Tạm trữ cà phê: liệu nông dân có đứng ngoài cuộc?

Thông tin mà nông dân trồng cà phê quan tâm nhất trong hai tháng qua là các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội cà phê Việt Nam mua tạm trữ giá bao nhiêu, khi mà hiệp hội này chính thức phát động đợt mua tạm trữ bắt đầu từ ngày 15-3 với giá 23.000 đồng/kg cà phê nhân tiêu chuẩn phổ biến là R2.


Cà phê trong kho của một doanh nghiệp ở Lâm Đồng

Thế nhưng dường như việc triển khai mua tạm trữ cà phê của nông dân lần đầu tiên trong vòng chục năm qua của các doanh nghiệp đã vấp phải những ý kiến khác nhau về giá mua và thời gian mua.

Lãi 30% hay lỗ?

Trong phương án đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Chính phủ phê duyệt chương trình mua cà phê tạm trữ đầu năm nay, Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) cho rằng giá mua tạm trữ tối thiểu phải đảm bảo cho nông dân bán cà phê có lãi 30% , tương tự cách tạm trữ mà Hiệp hội lương thực Việt Nam đang làm với lúa gạo mà Chính phủ đã thông qua 2 năm nay.

Xem bài viết: > Vicofa: người trồng cà phê phải có lãi 30%

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho rằng cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam; và nếu người trồng lúa được nhà nước đảm bảo lợi nhuận 30% thì cũng có thể làm điều tương tự với cà phê, khi mặt hàng này hiện đang rớt giá xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Niên vụ cà phê 2000-2001, sau khi giá cà phê xuống thấp còn 5.000-6.000 đồng/kg, lúc đó Chính phủ cũng cho phép các doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê nhưng sau đó không thấy ai đề cập việc tạm trữ lúc đó hiệu quả tới đâu, hay chỉ mang tính hỗ trợ doanh nghiệp là chính.Hiện tại, giá cà phê nhân ở các tỉnh Tây Nguyên rớt xuống còn 22.700 đồng/kg và khó có khả năng dừng lại, càng làm cho nông dân sốt ruột với thông tin mua tạm trữ cà phê ở mức giá nào?

Hồi cuối tháng 2, khi Vicofa chưa xác định giá sàn mua cà phê tạm trữ, ông Nguyễn Công Hoàng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), nói với TBKTSG Online, rằng cách đây vài năm khi giá nhân công, phân bón còn thấp thì Vinacafe đã mua cà phê của người dân 25.000 đồng/kg. Hiện tại, để người dân có lãi 30%, theo ông Hoàng, các doanh nghiệp phải mua ở mức giá tối thiểu 26.500- 27.000 đồng/kg, như vậy giá thành cà phê là 18.900 đồng/kg.

Với mức giá sàn mua cà phê tạm trữ 23.000 đồng/kg như đang triển khai thì quy ra giá thành cà phê nhân robusta loại R2 chỉ có 16.100 đồng/kg.

Với lúa gạo, việc tính toán giá thành khá bài bản. Bộ Tài chính ban hành phương pháp tính, chính quyền địa phương căn cứ theo đó mà tính ra giá thành của địa bàn mình; hoặc chí ít thì lâu nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có tính toán sơ bộ giá thành sản xuất lúa từng vụ ở ĐBSCL. Riêng cà phê thì hầu như lâu nay chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra tính toán giá thành, nếu có chỉ ở cấp độ doanh nghiệp có trồng cà phê hoặc nông dân tự tính toán công sức, vốn liếng, lời lãi cho riêng mình.

Với giá nhân công, tiền phân thuốc, xăng dầu bơm tưới như hiện nay thì một số chủ trang trại cà phê ở Dak Lak mà người viết liên lạc qua điện thoại đều khẳng định giá thành cà phê, nếu hạch toán đầy đủ, phải là 25.000 đồng/kg.

Cũng theo bà con nông dân, giá thành cà phê 16.100 đồng/kg như cách tính để mua tạm trữ hiện nay thì năng suất cà phê Việt Nam bình quân phải trên 6 tấn nhân/héc ta là điều không tưởng. Thực tế thì Việt Nam có 500.000 héc ta cà phê và sản lượng thu được 1 triệu tấn mỗi năm, có nghĩa năng suất bình quân 2 tấn/héc ta.

Tạm trữ cho ai?

