Quy trình sản xuất loại cà phê đắt nhất thế giới

Cà phê Chồn thường chỉ được gọi là “nghe nói” chứ ít ai trong chúng ta có cơ hội thưởng thức. Không ít người đến bây giờ vẫn còn ngi ngờ về sự tồn tại của loại cà phê này.

Hàng chục năm nay, cà phê Chồn (Kopi Luwak) đã nổi tiếng khắp thế giới, được săn lùng để cung cấp cho giới thượng lưu châu Âu và Mỹ với mức giá ngất ngưởng gần cả ngàn đô la Mỹ cho mỗi kilogram. Qua bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu người ta tạo ra loại cà phê đặc biệt này như thế nào?

cà phê Chồn được bán với giá hơn 30$ cho mỗi ly
cà phê Chồn được bán với giá hơn 30$ cho mỗi ly

Cà phê Chồn được bán với giá gần 1000 đô la Mỹ cho mỗi Kg, trong các quán cà phê ở Nhật và Mỹ mỗi ly cà phê loại này có giá khoảng 30 đô la mỹ. Năm 2008 một cửa hàng bán cà phê ở London đã cho ra một sản phẩn được pha trộn giữa cà phê Chồn và cà phê Blue Mountain họ đã bán với giá gần 50 Euro (khoảng gần 100 đô la mỹ) cho mỗi ly họ gọi nó là Caffe Raro.

Những hạt cà phê được lựa chọn kỹ càng
Những hạt cà phê được lựa chọn kỹ càng

Lựa chọn những hạt cà phê tốt nhất

Chồn được nuôi nhốt trong những lồng sắt
Chồn được nuôi nhốt trong những lồng sắt

Con chồn trước sự lựa chọn bất đắc dĩ
Con chồn trước sự lựa chọn bất đắc dĩ

Thu gom sản phẩm từ chồn
Thu gom sản phẩm từ chồn

Hạt cà phê vẫn còn nguyên vẹn sau khi đã qua quá trình tiêu hóa của chồn
Hạt cà phê vẫn còn nguyên vẹn sau khi đã qua quá trình tiêu hóa của chồn

Thành quả

Thành quả
Thứ nguyên liệu đắt giá

Cà phê chồn - Thơm ngon đến giọt cuối cùng
Cà phê chồn – Thơm ngon đến giọt cuối cùng

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Laba Cafe

    Thật là quý hoá quá, cảm ơn bác Thịnh. Có ông bạn hôm rồi ngồi tán gẫu chuyện dạo này ‘thợ săn’ nhiều quá nên không còn cà phê chồn, ổng hứa hôm nào có sẽ alo cho. Ông bạn bảo có rẫy sát mé rừng già nên thỉnh thoảng có chồn. Ai ngờ mới tuần trước tuần sau ổng alo rồi. Nhìn ‘nguyên liệu thì không giống hình bác up lên mấy. Vì thấy tạp chất hơi bị nhiều với hình như có trái cây rừng. Ông bạn khuyên để lên men rồi hãy chế biến (nói đúng nguyên văn là để lên mốc trắng). Đang phân vân chưa biết xử lý sao. Nhân tiện nhờ bác chỉ giáo các công đoạn sơ chế trước khi rang xay. Chân thành cảm ơn. Nếu chế biến thành công sẽ cảm tạ bác 1ly để biết ‘cà phê chồn việt nam’ (số là cũng hơi ít, non 1 cân nguyên liệu thô)

  2. Kinh Vu

    Đúng ra Cà phê “cứt chồn” thật nó ị ra không giống như trên đâu các bạn, vì như trong hình đã nói, con chồn trong hoàn cảnh không có sự lựa chọn thức ăn giống như trong thiên nhiên, có lẽ do bị bỏ đói cho nên nó buộc phải ăn thôi. Trong thiên nhiên chồn thật ra ăn nhiều món trong đó hạt cà phê được nó chọn lựa theo tiêu chuẩn hạng nhất về mọi mặt cho nên khi nó ị ra có dạng chuỗi dính kết lại với nhau, những thức ăn khác nó ăn vào cũng tham gia vào quá trình lên men trong ruột cho nên trở thành chất kết dính tạo thành chuỗi.
    Những enzim có được trong ruột con chồn thiên nhiên tham gia vào quá trình lên men vừa đúng lượng vừa đúng thời gian cho đến khi nó ị ra cho nên không bị hiện tượng mà giới chuyên môn trong ngành chế biến ướt gọi là Over Ferment.
    Công việc trước nhất bạn Laba Cafe nên làm là đem cà phê bạn cho ra phơi khô để bảo đảm rằng độ ẩm không làm hỏng hạt cà phê, sau đó cho vào cối giã cho bóc vỏ thóc ra rồi lấy hạt đem rang như bình thường, theo tôi thì không nên tẩm gì cả để mình thưởng thức cái vị thực của nó.
    Còn một điều nữa là cà phê chồn chỉ có giá trị lớn đối với Arabica, chứ robusta thì các bạn sẽ không thấy có sự khác biệt trong mùi vị so với cà phê bình thường.

