Nhân đọc bài viết Truyền thuyết cà phê chồn và sản xuất cà phê bền vững của bác Hồng Văn, tôi đã có một vài ý kiến nhằm đưa ra cái thực tế về việc chế biến theo công nghệ chế biến ướt, xin nhờ anh Thịnh còi chỉnh sửa lại phản hồi đó và đăng lên diễn đàn để bà con cùng đọc và thảo luận.
Xem thêm:
> Truyền thuyết cà phê chồn và sản xuất cà phê bền vững (Tác giả: Hồng Văn)
Con chồn có những lúc cũng phải ăn trái xanh
Tôi không muốn đề cập đến toàn bộ câu chuyện con chồn của bác, chỉ xin được đưa chi tiết chia việc thu hái ra làm nhiều giai đoạn để nâng cao chất lượng và giá thành (theo như bài là 15-20%).
Tôi xin được tính thế này:
– Chi phí thu hái cho mỗi ha theo kiểu tuốt một lần như hiện nay tiêu tốn khoảng 100 công, mỗi công từ 80 đến 120,000đ/ngày (chúng ta tạm cho trung bình là: 90,000đ/ngày):
100 * 9,000đ = 9tr/ha
– Nếu thay đổi cách thu hái cà phê theo như bài báo đề cập thì ít nhất cũng phải chia ra làm 3 đợt, mà đặc điểm của cà phê Robusta là cuống dai nêu hái từng quả chín một thì chỉ có nước “lọi tay“, việc này vô cùng tốn công.
Cứ cho mỗi đợt chỉ tốn trung bình khoảng 60 công:
(60 * 90,000đ) * 3 đợt = 16,5tr.
Mỗi héc ta trung bình 3 tấn, với giá thành như hiện nay là 25tr/tấn * 3 = 75tr/ha.
Nếu có tăng (15-20%) như bài viết thì tổng cộng theo công nghệ chế biến ướt nông dân lời thêm là: 13tr/ha.
Đến đây tôi xin được giải thích cái câu vì sao tôi nói bác HV không biết gì về cà phê mà lại nói quá nhiều. Các bác có biết chế biến ướt là thế nào không, nếu:
– Hái quả tươi bán cho nhà máy thì tiền vận chuyển sẽ rất lớn, chưa kể những vườn cà phê ở địa thế hiểm trở xa đượng lộ, thứ hai công thu hái phải đông vì nếu trong ngày hái được ít quá không bán được thì để qua đêm nó chảy nước hết còn gì là lời.
– Nhân công thu hái thường làm theo thời vụ, và chẳng ai ngồi không để đợi cho cà phê của bác chín mà hái tiếp cả. 1 là họ sẽ bỏ đi vườn khác, hai là bác nuôi họ chờ đến đợt chín tiếp theo, mà như bác biết công hái bây giờ đâu phải dễ kiếm.
– Nếu tự chế biến thì phải có máy xát vỏ, điều đó có nghĩa là tốn thêm xăng dầu, ủ 1-5 ngày rồi tốn công đãi (làm sạch) > lại tốn nước. Chưa nói đến chuyện ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra nếu không xử lý tốt.
* Cái quan trọng nhất mà nãy giờ tui chưa đề cập đó là chờ cho chín mà hái thì chỉ còn lá với lá. Mà sợ cũng chẳng còn lá để hái, trộm giờ nó chặt nguyên cây vác đi chứ nó cũng chẳng hơi đâu đứng đó mà hái.
————
Bây giờ tui tính cho bác Hồng Văn cái sự lời từ câu chuyện con chồn nhé:
– Số tiền được cộng thêm do chế biến ước là: 13tr/ha (1)
– Số tiền công đội lên do hái thành nhiều đợt là: 16,5tr – 9tr = 7tr (2)
– Tiền khấu hao cho máy móc, xăng dầu, công đãi, tiền nước, điện: 3tr (3)
– Tiền công thuê 2 ông lực sỹ canh ngày canh đêm để có cái mà chế biến ướt, vụ mùa thường kéo dài 3 tháng mỗi ngày 80 ngàn x 2 ông x 60 ngày = ~10tr. (4)
(1) – ( 2+3+4) = chắc giờ bác đã thấy cái lờ từ việc chế biến ướt.
