoà tan, thấy rằng chất lượng cà phê chế biến thơm ngon hơn, mà giá thành lại hạ. Vì vậy, nhu cầu cà phê vối ngày càng tăng mạnh trên thị trường, giúp cho giá thu mua cà phê loại này tăng.

Thời vụ thu hoạch cà phê ở nước ta là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu, thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau.

Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế cho nước ta. Niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu mất mùa cà phê, nhờ vậy Việt Nam có được cơ hội chi phối thị trường thế giới.

Năm nay, nông dân trồng cà phê đã “khôn” hơn,? họ biết điều số lượng bán ra, kích đẩy giá cà phê thế giới liên tục tăng nhanh, nhờ đó, tuy sản lượng có giảm nhưng lợi nhuận sẽ vẫn cao. Điều này có thể nói như con dao hai lưỡi vì nếu biết nắm bắt thời cơ thì người nông sẽ bán được với giá rất cao, ngược lại thì có trời mới hiểu ?? :)

Các nhà đầu cơ trên thế giới đang thấp thỏm, thời gian để cà phê Việt Nam ở thế “một mình một chợ” chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, vì đến cuối tháng 4 thì Brazil sẽ thu hoạch cà phê. Trong khi số lượng dự trữ ở các hộ trồng cà phê Việt Nam còn rất nhiều, tới gần 2/3 sản lượng niên vụ.

Một số doanh nghiệp phải chấp nhận mua với giá rất cao mới có hàng, nhưng khi đưa ra thị trường thế giới thì giá sẽ giảm. Vì vậy nông dân trồng cà phê cần phải tỉnh táo lựa chọn thời điểm bán ra thích hợp, cần tranh thủ xuất bán trước khi kết thúc tháng 4.

Diễn biến tới đây !?

Giá cà phê đang đứng ở vị trí cao ngất ngưỡng, tuy có giảm nhẹ trong một ngày qua do đồng đô la mất giá. Nhưng tính bình quân vẫn chưa thể bằng năm 1995.

Nông dân Indonesia sẽ ăn mừng vụ mùa thu hoạch cà phê vào đầu tháng 4 tới đây, nhưng vẫn mất mùa, và đã phải trở thành nước nhập khẩu cà phê.Ngược lại đất nước ở phía bên kia bán cầu Brazil lại trúng lớn, thu hoạch vào cuối tháng 4, dự tính đạt sản lượng 45 triệu bao, và chắn chắn khi đó giá cà phê sẽ giảm.

Việc trúng lớn cà phê của nông dân Brazil và việc một số nước Nam Mỹ sẽ bắt đầu thu hoạch vào đầu tháng tư này không làm cho nông dân nước ta lo lắng vì theo một số người thời gian tiêu thụ vẫn còn kéo dài đến tháng tư, tuy Brazil có chính sách điều tiết mạnh đối với cà phê xuất khẩu nhưng không có gì đảm bảo giá cà phê trên thị trường sẽ giữ được mức bình bình như thời điểm này bởi không ít nhà đầu tư bắt đầu muốn bán ra để kiếm lời.

Liệu nông dân nước ta có đau đầu vì sự tính toán quá kỹ của mình, người ta thường nói “Tham thì thâm” câu này không hẳn là đúng trong mọi trường hợp, nhưng bà con nên nhớ rằng thời điểm chín muồi sẽ đi qua ngay dưới đôi bàn chân đang đứng nghe ngóng các hướng với ước mong là giá sẽ lên nữa, lên mãi lúc nào không hay. Hơn bao giờ hết lúc này bà con nên sáng suốt và đưa ra quyết định thật đúng đắn.

Có nên giữ hàng lại chờ giá ???

Việc bà con đã biết giữ hàng lại, không tranh nhau ồ ạt bán ra là điều rất đáng phấn khởi, tuy nhiên tất cả việc làm đó đều là tự phát. Tự phát là vì sao,? – bà con nông dân nước ta đến thời điểm này vẫn chưa có được một kênh thông tin chính xác và đáng tin cậy cập nhật về việc giá cả thị trường cà phê, và tất cả đều nghe vu vơ và phong phanh qua các nhà cung cấp giá nghiệp dư. điều đó đồng nghĩa với việc có nguy cơ bà con trữ một số lượng hàng quá lớn và không kịp bán ra khi cái điều tồi tệ nhất xảy đến rồi lại tiếc hùi hụi.

Các nước sản xuất cà phê lớn như Brazil, Columbia đều có chính sách điều hành toàn ngành rất tốt. Nhưng ở ta, bà con nông dân tự phát tiêu thụ, thích bán thì bán, ông Nhà nước không thể điều tiết được. Một ngành sản xuất đem lại 1,5-2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng năm như vậy mà ông Nhà nước chưa có tổ chức riêng để quản lý chung toàn ngành hàng thì thật khó chấp nhận.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng