Gần đây trên thị trường xuất hiện một số doanh nghiệp kinh doanh cà phê thua lỗ, vỡ nợ. Điều này có ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam?
Xem thêm: > Muộn còn hơn không!
Việt Nam là nước có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, kim ngạch xuất khẩu cà phê có năm đạt 2 tỷ USD. Đây là ngành góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế cả nước nói chung, vùng Tây Nguyên nói riêng. Tuy nhiên những năm qua, ngành cà phê Việt Nam phát triển không ổn định và bền vững do gặp nhiều trở ngại, rủi ro.
Không giống như mặt hàng nông sản khác, thị trường cà phê thế giới trồi sụt có tính chu kỳ, khoảng 10 năm lặp lại 1 lần. Thị trường lên, giá có thể tới 60.000đ/kg nhưng khi thị trường xuống giá có thể chỉ còn 4.000 – 5.000đ/kg. Khi thị trường lên xuống, giá cà phê cách xa giá thật, nếu đánh giá thị trường không đúng, các doanh nghiệp kinh doanh sẽ bị thua lỗ nặng nề. Mỗi chu kỳ như vậy, số tiền mất mát có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2010, theo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ đầu năm đến nay số tiền mất mát đã lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Tuy số doanh nghiệp kinh doanh cà phê thua lỗ chỉ chiếm một lượng nhỏ trong số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhưng về mặt tâm lý nó có tác động rất lớn, ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp và địa phương có sản xuất, kinh doanh cà phê. Một số khách nước ngoài cũng lợi dụng tình trạng này để mua bán không nghiêm túc, thậm chí giữ tiền, phạt không theo quy định, gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ đâu, thưa ông?
Khi vào vụ, nguồn vốn của doanh nghiệp rất hạn chế nên không thể mua hết hàng của dân trong khi người dân cần có tiền để trang trải các khoản đầu tư đã đẩy hàng ra quá nhanh, tạo áp lực giá lên thị trường trong nước và thị trường Luân Đôn khiến giá giảm rất nhanh. Từ đầu vụ đến cuối tháng 2/2010, giá giảm trên 30%.
Lãi suất ngân hàng cao, thời hạn cho vay ngắn nên doanh nghiệp phải quay nhanh đồng vốn, không dám tạm trữ chờ đến khi có giá tốt. Điều này cũng góp phần làm tăng áp lực giảm giá trên thị trường.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp buôn bán trên thị trường kỳ hạn Luân Đôn theo giá trừ lùi (tức giá chưa chính thức, giá ảo). Do ít kinh nghiệm, lượng nhà xuất khẩu đông, tranh mua tranh bán, nên doanh nghiệp xuất khẩu bị khách hàng ép khoảng trừ lùi lớn. Thêm vào đó, thông tin trên sàn giao dịch không chính xác, doanh nghiệp nhận định thị trường không đúng, dẫn đến đầu cơ sai, kinh doanh thua lỗ.
Các nhà cung ứng cà phê xuất khẩu vốn đã nhỏ nhưng cũng tham gia mua bán trừ lùi trên thị trường kỳ hạn Luân Đôn. Do thiếu hiểu biết về chuyên môn, nhận định thị trường không chính xác nên nhiều người bị thua lỗ nặng, bán cả hàng người dân gửi trong kho. Khi giá cà phê tăng, người dân đến chốt giá để bán thì hàng không còn. Do mất mát lớn, nhiều nhà cung ứng cà phê xuất khẩu không có khả năng trả nợ, đã bỏ trốn, chiếm đoạt luôn hàng của dân và tiền ứng trước của doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có không ít người có hành vi lừa đảo.
Theo ông, để bình ổn giá và tạo điều kiện phát triển cà phê một cách bền vững, cần thực hiện những biện pháp nào?
Biện pháp chống lại tình trạng này không phải quá khó. Mặt hàng lương thực trước đây cũng có tình trạng tương tự. Các nhà kinh doanh lương thực từng có năm bị thua lỗ nặng do biến động của thị trường, giá cả, do không thống nhất trong hành động. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để bình ổn thị trường này, trong đó giao cho các doanh nghiệp lớn mua tạm trữ gạo ngắn hạn. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu gạo ổn định, các doanh nghiệp xuất khẩu có lãi lớn, người dân bán được lúa với giá cao, góp phần thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển.
Ngành cà phê cũng cần học tập ngành lương thực, rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước, vai trò của Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu lớn để bình ổn giá và tạo thị trường giá ổn định. Cần ngăn chặn và hạn chế tối đa bán việc hàng trừ lùi và chuyển sang bán hàng giao ngay. Nhà nước cần có lãi suất hợp lý cho doanh nghiệp xuất khẩu. Do lãi suất vay ngân hàng quá cao, doanh nghiệp mua vào phải bán ra thật nhanh, gây áp lực lớn lên thị trường bán hàng. Nếu có lãi suất thấp hơn thì các doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian lưu hàng hóa trong kho, chờ khi giá tốt hơn để bán.