Ở đây tui không dám nói là chế biến ướt không ích nước lợi nhà, mà là phải có những chính sách, chuổi giá trị phù hợp để thúc đẩy bà con đi theo con đường đúng đắn đó. Chứ mấy hôm nay cứ đọc ba cái bài “hiến kế”, “cứ vãn”, “giải pháp”, “con chồn, con dơi” nghe mà rầu quá.
Đôi lời lạm bàn, hy vọng bác Hồng Văn không giận.
Cao Trần
Tôi rất tán thành lập luận của bác Cao Trần, chưa kể là khi bán ko biết tư thương nó phân biệt mà mua cho đâu là cà phê chế biến ướt và khô ko hay nó đánh đều thì sao. Vì nông sản VN chỉ có tư thương ép giá chứ chưa thấy nông dân ép giá dc bao giờ?
tôi tán thành lập luận của bác cao trần,nhưng tôi cũng mong các nhà kinh tế học phải xem nội dung bài của bác cao trần một cách khách quan và tính toán tỉ mỉ hơn các khâu xem so với các bài “văn vẻ “khác thì cái nào đúng hơn nếu có thể..hãy tìm được những điểm chung và hướng đến cho ra lời kêu gọi thực hiện một chính sách nào đó mang tính chất tổng hợp hơn nữa,phù hợp và thực tế nhất,sâu sát với người nông dân nhất..ko phải cái gì chúng ta cũng nhất nhất học theo nước ngoài.chúng ta phải có cách làm riêng mang đặc trưng của người việt nam ,và phù hợp với trình đô canh tác,cách chế biến,văn hóa kinh doanh,hiện thực xã hội của người việt nam sao cho có lợi nhất.đôi khi chạy theo sản lượng cũng là một cách làm hiệu quả cũng nên.ví dụ như lĩnh vực sản xuất hàng hóa của trung quốc so với nhật bản họ khác nhau hoàn toàn (1 bên theo số lượng,một bên chất lượng),nhưng và cả hai đều có cái hay riêng của mình.
tôi thấy bác cao trần hạch toán như vậy là tương đối chuẩn !
Tôi cũng có ý kiến tham gia thế này. theo lập luận của bác Cao Trần đây là lập luận của thực tế bà con nông dân mình hiện đang làm thực tế còn bài viét của bác hồng văn cũng phiến diện theo tôi bác hồng văn không tìm hiểu rõ thực tế nông dân mình đang làm gì và làm thế nào.
Nếu các bác muốn nông dân minh tăng thu nhập thì phải có định hướng rõ ràng và trách nhiệm của nhà nước trong vai trò quản lý vĩ mô như thế nào. Lập luận của bác cao Trần là đúng nhưng không đưa ra được sáng kiến cho nông dân thi tôi thấy đây là lập luận của người bảo thủ không muốn thay đổi cách làm cho nguời nông dân.
quan trọng ở đây tôi nghĩ chúng ta phải nghĩ cách làm thế nào mà sản phẩm cà phê việt nam có tiếng trên thị trường thế giới và đem lại được thu nhập cho người nông dân đó mới là điều quan trọng.
Gửi tác giả Cao Trần !
Qua xem bài luận của anh viết rất hay về chủ đề Cà Phê chồn, eEm thấy tấm hình của anh rất đẹp: Con Chồn đang ăn trái Cà Phê.
Anh có thể bán tấm hình gốc (không nén) đó cho em được không (không cần độc quyền). Nếu anh chấp nhận liện hệ với em qua số điện thoại 0902.720.299. Vì em cần làm tư liệu cho bài báo cáo tiểu luận.
Rất mong được anh nhận được thư ngỏ này.
Nếu các bạn có tấm ảnh nào liên quan đến con chồn đang ăn cá phê, liên hệ mình nhé. Nếu qua ngày 07/06/2012 mình không cần nữa.
Thân chào.
Tấn Lộc.