    1. Laba Cafe

      Cảm ơn bác Kinh Vũ, đúng là nó ị ra đóng lại như trái chuối vậy đó. Cái nào ‘tươi’ thì dễ, cái nào khô phải đập bằng cây mới vỡ ra. Phần tạp chất ở cái khô thì thấy lên mốc rồi, do là nhặt được hơi lâu từ lúc ‘xuất xưởng’. Ông bạn nói mùa này chỉ có arabica thôi. Cảm ơn bác nhiều

  3. hoathuan

    Hiệu quả cafe chồn cao như vậy VN mình có cơ sở nào sản xuất chưa bác ? có chỗ nào bán chồn giống bác chỉ cho tụi em với ?
    1 con chồn mà nó cho cỡ 1kg/ tháng thì khoẻ biết mấy ? hơn nữa tấn cefe mà bà con tố biết bao công của cả năm mới có được.
    mong chờ thông tin của bác.
    chúc bác vui khoẻ.

    1. Laba Cafe

      Nó ị ra như trái chuối bác ơi, ko biết mấy ngày nó ị chứ tôi tính cỡ 3-5 ngày nó ị 1 lần thì cũng phải hơn 1 kg bác à

  4. tran nguyen cong thanh

    Bac Thinh ơi!

    Bac đến Kenya mà uống 1kg cà phê ở đó có loại 1300usd đó.Có phải đắt hơn cà chồn đó sao?Chắc Bác Vũ T.Nguyên đã thử rồi…nên Bác đã mua cà chồn của Daklak đến những 10triệu vnđ/kg đócó cả chục loại cà chồn đó tha hồ mà thử…mỗi loại do mỗi nòi chồn tạo ra.

    Tôi thấy cà chồn chẳng ngon chút nào…còn mấy lâu nay BÀ CON XÓM CHÚNG TÔI CỨ TRỒNG CÀ PHÊ THEO KIỂU CHA ÔNG MÌNH Đà TỪNG LÀM ,trồng trọt rất tự nhiên theo hướng hoang dã nhưng NĂNG SUẤT KHÔNG CAO MÀ NGỰOC LẠI NÓ BỀN VỮNG,tính 20năm nay tổng cộng cũng đươc…2tấn cho 1ha,nhưng chưa có năm nào bà con tôi được 4tấn/ha cả…

    Có một thời chúng tôi cũng chạy theo Kinh tế thị trường..cũng rôm rả với kế hoạch cà chồn…nhưng rồi tỉnh tâm lại thì cà ngon hay kgông là do SẢN XUẤT CHẾ BIÊN THÔI..hàng năm chúng tôi đều chăm sóc theo hướng càphê SẠCH-BỀN VỮNG CỦA SỞ NN DAKLAK,THU HOẠCH -BẢO QUẢN-PHƠI SẤY TỐT-sân phơi của xóm tôi ai cũng bảo đảm 1sào/1000m2 sân cho 1ha(2-3t) hạt càfê xay xác xong có màu vàng của lúa thị CỰC KÌ NGON…điều này các Bác rang xay VNam biết hết nhưng các Bác cứ ham lợi nhuận chạy theo GU TÂY-TA-SÁNG TẠO GÌ ĐÓ..mà làm mất BẢN CHẤT HƯƠNG VỊ TINH TUYỀN CÀ PHÊ ĐÓ CHỨ.

  5. Nguyễn Vịnh

    Hà..hà..! Đây là vấn đề mình đang viết trong loạt bài “VN đã có cà phê chồn?” và ý của bạn nào cũng đúng cả. Khi tìm ra cái lý của nó thì sẽ thấy rất bình thường, không có gì là “huyền thoại” cả. Chứ không như nhiều bạn trước đây khăng khăng là không có cà phê chồn mà chỉ có “cái gọi là” thôi và cứ cho đó là sự lừa bịp, xảo trá của giới kinh doanh mặc dù hiểu biết của mình còn hạn chế.
    Những bài tiếp theo đang viết, có hơi bị chậm vì sức khỏe, mong các bạn đón đọc như một nét đẹp của VĂN HÓA CÀ PHÊ cho cộng đồng Y5Cafe. Thân ái!

