Tôi đã nghe, và thấy các bạn những người nông dân nói rất nhiều về các vấn đề liên quan đến ngành cà phê Việt Nam.
Tôi rất muốn được chia sẽ quan điểm của mình cùng các bạn, nhưng rồi thiết nghĩ chúng ta nói các nhà hoạch định có nghe và có thấu hiểu cho nỗi khổ của người nông dân đang gồng mình chịu khổ hay không?
Và nếu họ có lắng nghe thì họ có tìm giải pháp hổ trợ và thay đổi tình thế không mới là vấn đề quan trọng? các bạn. Các bản thay đổi nghị quyết nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời đã hơn 1 năm nay. Thế mà lý thuyết vẫn là lý thuyết chứ chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Sản phẩm từ người nông dân làm ra thì giá rẻ mạt, trong khi đó tư thương doanh nghiệp lại làm giàu trên chính mồ hôi nước mắt của bà con mình.
Mong rằng bà con mình sẽ có đủ nghị lực để vươn lên trong khó khăn, và hy vọng sau cơn mưa trời sẽ sáng.
Đôi lời tâm sự.
Bài viết được gửi bởi anh. Hoàng Tuyên
Địa chỉ: Gia Lai
Điện thoại: 01672145828
Email: hoangtuyen165@gmail.com
—————————————–
Y5cafe rất cám ơn những thông tin từ bài viết mà anh Tuyên đã chia sẽ cùng bà con.
Hãy chia sẽ câu chuyện của bà con đến với cộng đồng.
Mọi việc không đơn thuần chỉ là những lời nói như anh nghĩ. Đâu phải tư thương nào cũng như anh nghĩ. Nói 1 câu vuông cho anh Hoàng Tuyên hiểu “không có chúng tôi anh bán cho ai!”. Anh không hiểu 1 câu cha ông để lại sao “gieo nhân nào gặt quả nấy”.
Xin anh đừng chụp mũ như anh quy kết. Có chăng anh hãy đặt mình vào vị trí tư thương và tôi người đang làm tư thương đặt vào vị trí người nông dân, chúng ta sẽ hiểu. Sau bao năm làm tư thương bây giờ tôi muốn trở thành 1 người nông dân, tôi không phải lo lắng nhiều khi nông dân vay mượn và khi mất mùa nông dân có trả tiền đúng hẹn cho tôi không …..!
hay là tôi lại phải gánh cái họ nợ để chạy đi khất và chịu lãi suất cao gấp đôi so với cái giá mà người nông dân họ nợ tôi. Vì sao ư! Vì làm tư thương cái chữ “TÍN” quan trọng lắm anh à. Có lúc thậm chí chúng tôi phải bán cà non để gánh, trong khi điều đó chúng tôi có làm cho người nông dân được không bạn.
Tôi viết ra những điều này mong bạn hiểu và cũng đừng quy chụp 1 cách như suy nghĩ mà bạn đã viết.
Thân. Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc.
hi,
Cuối cùng thì người nông dân vẫn chịu thiệt, nhà nước có chính sách hổ trợ mưa trữ cà phê nhưng nông dân đươc gì, giá cả vẫn theo thị trường thế giới, thật tức cười.
ai ma biet duoc cai gi dang xay ra chu.nha nuoc ho tro cho doang nghiep mua cafe de tru .tuong hay sao cafe cu ha chong mat.vay thi ho tro co ich gi cho nha nuoc va nong dan khong?toi khong thay loi cho ai.truoc mat la vay nhung ve sao thi sao ? toi nghi cung vay la vay thoi.
Chúng tôi đồng cảm sâu sắc với ý kiến của anh Hoàng Tuyên.
tại sao nhà nước không dat các dại lý thu mua về cac xã huyện mà cứ dể cho các dại lý tư nhân hoành hành ép giá người nông dân mãi vạy
nghị quyết tam nông của đảng nông dân ta ai ai cũng biết không ít thì nhiều! nhưng có một điều muốn trao đổi cùng các bác đó là việc triển khai nghị quyết về mặt tài chính – ngân hàng : các bác nông dân sản xuất cà phê ở mức độ hộ gia đình khi đi vay tiền ngân hàng đã bao giờ ngân hàng nhìn các bác như bạn hàng chưa ? tôi nghĩ là chưa ! vậy nên bà con ta còn thiếu vốn dài dài còn sai thời vụ còn chán. làm ruộng mà sai thời vụ thì còn gì ! nói thật cùng các bác vĩ mô thì hay vi mô lằng nhằng chỉ béo thằng cán bộ! tôi nói vậy có gì không phải mong bà con lương thứ !
kính chúc các bác và y5 mạnh khoẻ đoàn kết trên ” tinh thần giai cấp” !