Mặt khác cần có sự sàng lọc rủi ro đối với khách hàng. Thị trường hiện nay đang sàng lọc các khách hàng rủi ro nhưng bản thân việc quản lý thông qua vai trò của Hiệp hội và sự giám sát của các ngân hàng cũng sẽ tạo ra được lực lượng các nhà kinh doanh có thực lực, ổn định và an tòan, giúp cho việc kinh doanh cà phê tốt hơn.
Bên cạnh đó cần có sự hợp tác của ngành cà phê Việt Nam với ngành cà phê các nước như Brazil, Indonesia…Việc này cần có sự phối hợp không chỉ vai trò của Hiệp hội mà còn có vai trò của Chính phủ như đối với mặt hàng gạo.
Được biết Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam có kiến nghị Chính phủ cho phép mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê. Đến nay, kiến nghị đó được xem xét như thế nào?
Sự quan tâm của Chính phủ đã tạo tín hiệu rất tốt đối với sự ổn định của thị trường, giá cà phê đã nhích lên trong tháng 3. Việc mua tạm trữ là mong mỏi của tất cả các doanh nghiệp và người dân trồng cà phê.
Hiệp hội đề xuất tạm trữ 200.000 tấn với mục đích bình ổn giá thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất khẩu cà phê. Nếu được mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê thì chúng ta có 20% sản lượng xuất khẩu trong kho, như một cái van điều tiết khi giá xuống thì tạm trữ, khi giá lên thì bán. Chúng tôi cho rằng, việc tạm trữ trong thời gian 6 đến 9 tháng, thì khả năng ổn định thị trường là có cơ sở.
Việc tạm trữ nên thực hiện hằng năm và nên giao cho các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có uy tín và độ tin cậy cao thực hiện. Các doanh nghiệp sử dụng số tiền này để mua hàng của nông dân, hoặc cho người dân gửi hàng trong kho nhà cung ứng. Với cách làm đó, chúng ta vừa giúp cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi, người dân bán được hàng với giá cao, có tiền để trang trải các khoản đầu tư, vừa giữ bình ổn giá trên thị trường. Thông qua đó tạo ra sự đoàn kết thống nhất cao trong điều hành của Hiệp hội và là cơ sở để các nước khác bắt tay với Việt Nam trong việc giữ giá cà phê ổn định trên thị trường toàn cầu.
Hiện nay lượng cà phê còn tồn trong nước khoảng 400.000 tấn. Nếu Chính phủ cho thực hiện sớm việc tạm trữ, sẽ góp phần bình ổn thị trường, nâng giá cà phê ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo Chí Tiền (Báo Công Thương)
Tôi nghĩ rằng BQT (Ban Quản Trị) mạng nên đưa thêm nhiều video về các công nghệ tiên tiến trên thế giới và nên đưa ra những giải pháp nhằm giúp bà con có thể tiếp cận được khoa học công nghệ vào trong sản xuất, đồng thời cũng giúp bà con có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong công việc mua bán của mình.
bay gio thi nong dan cung chang? con` nhieu cafe ca? nam vua roi mat’ mua`, nam nay laj han. han’ nen dc dong` nao la dem dj khoan gieng’, mua dau`, de? tuoi’ cafe cho vu han. han’ vua roi. the’ nhung cung chang cuu van~ duoc tinh hjnh`, cafe gio da~ kho het’ roi. canh` kho, traj’ kho het’, khong nhung the’ ma con` sau benh nua~ chu’, cuoi’ cung` kho? nhat cung la nong dan thoi. bjet’ lam j hon bay gio`, chi? biet’ trong troi` va nha` nuoc’ thoi
cuoc song nguoi dan Tay Nguyen chi phuc thuoc vao cay cafe ma thoi. ko co’ cafe thi cung ko bjet se song the nao`, hihi. gia’ cao hay thap thi nong dan cung phaj ban’, ban’ thap hon gia thi truong nua~, bj nha` buon ep’ gia’, vj sao phaj ban’, vj ko ban’ cafe thi lay tien dau ra ma chi tieu hang ngay, tien xang,an uong’, cho* bua’, nhung chi phi’ nho? do’ gop’ laj cung nhieu lam’ do. ma` nong dan nao o Tay Nguyen , nha` nao cung nhieu nguoi, nha` nao cung 6,7 nguoi tro? len ko ah`. tien` phi’ cho con caj dj hoc nua~ chu’. lam lung~ lam’
ban DINH Bat Y noi :”chuan khong can chinh” ^^.ba con nong dan trong ca phe vat va lam……khong the dien ta het duoc.mong nha nuoc co gang co nhung chinh sach giup do ba con.