  6. hoathuan

    tôi có 1 thông tin muốn chia xẻ với các bác :

    Nghề nuôi chồn lấy cà phê

    Một nghề độc đáo mới xuất hiện trên Tây Nguyên trong hai năm gần đây là nghề nuôi chồn hương bằng cà phê để nó… bài tiết ra cà phê Chồn, nguyên liệu của loại thức uống đắt vào hàng nhất thế giới. Nhiều người không ngần ngại đầu tư hàng trăm triệu đồng vào vốn giống chuồng trại, và nuôi chồn để sản xuất ra cà phê; tiêu biểu là anh Nguyễn Quốc Khánh, ở huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.

    Theo kinh nghiệm của anh Khánh, nuôi chồn để có cà phê chồn thứ thiệt không quá khó nhưng cũng khá dày công và tốn kém. Chồn hay tấn công nhau nên mỗi con phải nuôi trong một ô chuồng, khi động dục mới cho gần gũi. Mỗi năm, chồn mẹ có thể đẻ hai lứa, mỗi lứa vài ba con.

    Mùa cà phê chín, thả chồn trên rẫy cho chúng tự do chọn quả ngon để ăn. Thậm chí anh còn bỏ công đi mua những quả cà phê chín ngon từ các rẫy của các chủ trang trại khác với giá đắt gấp nhiều lần giá cà phê thông thường.

    Theo ước tính, nếu bán được với giá 110 USD/kg thì sẽ lãi khoảng 200.000 đồng/kg, xứng đáng với công người đầu tư chăm sóc.

    Tại Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ nhất, hơn chục khách hàng mua cà phê chồn rang xay và cà phê chồn sấy khô của anh Khánh về thưởng thức, chế biến thử nghiệm. Thời điểm ấy, anh chỉ có hơn năm tạ cà phê chồn cần bán.

    Tuy nhiên, hiện nay, lượng cà phê Chồn tiêu thụ khó, không có đầu ra, khiến cho các chủ trang trại trở nên lao đao, lo lắng.

    Riêng trang trại nuôi chồn của anh Khánh ứ đọng tới gần một tấn cà phê chồn chưa tìm được đầu ra, còn Công ty Cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp duy nhất từng đăng quảng cáo trên truyền hình về việc cần mua cà phê chồn, và từng tiêu thụ khá nhiều cà phê chồn của Khánh cũng như một số điểm nuôi chồn khác, đến nay vẫn chưa thu mua trở lại.

    Hi vọng tới đây, nhà nước – doanh nghiệp cùng các chủ hộ nuôi chồn lấy cà phê sẽ có sự kết hợp với nhau một cách hài hòa, hiệu quả để sản xuất ra loại cà phê Chồn đặc biệt, không những xuất khẩu ra thế giới mà ngay cả những người Việt Nam “ghiền” cà phê cũng được thưởng thức.

    Thu Huyền

  7. N.NoeN 19

    uh ..nếu mà Trung Nguyên có mua càphê chồn và cho ra xuất khẩu với giá ngất ngưởng như thế..chắc nông dân vùng TN giàu to hết rồi. như vậy sẽ chẳng còn 1 con chồn hoang nào. chắc cũng chẳng còn ai mạo hiểm bỏ ra nhiều tiền để nuôi chồn, rồi cho ra càphê chồn mà ko có đầu ra.
    hy vọng caphe chồn Vn sẽ đến với thế giới.kekeke

  8. hoathuan

    3.000 USD một kg cà phê chồn Việt Nam
    VnExpress
    VnExpress – Thứ Tư, 11/8

    * Gửi
    * Nhắn tin
    * In

    Cà phê chồn Việt Nam còn đắt hơn nhiều so với sản phẩm Kopi Luwak của Indonesia, vốn được báo chí nước ngoài cho là đắt nhất thế giới.

    >> Tách cà phê giá nửa triệu đồng

    Lâu nay, tín đồ cà phê trong nước, ngay cả cư dân thủ phủ cà phê là Buôn Mê Thuột, Dak Lak, khi nói đến cái tên “cà phê chồn” đều chỉ cho đó là truyền thuyết, ít ai dám mạnh miệng tuyên bố họ đã được mục sở thị hoặc thưởng thức cà phê chồn thứ thiệt.

