Cùng với giải pháp cải tạo đất, chuyển đổi cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, thời gian gần đây, người dân xã Đạ Chair, huyện Lạc Dương đã phát triển trồng cây mát mát hay còn gọi là chanh dây.
Một mặt vẫn giữ nguyên diện tích cây cà phê hiện có, mặt khác nhiều nông hộ mạnh dạn trồng xen chanh dây và cây cà phê góp phần đa dạng hóa cây trồng, tăng sản lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập khá ổn định.
Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình ông Vày Sỹ Quân, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương phụ thuộc chủ yếu vào cây cà phê. Năm 2021, qua tìm hiểu ông Quân đã nhập giống chanh dây về trồng xen trên diện tích 6 sào cà phê.
Mỗi tháng cho thu hoạch từ 6 đến 7 tấn trái, Ông Quân bán cho một cơ sở tại địa phương với mức giá 15 nghìn đồng/kg.
Nhờ chanh dây nên kinh tế của gia đình ông Quân ngày được cải thiện, hầu như tháng nào cũng có nguồn thu. Thời gian tới, ông dự kiến mở rộng mô hình này thêm 1 ha.
Cũng như ông Quân, từ cuối năm 2020, khi cây cà phê gặp nhiều khó khăn do giá cả bấp bênh, anh Trịnh Xuân Trường quyết định mua giống chanh dây về trồng xen canh trên 2ha cà phê.
Theo Anh Trường, vùng đất Đạ Chais có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho chanh dây phát triển nên cây ít bị sâu bệnh hại và cho trái nhiều. Bình quân 1 sào (1 nghìn m2) thu 10 tấn/ năm.
Hiện nay, toàn bộ chanh dây của gia đình anh đã được một đơn vị bao tiêu với giá 15 nghìn đồng/kg. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, 1ha chanh dây thu về cho gia đình 500 triệu đồng.
Nhận thấy mô hình chanh dây trồng xen cà phê đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, Hội Nông dân xã Đạ Chais đã tập hợp bà con và xây dựng Chi hội nông dân nghề nghiệp trồng chanh dây để thúc đẩy liên kết trong sản xuất. Hiện, Chi hội có 35 thành viên, đa phần là bà con đồng bào dân tộc thiểu số, với tổng diện tích hơn 20 ha.
Dự kiến trong năm 2023, địa phương sẽ phát triển lên 50ha.
Thời gian tới, Hội Nông dân huyện Lạc Dương tiếp tục liên kết với Hội Nông dân ở các tỉnh, TP, nhằm hợp tác với các cơ sở chế biến chanh dây, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chanh dây tại địa phương.
Cùng với đó, huyện Lạc Dương cũng hướng đến xây dựng các tổ hợp tác, HTX sản xuất chanh dây mang thương hiệu đặc trưng của địa phương, qua đó xây dựng mô hình trồng chanh dây trồng xen cà phê phát triển bền vững .
Xem thêm: Phát triển mô hình cà phê ba tầng sinh thái
Quá tuyệt vời
Ở Lâm Đồng làm chanh dây thuận lợi cho lợi nhuận cao, ở Gia Lai nhiều bệnh hại không ăn thua.