Sao giá cà phê chưa tăng!? (ngày 27/04/2010)

Nhà nước đã cho mua tạm trữ 200,000 tấn cà phê, nhưng từ lúc triển khai việc tạm trữ không những giá không tăng mà lại giảm giá thêm thảm.

Giá cà phê quay đầu giảm liên tục kể từ khi có chính sách mua tạm trữ
Giá cà phê quay đầu giảm liên tục kể từ khi có chính sách mua tạm trữ

Có hay không chuyện các doanh nghiệp bắt tay với giới đầu cơ nước ngoài dìm giá xuống để doanh nghiệp mua được cà phê dự trữ với giá rẻ.

Hay đã đến kỳ hạn giao nên nước ngoài dìm giá xuống để thực hiện việc mua và giao hàng.

Dù sao đi chăng nữa thì việc tạm trữ cà phê đã quá muộn, cứ đà này đến lúc giá cà phê có tăng cũng chẳng có để cho nông dân bán và hưởng cái lợi từ chiến sách tạm trữ, và giá có tăng cũng chỉ làm lợi cho giới đầu cơ nước ngoài.

Các nhà chính sách và doanh nghiệp được chỉ định mua tạm trữ nên thực hiện ngay. Dân khỏ lắm rồi, xem ra điệp khúc “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” vẫn như lời tiên tri vậy. Dân khổ chỉ biết kêu trời, còn lại đều sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi.

Bài viết được gửi bởi anh. Phạm Minh Thanh
Địa chỉ: Cukuin-DakLak
Email: phamminhthanh98@yahoo.com
—————————————–
Y5cafe rất cám ơn những thông tin từ bài viết mà anh Thanh đã chia sẽ cùng bà con.
Hãy chia sẽ câu chuyện của bà con đến với cộng đồng.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. K 'Hai

    Theo thông lệ thì cứ 10 năm thì có cà phê có một lần “chết” về giá. Năm 2000 giá giảm ở mức 350$/tấn và năm nay có lúc giảm xuống còn 1212$/tấn (Theo vật giá như thế: công cán, xăng dầu, phân bón, … thì giá vào thời này 1212$/tấn < 350$/tấn) Vì vậy nếu giá cà phê tiếp tục đi xuống thì người nông dân sẽ còn tiếp tục khổ nữa.

  2. mặt mèo ^^

    “biết rồi – khổ lắm – nói mãi”………nếu giá caphe cứ giảm mà không tăng lên như thế này thì có thể nói “chính sách mua tạm trữ của nhà nước thất bại” rồi sao???người dân mãi mãi vẫn là người chịu thiệt!!!thật đáng thương!!!

  3. Huỳnh Văn Hòa

    nông dân không khổ, không thiệt thòi thì là vua à. Các chính sách của nhà nước chỉ tổ làm giàu cho doanh nghiệp thôi.

  4. Nguyen hong quan

    Cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà nước một cách kịp thời và chú trọng hơn trong xuất khẩu cà phê.

  5. Trần thiên Ân

    Đã đến lúc nhà nước phải xem lại vai trò của minh trong việc bình ổn giá cả,đảm bảo quyền lợi cho người nông dân chân lấm tay bùn,nhất à người nông dân trồng cà phê và lúa.Mấy ổng đi nước này nước nọ dể giao dịch ,đàm phán,ký hợp đồng này nọ nhưng kết quả có thấy bao nhiêu đâu ? người dân học ít lao động nhiều hàng hoá nông sản làm ra mấy thằng cha nước ngoài cho giá sao thì theo vậy ,vay trò của mấy ổng có thấy đâu ?

  6. tran thi huong

    tu khi co quuyet dinh ho tro gia cfe ngay cang giam manh.kg cu nong dan ma ca cac dai ly cung dang dung tren da vuc tham.lai xuat ngan hang thi tang cao ma nha nuoc thi keu ho tro.kg biet ho tro duoc cai gi.

  7. cafe tây nguyên

    cứ thế mãi thôi tăng được mấy hôm, người dân vẩn chưa kịp lấy lại vốn giờ lại thế này, tôi thấy cái tin hổ trợ vốn cho nhân dân có thật không?

  8. sonhai_le2010

    Có thể nói người nông dân chịu hết nổi rồi, giá cứ nhập nhằng thế này thì không biết bán vào thời điểm nào cho hợp lý chắn chắn rồi “chó cũng cắn áo rách” thôi bà con ơi.

  9. Nguyen hong quan

    Tinh trang gia ca fe hien nay lieu cac vu toi day hieu qua va nang suat cua ca fe co anh huong gi khong khi da phan cac nong dan khong co nhieu von de dau tu!