Mục đích của tạm trữ cà phê nhân là nâng đỡ giá trong nước, vậy mà khi hay tin Vicofa triển khai mua tạm trữ cho doanh nghiệp hội viên, một cán bộ ngành nông nghiệp Dak Lak, cho rằng không đúng thời điểm, khi mà nông dân thu hoạch cà phê chính vụ tập trung vào tháng 11 và tháng 12. Do đa phần nông dân trồng cà phê thiếu vốn, nên trong sản xuất, phải ứng trước vốn của đại lý phân thuốc, xăng dầu hoặc vay ngân hàng, nên sau khi thu hoạch, phần lớn bán ngay cho các đại lý để trả nợ phân thuốc, tiền công thu hái.

Giờ đây, người giữ cà phê là những chủ trang trại trường vốn, các đại lý và các doanh nghiệp xuất khẩu, còn nông dân nhỏ lẻ thì đâu còn giữ cà phê để Chính phủ hỗ trợ. Điều này đồng nghĩa với việc chính sách hỗ trợ qua mua tạm trữ không đến được đối tượng khó khăn nhất, mà rơi vào túi doanh nghiệp”, vị này cho hay.

Ông Đặng Văn Huy, một nông dân trồng cà phê ở thôn 3, xã Cư Suê – huyện CưM’gar, Dak Lak, cho rằng Chính phủ nếu hỗ trợ ngành cà phê thì có chủ trương để các ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất hoặc khoanh nợ cho người trồng cà phê thì sẽ thiết thực hơn là hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê.

Hiệu quả của việc hỗ trợ doanh nghiệp mua tạm trữ chủ yếu là các doanh nghiệp được hưởng, còn nông dân trồng cà phê thì tiếp tục đối mặt với việc các mặt hàng đầu tư cho sản xuất tiếp tục tăng và giá cà phê tiếp tục giảm, nếu ai còn giữ cà phê trong nhà mà bán cho doanh nghiệp mua tạm trữ 23.000 đồng/kg, cũng bị thua lỗ”, ông Huy cho hay.

Ông Cao Đăng Dũng, một nông dân trồng cà phê, cho rằng nông dân chẳng được lợi gì khi nhà nước hỗ trợ nguồn vốn này. Vì rằng chính sách là đúng nhưng quá muộn, khi mà những hạt cà phê của nông dân lần lượt được quy ra phân bón, xăng dầu, nhân công… ngay sau thu hoạch thì làm gì còn cà phê để bán cho tới lúc này.

Thậm chí có chuyên gia cà phê còn nghi ngờ chủ trương mua tạm trữ với giá 23.000 đồng/kg, phải chăng là hợp pháp hóa cho lượng cà phê tồn trong kho của các doanh nghiệp lớn đã mua cà phê để hưởng lãi suất ưu đãi của Chính phủ.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa phát biểu với báo chí rằng thông tin Việt Nam mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê, chiếm 20% sản lượng cà phê của quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới, sẽ tác động tích cực tới giá cà phê thế giới trong vài ngày tới.

Một doanh nghiệp cà phê nhỏ, bức xúc: “Tại sao một công ty lớn trong câu lạc bộ các doanh nghiệp cà phê hàng đầu Việt Nam đã ký biên bản thỏa thuận hay hợp đồng gì đó để bán cho 2 tập đoàn của Anh trong năm nay 200.000 tấn cà phê, sao không xuất tiền ra mua của nông dân mà lại nhờ hỗ trợ qua tạm trữ”.

Theo tìm hiểu của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tháng 10-2009, tháp tùng chuyến thăm Vương quốc Anh của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex TP HCM (ông Nam cũng là Phó chủ tịch Vicofa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam) đã ký biên bản ghi nhớ về việc bán tổng cộng 200.000 tấn cà phê nhân trong mùa vụ 2009-2010 cho 2 đối tác lớn của công ty là Armajaro Trading Limited và Louis Dreyfus Trading Limited.

Xem bài viết: >  Intimex sẽ xuất khẩu 200.000 tấn cà phê sang Anh

Hồng Văn – SGtimes

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. noileo2009

    Các Pác ơi : cái bệnh nổ , bệnh thành tích của các đại gia xuất khẩu cà phê cũng góp phần làm cho giá cà phê phải lao đao hiện nay . Đại gia gì đó ký bán một lúc 200.000 tấn cà phê với tây , nghe nói bị tây lừa và bốc lên ký bán tùm lum , bữa nay không giao hàng được cho nó , bị nó giữ hết 1.600.000 USD ( thông tin này được tụi quỷ con xác nhận chính xác à nhen ) . Chủ trương tạm trữ 200.000 tấn cafe của chính phủ nhằm hổ trợ giá cho nông dân là đúng , nhưng nó diễn ra không đúng thời điểm : vì đây là thời điểm chỉ hổ trợ cho các DN xuất khẩu lỗ mang dòng họ … Đổ : …. lỗ do tạm trữ . bài học này trước đây đã áp dụng hiệu quả rồi ( Không tin hả hỏi Vinacafe đi trước đây được xóa nợ bao nhiêu rồi biết ).