    Tuy nhiên, những người trong nghề khẳng định cà phê chồn Việt Nam là một huyền thoại có thật, và đắt đỏ vào hạng nhất thế giới. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc của hệ thống cà phê Trung Nguyên cho biết Trung Nguyên đã sản xuất thương hiệu cà phê chồn của riêng mình với tên gọi Weasel. Mỗi kg cà phê Weasel có giá 3.000 USD, cao hơn nhiều so với Kopi Luwak của Indonesia, được rao dưới 600 USD một kg.

    Chồn ăn hạt cà phê ngoài tự nhiên sẽ cho ra những hạt cà phê thơm ngon hơn cà phê từ chồn nuôi nhốt. Ảnh: amusingplanet.com

    “Sở dĩ cà phê chồn Việt Nam đắt vì quy trình sản xuất cầu kỳ và hoàn toàn thủ công”, đại diện của Trung Nguyên giải thích. Khác với Indonesia, những người sản xuất cà phê chồn tại Việt Nam không nuôi nhốt chồn và ép chúng ăn cà phê sẵn có.

    Một trong những lý do khiến cà phê chồn ngon vì con chồn thường chọn ăn quả ngon lành, chín mọng. Chồn bị “cưỡng bức” ăn hạt cà phê sẽ cho ra sản phẩm không được như chồn ngoài tự nhiên. Đội ngũ chồn ăn hạt và “sản xuất” phân hiện sống hoang dã rải rác khắp vùng Tây Nguyên như Buôn Mê Thuột, Kon Tum, Đắc Nông, với số lượng không nhiều như trước do nạn săn bắn.

    Nguyên liệu thô được thu mua với giá từ 1 đến 10 triệu đồng mỗi kg (tùy thuộc vào chất lượng hạt cà phê, thành phần lẫn trong phân) từ nông dân, thương lái. Sau đó, Trung Nguyên tiến hành sản xuất với nhiều tiêu chí cầu kỳ như thời gian từ lúc chồn cho ra sản phẩm đến lúc bắt đầu chế biến không nên quá 24 giờ, tiếp đến hạ thổ (đưa xuống lòng đất) 343 ngày. Khâu hạ thổ này rất quan trọng để cà phê phân rã vỏ một cách tự nhiên, thay vì dùng máy tách như thông thường.

    Sau khi trải qua các công đoạn cầu kỳ như trên, cà phê Weasel có giá lên đến 3.000 USD một kg. Gói nhỏ 250g được bán ở 750 USD.

    Tuy nhiên, kể cả những người có tiền cũng khó mà mua cà phê chồn Weasel vì mỗi năm Trung Nguyên chỉ sản xuất được từ 40 đến 50 kg. Do đó, sản phẩm này hiện chưa dành xuất khẩu mà chỉ bán ở số lượng nhất định theo đơn đặt hàng của các khách hàng VIP.

    Đại diện của Trung Nguyên tặng cà phê chồn Weasel cho Giáo sư Tom Cannon khi ông đến Việt Nam hồi 2009. Ảnh: PV

    Ngoài ra, cà phê chồn Weasel là món quà độc đáo dành tặng các vị nguyên thủ quốc gia khi họ đến Việt Nam. Gần đây nhất, món quà cà phê chồn Weasel được trao đến tay Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton khi bà đến Việt Nam tháng trước. Chủ tịch nước cũng từng tặng quà tương tự cho chồng bà là cựu Tổng thống Bill Clinton khi ông sang Việt Nam. Trong chuyến thăm Tây Ban Nha hồi tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch nước đã tặng cà phê chồn Weasel cho Thủ tướng và Quốc vương nước này.

    Ngoài cà phê Weasel làm từ chồn tự nhiên, nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam cũng đã thử nghiệm nuôi chồn để thu cà phê. Mô hình này nổi lên tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên như Buôn Mê Thuột thời gian gần đây.

    Cà phê làm từ chồn nuôi nhốt giá không cao bằng chồn tự nhiên. Đại diện một công ty cà phê cho biết sau khi thu mua phân chồn lẫn cà phê từ người nuôi, họ chế biến và bán với giá hơn 600 USD một kg. “Tuy nhiên chỉ khi nào có đợt đặt hàng chúng tôi với sản xuất”, anh cho biết. Cách đây mấy năm, công ty cà phê Thắng Lợi từng xuất khẩu 3,5 tấn cà phê chồn sang Hàn Quốc.

