Biến động vĩ mô của nền tài chính đã khiến đầu cơ trên các thị trường phái sinh tỏ ra thận trọng hơn…
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 46 USD, lên 2.216 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 38 USD, lên 2.171 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo nới rộng khoảng cách.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 0,10 cent, lên 169,80 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 0,05 cent, lên 169,00 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 600 – 700 đồng, lên dao động trong khung 48.300 – 48.700 đồng/kg.
Giá cà phê kỳ hạn trở lại xu hướng tăng khi người Brasil giảm bán và sự kháng giá tại thị trường nội địa các nước sản xuất do các tiền tệ mới nổi không hỗ trợ cho việc mua bán hàng hóa trên các sàn giao dịch quốc tế.
Trong khi đó, dữ liệu báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao hơn dự đoán có thể khiến Fed chùng tay trong phiên họp điều hành sắp tới.
Thông tin NHTW Nhật Bản (BOJ) thay đổi lãnh đạo sau biến động của ngành ngân hàng thế giới có thể khiến việc duy trì đồng Yen lãi suất thấp kéo dài sẽ bị dở bỏ sau khi tung hàng nghìn tỷ USD tiền mặt của Nhật Bản vào đầu tư thế giới đã hỗ trợ thị trường giá tăng.
Theo các phân tích kỹ thuật, cấu trúc giá nghịch đảo trên các thị trường cà phê phái sinh đang hỗ trợ xu hướng giá tăng trong ngắn hạn. Trong khi thị trường vẫn còn nguyên mối lo nguồn cung cà phê Robusta từ Indonesia năm nay thiếu hụt.
Những quy tắc tài chính mới ban hành của Chính phủ đã có phản ứng tốt trên thị trường khi tỷ giá đồng Reais tăng thêm 0,74% lên ở mức 1 USD = 5,0970 R$ đã không khuyến khích việc bán cà phê xuất khẩu từ Brasil.
Xem thêm:
Anh Văn (giacaphe.com)