  2. Hồng An

    Tôi chỉ thấy buồn thương, nông dân có được gì đâu. Tiền lại rơi vào túi đại gia chơi ngông thôi. Hình như nhà nước đang cỗ vũ sai đối tượng rồi, người nghèo thấp cổ bé họng luôn đứng ngoài mọi cuộc chơi tầm cỡ quốc gia. Hay ta giúp họ đến với sân chơi thắp sáng ước mơ hoặc vượt lên chính mình có lẽ phù hợp với năng lực hơn.

  3. Hồng An

    Bỗng dưng tôi muốn làm thơ
    Mở lòng với chút duyên hờ đen nâu
    Trải qua một cuộc bể dâu
    Cà phê rớt giá nghe đau đớn lòng
    Đắng cay một kiếp nhà nông
    Trăm suy nghìn tính long đong phận nghèo
    Một sương hai nắng dãi dầu
    Cà phê thánh thót đượm màu nhân gian
    Tình đời chua xót bẽ bàng
    Đại lý vỡ nợ bàng hoàng tan thương
    Nhà nước lại có chủ trương
    Hỗ trợ tạm trữ con đường mở ra
    Chợt nghe văng vẳng như là
    Cà phê đội nón đi xa lâu rồi
    Chỉ khoẻ cho đại gia thôi
    Tiền ngân sách ấy nông dân tôi đâu có phần
    Ông đã tạm trữ mấy lần
    Thử hỏi ông thấy nông dân …có bớt nghèo!

  4. sonhai_le2010

    tôi thấy người nông dân khi nào cũng bị ép giá ,trên mạng báo cà phê 22900 mà ra bán chỉ được 22500 đồng

  5. Ngọc Candy

    – Có một bài viết Ông Nam – Vicofa có nói là có khi nào cà phê quay trở lại giá cách đây 10 năm là 3000-4000 đồng/ký, vậy đây có phải chủ ý để đánh vào tâm lý người dân lo sợ để bán đổ bán tháo ko? Tôi rất mong các Ông lãnh đạo hãy vì đất nước, vì nhân dân một chút, đừng vì lợi ích cá nhân mà đưa người dân đi vào ngõ cụt, đến khi người dân họ bức xúc chặt hết cà phê để đi lên thành phố làm việc thì lúc đó mấy Ông cũng phải gánh chịu hậu quả mà thôi.
    – Đối với việc đưa ra mức giá tạm trữ, chẳng lẻ các nhà lãnh đạo vẫn chưa tính được mức giá thành của một tấn cà phê sao? Nếu giá 23.000 đồng/kg là lời 30% thì tại sao nhiều đại lý lại vở nợ, người dân phải khốn đốn, kêu gào thảm thiết đến thế, mấy ông có tính được mức lãi suất phân bón, nhân công vào đó không? …
    – Khi phát biểu thì tui nghe hay lắm, nhưng hành động thì chẳng thấy đâu? thiệt chán,…

  6. Hoàng

    Tại Brazil, quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, khi giá cà phê xuống quá thấp ảnh hưởng đến người trồng cà phê, nước này bắt buộc các doanh nghiệp thu mua cà phê phải tham gia sàn đấu giá cà phê với mức đấu giá tối thiểu bằng chi phí sản xuất trên một tấn cà phê cộng thêm 160 đô la Mỹ để giúp người trồng cà phê có lãi.

  7. Nguyen duy khang

    Toi that su thong cam voi ba con nong Dan, khi mot mua Vu khong may dat nang suat. Tuong chung se co Gia cap. Tuy nhien ong nam ban hang truoc khi co San pham Thu duoc roi sau do khong co hang Giap Thi may ong phai chui trach nhien chu. Co Che Thi Truong Ma!

    Ong sy lai keu goi Chinh phu tro Gia nong Dan Nhung thuc chat la nong Dan lam Gi con hang Ma tro Gia chu. Viec lay tien thue cua Dan Ma Chou cho may ong Thi co dang khong? Khi co Congo Thi Thuong roi. Lam sai Thi phai Chiu trach nhien chu! Sao lai lay tien nhan sachets de ho tro duoc.