    Dù Việt Nam có sản xuất cà phê chồn, thậm chí có loại hảo hạng, nhưng cho đến nay cà phê Kopi Luwak của Indonesia vẫn nổi tiếng là đắt nhất thế giới và được nhiều người biết đến hơn, đại diện của Trung Nguyên chia sẻ.

    Ở trong nước, với mức giá “trên trời”, cà phê chồn vẫn là khái niệm xa lạ với đa số người dân, có chăng họ mới chỉ có cơ hội nếm cà phê chồn “hương liệu”. Một tín đồ ghiền cà phê là anh Trung Hiếu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đã uống phải cà phê chồn nhái khi vào các quán trưng biển “Cà phê chồn” hoặc được bạn bè biếu và không thấy có gì đặc biệt, thậm chí mùi vị còn khá tệ. “Nhiều quán in tên ‘Cà phê chồn’ trong menu, giá cao lắm cũng chỉ vài chục nghìn đồng một ly nên tôi biết ngay là đồ dỏm”, anh nói.

    Với đại đa số người sành cà phê, việc tìm cà phê chồn để thưởng thức dù ở Sài Gòn hay Hà Nội là điều không thể. Anh Hùng, nhân viên một quán cà phê lớn ở Hà Nội nói thẳng: “Ở mấy quán từ Nam chí Bắc làm gì có cà phê chồn, chỉ có loại hương chồn và đó cũng chỉ là cái tên ăn theo mà thôi”.

    Thanh Bình

    1. Nhin khong duoc

      Hình như người ta đang áp dụng thủ đoạn cá lớn nuốt cá bé!…
      Hởi những anh có tham vọng nuôi chồn hương để sản xuất ra cafe chồn. Chớ hoang tưởng mà nhảy vào miếng mồi béo bở này. Đâu đến lượt cho các anh!
      Rồi các anh sẽ bán cafe chồn cho ai? Ai sẽ tiêu thụ cho các anh và ai tin các anh mà mua? Hay là các anh chỉ tốn công tốn của rồi để dành cafe cho vợ rang xay mà uống dần…
      Tĩnh lại đi hởi các anh nuôi chồn, và cả các anh dại dột mà muốn nuôi chồn!

    2. noi ngang

      Cái qui trình hạ thổ này nghe nó giông giống như ngâm loại rượu thuốc “một người uống hai người khen” quá, phải không bà con.
      Mà hồi Bill Clinton sang thăm VN là TN đã có sản xuất cà phê chồn rồi à? có đúng không đấy?!
      Đến tin này nữa : Thắng Lợi từng xuất khẩu 3,5 tấn cà phê chồn? trời ạ! chắc cty phải huy động hết CB-CNV mới “sản xuất” đủ. botay.com

    3. Hai Ngoai

      Là một người sống ở Hải ngoại lâu năm, với một mức lương tương đối cao … nhưng phải trả 3000 US$/kg café chồn tôi sẽ không bỏ. Vì điều này, tôi nghĩ 99,99% dân bản xứ nơi tôi ở không ai sẽ bỏ một số tiền lớn như thế để … uống café!
      Hơn nữa, café cứt chồn được gom thu từ những đống phân chồn, nơi chứa đầy vi khuẩn độc hại cho cơ thể, có cho không tôi vẫn không dám thử.

  9. dilinhan

    Các bạn dùng cái gì để phân biệt cà phê có chuồn hay không chuồn ,nghe nói chợ Kim Biên có bán hương chuồn

  10. Vô Phương

    Các bác ơi! ĐAKLAK không có cafe Arabica, cafe Robusta khi làm cafe chồn đâu có gì khác, có sự “cố tình nhầm” ! Ta đã mất thời gian vô ích, đúng là …

    1. cafeculi

      Tôi hiểu là chế biến cà phê chồn phải không quá 24 giờ từ lúc chồn cho ra ”sản phẩm”, nói chung là càng sớm càng tốt, tốt nhất là lúc vừa ”ra lò” vì để lâu sẽ ”mất mùi”. Nhưng tại sao phải hạ thổ 343 ngày nhỉ, căn cứ vào đâu thế. Đừng nói với tôi đây là bí quyết phương đông nhé, tôi không dễ bị lòe đâu. Nếu thế tôi hạ thổ 344 ngày có ngon hơn không, tôi sẽ định giá ”hớt váng mỡ” là 3500 usd 1kg.

Tin đã đăng