Kéo dài hậu vị của ly cà phê

Seattle 8:30 sáng – Người đàn ông trong bộ vest, cravate tề chỉnh, tay cầm một chiếc hamburger vội vã gia nhập hàng người trước quầy một quán cà phê Starbucks. Anh ta sốt ruột, không ngớt nhìn đồng hồ cho đến khi nhận xong ly espresso trong cốc giấy của mình.

Cặp kẹp nách, anh nhanh chóng hoàn thành chiếc hamburger trên tay phải trước khi chuyển sang ly cà phê bên tay trái. Anh phải hoàn thành khẩu phần sáng của mình trước khi bước vào một cuộc họp.

TP HCM 7:00 – Ở một quán cà phê, vị khách đầu tiên thường chiếm chiếc bàn hướng ra đường phố. Trong khi chờ đợi ly cà phê phin nhỏ giọt, anh khoan thai lật trang tờ báo thường đọc tìm kiếm những đề mục mà anh  thấy thú vị. Một lúc sau, khi những bạn cà phê sáng khác đến, anh có sẵn đề tài để khơi mào những cuộc phiếm luận đến tận 9:00.

Hai thành phố. Hai con người. Hai lối sinh hoạt. Hai cách uống cà phê tiêu biểu. Sự khác biệt hiển hiện đến mức chúng ta không cần phải đặt thành vấn đề.

Trừ khi chúng ta không muốn đi đến tận cùng của nó: ly cà phê Việt.

Người Việt chúng ta có đang uống cà phê?

Người Mỹ ghiền cà phê. Họ uống rất nhiều, tính ra tới gần 5kg tính bình quân đầu người mỗi năm. Họ uống trước khi vào văn phòng, trong cuộc họp, sau bữa ăn. Thậm chí uống thay nước. Và thứ cà phê họ uống chắc chắn chỉ có chứa cà phê mà thôi. Nguyên chất trong nước, lỏng như nước, chua nhẹ và hơi đăng đắng một tí.

Người Việt chúng ta rất khác. Trong buổi cà phê sáng, trước mặt mỗi người đều có một cái ly chứa thứ nước màu đen sánh. Nhưng có lẽ, chúng ta không “uống” cà phê, mà uống sự chờ đợi ly cà phê nhỏ giọt, uống những dòng chữ trên báo, uống cảnh xe cộ trên đường, uống cảm giác hơi sốt ruột khi người bạn cà phê đến trễ và uống luôn những cuộc phiếm luận.

Người Việt chúng ta uống thời gian – không gian cà phê, mà trong đó ly cà phê chỉ đóng góp một vai trò tương đối khiêm tốn – vai trò của một người phục vụ.

Nhưng không vì thế mà ly cà phê Việt không cần độc đáo.

Tại sao ly cà phê Việt phải có hậu vị dài?

Người châu Âu – Mỹ uống cà phê một cách công nghiệp y như lối sống của họ. Một ly cà phê nhanh chóng được hoàn thành trong vòng vài phút. Nếu uống trong lúc thảnh thơi, thì ly cà phê cũng chỉ chia ra được chừng vài ngụm lớn.

Trong cách uống cà phê của người Việt, ly cà phê phải phục vụ cả một buổi cà phê. Có khi kéo dài vài tiếng đồng hồ, từ khi bắt đầu nhỏ giọt cho đến khi tan loãng với đá trong nước cuối. Người uống chỉ thỉnh thoảng mới nâng ly lên môi, thong thả ngửi, thong thả nhấp một ngụm nhỏ, rồi chắp chắp để thưởng thức cảm giác đọng lại cuối cuống họng.

Và tất nhiên, cái cảm giác đọng lại mà chúng ta vẫn gọi là hậu vị đó – phải càng dài, phải càng lâu càng tốt. Càng đắng hơn một tí, càng tốt.

Làm thế nào để kéo dài hậu vị của ly cà phê?

Chắc chắn rằng câu hỏi trên đây đã được đặt ra cho những nhà chế biến cà phê Việt Nam cả trăm năm trước. Vào lúc mà cà phê từ những nhà hàng sang trọng dành riêng cho người Pháp và giới quý tộc bản xứ bắt đầu lan ra bên ngoài.

Chưa ai biết được câu trả lời bắt đầu từ ai, và thành hình thế nào, nhưng chắc chắn đó là một câu trả lời rất sáng tạo: tẩm caramen vào những hạt cà phê mới rang.