    Roi lai Tung tin co the ca phe xiong 4000 nhu truoc day nua chu, that het biet nhan dinh cua ong nam nhu the nao Ma lai dam ki 200,000 tan nua. Mot nguoi lam ngheo dat Nuoc nhu ong nam Ma cho do thap Tung Chinh phu do lam an Quoc te Thi that con nguoi khong co Luong Tri.

  8. nguyen van hung

    tôi đồng ý vói ý kiến của các bạn phản hồi, thật sự không biết mấy “ông lớn” nghĩ gì nữa, đáng buồn thật, chỉ tội nông dân thôi, thế này không sớm thì muộn Tây Nguyên lại có loạn thôi, “đói thì đầu gối phải bò mà”

  9. Hoàng

    anh nguyen van hung hãy bình tĩnh,
    Đâu phải cứ bần cùng là sinh đạo tặc, chắc chắn rồi sẽ có cách giải quyết.

    Nếu ôm cây cà phê mà thấy khổ quá, mệt mỏi quá thì sao không thử bỏ nó ra và đi ôm một loại cây khác, biết đâu sẽ khá hơn thì sao.?

    Nhà nước hổ trợ là một chuyện, nhưng chính chúng ta những người nông dân trồng cà phê phải xem lại cách làm ăn, sản xuất của mình để thay đổi cho phù hợp với thời thế.

  10. Trần vĩnh Xương

    Bán đất ăn quen rồi làm sao biết hoạch toán lãi lỗ được ,cà phê lãi 30% là giá 23000đ.hỡi chuyên gia kinh tế Việt nam ,Viện cà phê việt nam,đến nay mà các ông chưa tính được giá vốn một 1kg là bao nhiêu.thật nực cười một mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu quốc gia mà đến hôm nay chính phủ còn chưa biết giá vốn,chưa biết kế hoạch đầu tư nông nghiệp đi phương nào,hóa ra chính phủ trả lương nuôi các chuyên gia kinh tế để lấy phân thôi.

  11. HAONG THANG

    Nói đến nghành cafe thì phải nhắc đến vai trò của Nhà nước,nhà nông và doanh nghiệp.năm 1994 khi giá cafe tăng đột biến (40.000đ/kg) thì người nông dân cực kỳ có lãi và nhà nước ra tay can thiệp là thu 100USD/tấn phí phòng trừ rủi ro?

    đến năm 1996 giá cafe tuột giá khủng khiếp đặc biệt là cuối 2001 giá rớt dưới 4000d/kg,nông dân lỗ nặng nhà nước không nhắc tới quỹ này?Năm này nhà nước có vài động thái hỗ trợ nông như trợ giá vận chuyển phân bón,khoanh nợ cho nông dân.

    Khi trợ giá cước vận chuyển thì người nông dân ở tây nguyên vẫn chịu giá phân cao hơn giá phân ở vùng đồng bằng hay nói đúng hơn là nông dân vẫn không được hưởng chính sách trợ giá này?!

    Còn giãn nợ thực chất là việc của ngân hàng vì với số nợ như vậy thì không giãn thì cũng chẳng thu được vì việc đã rồi,mặt khác trong 2 năm giãn nợ thì nông dân không được tiếp cận với bất cư nguồn vốn nào nếu chưa trả nợ cũ!vậy chính sách của nhà nước thực chất chỉ cứu các doanh nghiệp chứ không có động thái tích cực với nông dân.

    Còn doanh nghiệp thì khi có lợi nhuận họ không bao giờ có những chiến lược kinh doanh dài hơi,chỉ làm theo lợi nhuận trước mắt mà khi bị khủng hoảng về lợi nhuận thi họ la lên dể nhà nước giải cứu họ.Lần này tác động của nhà nước vẫn không là ngoại lệ.

    Vậy giải pháp lâu dài của nhà nước với nông dân là phải thực tế và rõ ràng để nông dân trực tiếp hưởng lợi từ chính sách chứ không thể làm dầu ngọn để rồi các nhóm lợi ích trục lợi còn nông dân thì luôn chịu thiệt.Nếu nhà nước lúc này hỗ trợ cho nông dân thì nên dùng nguồn vốn ấy trực tiếp cho nông dân vay để họ giữ lai nguồn cafe chưa bán tới doanh nghiệp có vậy thì các doanh nghiệp mới chấm dứt cách bán hàng qua giấy.

    Thuốc đắng giã tật nên chấp nhận vài doanh nghiệp yếu năng lực phá sản còn hơn canh bệnh trầm kha nông dân bao giờ cũng nghèo,thành quả lao động không được tương xứng.