  10. Chuongphamhong

    Chính sách mua tạm trữ của Chính phủ , các nhà phân tích cần đưa ra người trồng cà phê được gì , khi số đông người trồng cà phê không còn sản phẩn để bán , các doanh nghiệp xuất khẩu hỗ trợ người trồng cà phê cái gì ? trong khi chi phí lại qua cao

  11. Nguyễn Vịnh

    Theo tôi, Nhà nước không nên đưa ra bất kỳ chính sách nào nữa để can thiệp sự vận hành tự nhiên của cơ chế thị trường. Ngược lại để hỗ trợ cho người nông dân tồn tại để làm ra sản phẩm cung ứng cho thị trường Nhà nước cần có những chính sách cụ thể và trực tiếp với người nông dân như giãn nợ vay ngân hàng, giảm lãi suất cho vay đầu tư, hỗ trợ giá vật tư phân bón xăng dầu…cho đến thuế đất đai nông nghiệp!

  12. lethienhan

    Nếu nhà nước không chủ trương mua tạm trữ 200,000 tấn cà phê thì chắc giá đã giảm sâu hơn rồi.
    Thực ra nếu tăng năng suất công việc thì nông dân bình thường thôi, không giàu có nhưng cũng không thiệt hại gì nhiều; chứ doanh nghiệp và đại lý mà mua cà phê dự trữ rồi giá xuống thì lỗ và thiệt hại nhiều lắm.
    Sự biết động giá cả cà phế nói riêng và giá nông sản nói chung làm thiệt hại cho doanh nghiệp chứ nông dân thì không có gì thiệt hại chẳng qua là lời nhiều hay ít hay hoà vốn. Từ đó, nông dân sẽ tiết kiệm hơn và quan tâm sản xuất có hiệu quả hơn.

    Chính sách mua tạm trữ của nhà nước là không nên (như trường hợp gạo vừa rồi) vì làm như vậy vô tình là sự đầu cơ trong kinh doanh. Mà nhà nước thì luôn hô hào chống đầu cơ.

  13. Trà My

    Tôi không dám bàn luận đến chuyện đại sự nhưng thấy các anh chị sôi nổi vui quá nên góp vài lời.

    Đồng ý với lập luận là sản lượng Robusta của chúng ta lớn nhất thế giới nhưng với thời điểm này không phải chỉ có VN một mình một chợ. Những nước có sản lượng Ro lớn đã sắp đến vụ thu hoạch rồi.

    Sản phẩm của chúng ta là cà phê nhân sống. Kỹ thuật bảo quản của bảo quản chưa có gì ngoài nhà kho và bao bì thậm chí cả bao PP như chúng ta thường thấy qua thời sự trên tivi. Với điều kiện thời tiết ở ta thì hết thời hạn tạm trữ các nhà rang xay mua về chế biến sẽ tiết kiệm được một khỏng tiền lớn chi phí năng lượng đây. Mùa vụ mới của ta cũng bắt đầu bà con ta khỏi phải lo giáp hạt.

    Bà con nông dân hãy vui! Chào Hạnh Phúc!

  14. Phạm Văn Lợi

    Chính sách nhà nước trợ giá tại sao không có hiệu quả? Câu hỏi này phải để các ban ngành và doanh nghiệp trả lời. Vậy khi nhà nước trợ giá doanh nghiệp được lợi hay nông dân được lợi? Chúng ta không thể bán cà với giá cao có nhiều nguyên nhân: chất lượng, khả năng đàm phán quốc tế của doanh nghiệp, nhà đầu cơ tích trữ ép giá, sản lượng cà thế giới..v..v..
    Muốn tìm được lối đi cho cây cà phê thì cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được thương hiệu cà phê vững chắc trên thị trường thế giới.
    Nhà nước cần có chính sách tích cực hướng dẫn bà con nông dân xây dựng các mô hình trồng cà tiết kiệm chi phí mà cho năng suất cao, tạo ra các giống cà có khả năng chịu hạn, chất lượng tốt, chính sách trợ giá hiệu quả sát thực nhất đối với bà con trồng cà… có như thế bà con mới sản xuất tốt được chớ hiện tại bây giờ rất ít bà con nắm được kỹ thuật trồng cà khoa học, đa số là làm theo kinh nghiệm, cho hiệu quả kinh tế không cao, chi phí cao…
    Muốn làm được cần có sự chung sức, sự quan tâm thật sự của ban ngành các cấp, doanh nghiệp và bà con nông dân.

Tin đã đăng