Nên phá bỏ tập quán hái cà phê xanh

Sau một thời gian phát triển, diện tích cà phê của cả nước có nhiều biến động. Đến nay ổn định ở mức gần 500.000 ha. Năm 2005, cả nước đã xuất khẩu được 803.647 tấn, với giá bán là 789,2 USD/tấn, kim ngạch đạt 634.239.772 USD.

6 tháng đầu năm 2006, nước ta xuất khẩu được 425.073 tấn cà phê, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng kim ngạch xuất khẩu đạt 470.908.276 USD tăng 40% so với cùng kỳ.

Sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu chủ yếu nhờ vào giá cà phê trên thị trường thế giới lên, nhưng sự gia tăng về chất lượng sản phẩm mang lại còn rất ít.

Năm 2004, cà phê kém chất lượng phải loại bỏ của Việt Nam chiếm 78% của cả thế giới (tương đương 2,57 triệu bao), năm 2005 cà phê Robusta của Việt Nam bị loại bỏ chiếm 89% của thế giới (tương đương 1,65 triệu bao). Trong 6 tháng, từ tháng 10/2005 đến 3/2006 tỷ lệ cà phê phải loại bỏ 88% (tăng 19% so với cùng kỳ năm trước).

Từ việc thu hái cà phê không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, lẫn lộn giữa quả chín, quả xanh non, quả chín nẫu, quả khô đã làm ảnh hưởng đến công tác chế biến. Hầu hết cà phê Robusta không được chế biến ướt, chỉ áp dụng phương pháp chế biến khô là chủ yếu.

hai ca phe xanh
Nên phá bỏ tập quán hái cà phê xanh

Các công đoạn phơi cả quả nhưng không đủ diện tích, phơi dày, ủ đống, không phơi ngay, phơi trên sân đất làm cho cà phê khô không đồng đều, dễ bị mốc, nhiều tạp chất…

Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, trong niên vụ cà phê 2006-2007 các DN thu mua xuất khẩu cà phê và các nông hộ trồng cà phê không nên hái quả xanh hoặc quả chín nẫu, khô rụng. Áp dụng tiêu chuẩn ngành 10 TCN 100 – 88; cà phê quả tươi.

Trong điều kiện hiện nay, chỉ nên hái khi tỷ lệ quả chín trên 80% đối với cà phê vối nếu chế biến theo phương pháp khô, đối với cà phê chè tỷ lệ quả chín trên 95% khi chế biến theo phương pháp ướt.

Tất nhiên những yêu cầu này, thực hiện không hề đơn giản, lý do giá bán cà phê lẫn quả chín và quả xanh so với cà phê quả chín chênh nhau không nhiều, chi phí công hái và chế biến thấp hơn, tỷ lệ giữa nhân trên quả tươi bằng hoặc cao hơn và kết quả làm cho vườn cà phê thấp hơn.

Từ thực tế này đã tác động vào nhận thức, tâm lý, thói quen hái cà phê tuốt cành của số đông người trồng cà phê, mặc dù vẫn biết thu hoạch quả cà phê xanh đã làm giảm sản lượng so với thu hoạch quả chín (hàng năm ngành cà phê mất đi hàng trăm nghìn tấn cà phê nhân do thu hái quả xanh, tương đương hàng trăm triệu USD).

Để nâng cao chất lượng cà phê quả tươi và chất lượng cà phê nhân, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần đã chỉ đạo Sở NN-PTNT các tỉnh phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi tới người sản xuất, các DN thực hiện đúng quy trình thâm canh và thu hái cà phê chín theo tiêu chuẩn 10 TCN 100 – 88 dã được Cục Chế biến nông lâm sản và nghề Muối quy định. Đồng thời mỗi tỉnh phải xây dựng từ 1-2 mô hình thu hái cà phê quả chín, với sự hợp tác giữa DN, người trồng cà phê, chính quyền địa phương và các nhà khoa học.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng nhấn mạnh cần đẩy mạnh thâm canh cà phê theo hướng bền vững, khắc phục thói quen thu hái cà phê kiểu ”tuốt cành”. Các DN xuất khẩu cũng kiên quyết không mua quả cà phê xanh. Nếu thực hiện được điều này thì cà phê Việt Nam mới hy vọng hội nhập vững vàng.

>> Thu hoạch cà phê non – thiệt hại lớn

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. tuduong

    tôi nghĩ rằng để những người nông dân ý thức được việc nâng cao chất lượng cà phê , và thu hoạch cà phê chín thực sự thì bản thân các doanh nghiệp, những người đứng đầu nghành cà phê việt nam phải có những biện pháp khắc phục tình trạng người dân thu cà phê xanh chẳng hạn như cung cấp cho nông dân những kiến thức , những ích lợi từ việc thu cà phê chín. phải cho họ thấy được hiệu quả thì mới mong thay đổi được suy nghĩ cung như cách làm của họ. nhà tôi cũng trồng cà phê và vụ thu hoạch này nhà tôi cũng thu hoạch như bao vụ khác ,nghĩa là thu tát cả 1 lần kể cả quả còn xanh.tôi có nói với ba má về năng suất , chất lượng của cà phê xanh sẽ giảm sút , nhưng ba má tôi cũng chỉ nói tất cả mọi người đều thu hoach như vậy thì mình có làm tốt hơn thì cũng chẳng thay đổi dược gì . thiết nghĩ nếu những người nông dân được trang bị kiến thức đầy đủ thì chất lượng cà phê của ta cũng chẳng hề thua so với các nước khác.

Tin đã đăng