Caramen được nấu lên từ đường hay mật. Ở nhiệt độ cao, đường chuyển hoá thành caramen, là thứ mà người ta vẫn dùng để làm kẹo đậu phụng. Khi được tẩm vào cà phê và pha ra, nó hoà tan lại vào nước, làm cho nước có độ sánh, dẻo kẹo và có độ bám dính bề mặt rất cao. Khi nghiêng ly cà phê, nó bám dính thành vệt màu cánh gián trên thành ly. Khi được uống vào, nó bám dính vào bề mặt lưỡi và cuống họng.

Do caramen lưu giữ cafeine hoà tan, chính nó là yếu tố lý tưởng để kéo dài hậu vị. Đó chính là đặc điểm đầu tiên, tạo nên sự độc đáo và khác biệt của ly cà phê Việt.

Và điểm này, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào rằng đấy là một sáng tạo, và sáng tạo đó đã trở thành một truyền thống đặc sắc mà chỉ có cà phê Việt mới có.

——————————-
Nguồn: Saga

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Đỗ công Minh

    Đã đọc nhiều rồi nhưng không biết phải viết cho Thịnh như thế nào , nhưng hãy bắt đầu bằng việc người Bắc – kỳ công như thé nào trong uống và pha chế cafe nhé
    –Uống : Không phải uống đường mà làm cafe ngon nhé , người Bắc chúng tôi có một thú vui uống cafe không đường , vì uống cafe mà có đường thì miệng dễ bị chua do đó uống cafe sẽ không thơm như chính mùi thơm của cafe nữa , sau khi uống hết cafe rồi sẽ uống với trà thật đặc khi đó mới thấy thú uống cafe nó mới tuyệt làm sao , mùi trà sẽ lưu hương vị của cafe thật lâu sẽ làm cho con người ta sảng khoái hơn
    — Pha chế thì quả là kỳ công , khi còn nhỏ có nghe người ta đã phải sao cafe với mỡ ngỗng , mỡ chó là tuyệt nhất , không thể tả nổi mùi vị của cafe khi được sao với mỡ chó thêm chút xíu muối thì tuyệt vời , theo các cụ thì mùa đông ở ngoài Bắc tuỵệt làm sao khi không khí như nén lại do đó mùi của cafe như lưu lại lâu hơn quanh mình ,khi sao với mỡ chó thì đó là độc chiêu dể đãi khách sộp thôi nhé thôi chúc Thịnh và các bạ khỏe –Hiên tại chú ở Định quán rất hay lên bảo lộc chơi ,/,

  2. Hong Nguyen Phuong

    Mình tham quan dien dan cua cac ban rat hay Hien tai Phuong cung dang san xuat cafe Hien minh la sinh vien nen doi luc trong khi kho khan .Mong cac abn gopy!Rat vui gapduoccac ban thuong thuc huong vi cafe cua phuong ha!hiiii
    chuc vui!co gi lien lac voi Phuong qua mail nay nha: hongnguyenphuong419@yahoo.com
    than!

  3. ngoccup

    @ Đỗ Công Minh:
    – Cà phê Hà nội đang bị thoái hoá nghiêm trọng. Tôi có vài nghiên cứu nhỏ ở thị trường cà phê ngoài đó, cho thấy 100% cà phê quán đều sử dụng chất tăng đắng hoá học.

    – Rang cà phê sử dụng mỡ động vật không phải là ý hay. Bản chất mỡ động vật là axit amin no bão hoà, nên nó làm cà phê bột bị ôxi hoá rất nhanh. Không những thế, do ngưỡng mùi của nó rất thấp, nên dù với lượng nhỏ, nó cũng đủ để phá mùi tự nhiên của cà phê.

  4. Khang Trần

    Hi. Lâu lâu lục lại thấy. Người Hà Nội sành điệu. Uống Arabica. Cũng không biết bắt đầu từ đâu. Vì giờ đi đâu ai cũng bảo cafe mình Ngon, Sạch. Không hóa chất. Thôi thì thời gian và trình độ văn hóa nâng lên thì chúng ta sẽ có Ly cafe Ngon đúng nghĩa.
    Các anh chị nào thích cafe Sạch thì liên hệ mình nhé. https://www.facebook.com/khan

Tin đã đăng