hạn tự đi tìm nước mà tưới ,bảo rụng quả thì măc kệ nông dântừ ,adến z anh nông dân phải tự lo liệu thử hỏi có bao nhiêu %người trồng cà fê đươc hưởng nghị quyết về nông dân
Lao động bằng chân tay bao giờ cũng vất vả, phải lam lũ sớm nắng chiều mưa. Nhưng không phải vì thế mà nghỉ rằng lao động trí óc lại không vất vả tí nào. Chúng ta ai cũng nghỉ, ai cũng nói nhiều… rằng người nông dân bao giờ cũng là người vất vả…Tôi đồng ý về điều này, nhưng cũng đừng chỉ nghỉ rằng họ là người khổ duy nhất trên đời này. Tôi thấy thật ra, làm cà phê cũng đâu vất vả lắm và mặc dù Nhà nước có mua tạm trữ cà phê hay không, tôi thấy làm cà phê vẫn đem lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân so với trồng các loại cây khác. Trồng cà phê có nhiều chỗ để học hỏi và vẫn dễ làm hơn bất cứ ngành nghề nào khác…
Tôi ở một xã của huyện Krông Búk – Đắk Lắk, nơi đây trồng cà phê rất nhiều và người dân sống chủ yếu cũng bằng nguồn thu từ cà phê. Theo kinh nghiệm trồng cà phê trong hơn chục năm nay, tôi thấy bình quân 1 ha đầu tư cao lắm cũng chỉ chừng 35 triệu và 1ha nếu chăm tốt cũng đem về ít nhất cũng phải 3,5 tấn nhân xô trở lên. So với giá cà phê niên vụ 2009 – 2010: 23.500 đồng/kg, thì 3,5 x 23.500 = 82.250.000 đồng. Cộng trừ nhân chia các loại vẫn còn dư (lợi nhuận) hơn 47 triệu đồng. Vậy tại sao cứ phải than van rằng người nông dân là người cực khổ nhất… đấy mới chỉ là nguồn thu từ cà phê, chưa kể việc trồng thêm nhiều cây ăn trái xen vào cây cà phê, nuôi cá, gia súc, gia cầm… sẽ có rất nhiều nguồn thu khác nhau, mà đó lại là những nguồn thu thường xuyên nữa.
Nước ta đã gia nhập WTO vì vậy mọi biến động giá cả trên thế giới đều bị ảnh hưởng đến giá cả nội địa, nếu không muốn vi phạm những cam kết. Chứ chưa nói gì đến chất lượng cà phê do chúng ta sản xuất ra. VN mình đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê nhưng về chất lượng thì sao???? Vấn đề không phải là Nhà nước hỗ trợ bao nhiều nghàn/kg, mà chúng ta hãy tính chi phí/đơn vị diện tích. Để có được cách lựa chọn tốt nhất….
Nếu bài viết này có làm phật lòng ai…thì thông cảm nha! tôi thấy bà con kêu ca nhiều quá nên… mới nêu ra những nhận định trên.
Chào bà con!
anh nhất có thể nói rõ hơn về chi phí đầu tư /ha . sao tôi thấy chưa hợp lí!
thân chào anh !
Về phân bón:
– Mỗi năm đầu tư khoảng 4 đợt phân bón: 03 đợt mùa mưa, 01 đợt vào mùa tưới (tưới đợt 2):
– Mỗi đợt bón 10 bao phân/1ha, riêng đợt bón vào mùa tưới ít hơn 05 bao. Vậy một năm khoảng 35 bao phân bón/ha.
– Bình quân giá phân bón: 400.000 đồng/bao. (có thể là SA, UREA, Kaly, NPK, lân, vi sinh,…) vì các loại phân có giá chưa tới 200.000đ và phân cao lắm cũng chừng 550.000 là cùng.
Vậy: 400.000 đ/bao x 35 bao = 14.000.000 đồng.
Về thuốc sâu: Mỗi năm phun 02 lần. Mỗi lần chi phí (tùy theo loại thuốc, phù hợp với nhu cầu của cà phê đó) khoảng 2,5 triệu đồng.
Vậy: 2,5 triệu x 2 lần = 5 triệu đồng.
Về tưới nước: Mỗi năm tưới 3 đợt, mỗi đợt khoảng 50 – 70 lít dầu/ha (tưới khoảng 500 – 600 lít nước/hố).
So với giá dầu hiện nay 14.900 đồng/lít, 210 lít x 14.900 đồng = 3.129.000 đồng.
Về làm cỏ: Mỗi năm làm 03 lần, mỗi lần khoảng 15 công (chi phí nhân công tuỳ theo vùng và khu vực). Riêng khu vực mình thì 50.000 đồng/công/ngày. Vậy khoảng: 45 công x 50.000 = 2.250.000 đồng.
Về cành:
– Mỗi năm cắt 3 lần (01 lần chính sau thu hoạch và 02 lần phụ đầu mùa mưa và khoảng đầu tháng 10).
– Mỗi lần khoảng 12 công. 36 công x 50.000 đồng = 1.800.000 đồng.
Các chi phí khác: Khoảng 5 triệu đồng.
Tổng cộng các loại:
14.000.000 + 5.000.000 + 3.129.000 + 2.250.000 + 1.800.000 = 26.179.000 đồng.
Chi phí các loại và cả chi phí khác cũng chưa đến 35 triệu.
Các ban tham khảo nha!
Hiện tại mình đang làm thế này.