    Hãy tới các ngân hàng nông nghiệp hiên nay thấy nông dân chúng tôi thiếu vôn đầu tư cỡ nào chưa nói là nạn vay nặng lãi ở ngoài còn khủng khiếp thế nào.mong rằng nhà nước có những chính sách thật rõ ràng và cụ thể chứ không phải chỉ là giải pháp đầu ngọn

  12. dien

    chặt cà phê trồng tiêu – chặt tiêu trồng cà phê – chặt cà phê trồng điều ? bà con ơi ! đừng nghe nó dự báo ! năm 2008 tôi đã mất 30.000.000. vì dự báo!

  13. Tran Phong

    Bai viet phan anh dung tinh trang cua nong dan va cung cach lam an cua cac doang nghiep trong linh vuc cafe . 90% cac doanh nghiep xuat khau cafe deu la kinh doang tren giay . manh dan phat bieu y kien them nha Thang

  14. JackyTse

    Mấy ông doanh nghiệp làm ăn kém như thế thì cứ cho họ phá sạn theo quy luật tự nhiên đi là vừa. đừng để họ quen thói, cứ làm bừa, sắp chết là cầu cứu nhà nước.
    Còn chủ trương hỗ trợ này kể cả học sinh tiểu học cũng hiểu được nó chủ yếu mang lại lợi ích cho ai! đó là cho doanh nghiệp, chứ không phải cho nông dân.

  15. Nguyen Van Hung

    Cảm ơn Anh Hoàng đã góp ý. Tôi nóng quá mất khôn rồi. Nhưng ý kiến của anh khó lắm anh ah, Bây giờ lấy đâu vốn để đầu tư cây trồng khác đây, mà trồng cây gì cũng có vấn đề hết, tôi đã thử trồng tiêu và điều rùi, tiêu cho thu hoạch 1-2 năm đầu cũng được, nhưng khi bị dịch nó chết sạch. còn điều thì không an thua, năm được năm không ah. Có lẽ cố gắng bám trụ cây cà phê thôi. chào anh. thân.

  16. Nguyễn Văn Rảnh Rỗi

    Đời nó là thế các bác ah , có năm 40.000 / 1kg thì cũng phải có năm 20.000 chứ !

    Những năm đó ai mà biết tích góp , không ăn chơi , đua đòi thì tiền đó dư dả đắp cho các năm này .

    mà các bac có biết thế giới đang khủng hoảnh không ? Ngành nào cũng mong không bị lỗ thôi , chỉ mong tạo ra được công ăn việc làm thôi chứ tính chi lợi nhuận .

  17. NGUYEN HOANG ANH

    bac nguyen van ranh roi noi rat dung neu biet cach ta van co the bam tru neu chiu kho van co an . nhung noi gi thi noi cay ca phe la 1 cay lau nam ton bao cong suc moi cham soc no de co thu hoach gio chat di la mat bao cong suc . gia ca khong ai du doan duoc dung nghe nguoi ta du doan cu kien tri se co thanh cong

  18. tuan anh

    toi thay chung ta cung ranh thiet do.chung ta viet roi cung chinh chung ta thao luan thui chu giam doc cac cong ty lon voi lanh dao nha nuoc dau co ai doc dau.su that mat long.:((

  19. lê thành luận

    Việc xúc tiến mua Cà phê tạm trữ của Chính phủ là đúng chưa? Mục đích của việc làm nay? Ai sẻ là người hưởng lợi. Vậy việc cần làm để nâng giá cà phê là gì?. Tôi thiết nghĩ để trả lời những câu hỏi này không phải chuyện đơn giản 1 ngày, 2 ngày và ai sẻ là người trả lời được.
    Tôi sinh ra và lớn lên gắn liền với cây Cà phê nên tôi hiểu rất rõ. Giàu lên cũng nhờ Cà phê, nghèo đi cũng do Cà phê. Nói chung, cây cà phê đã mang lại cho người Dân Tây Nguyên không ít suy nghĩ như thời gian qua chúng ta đã chưng kiến.
    1. Việc Chính phủ có động thái xúc tiến mua tạm trữ là tốt. Nhưng Mua thế nào để giải quyết được khó khăn cho người Nông dân mói là điều cần làm? Theo Tôi Phải mua Tạm trữ lúc cà phê giảm giá mà Nông dân bán ra không có lãi là tốt. Lúc giá thế Cà phê thế giới giao động trong tháng 03/2010 là 23,000đồng/kg thì Chính phủ phải mua cao hơn là 24,000-25,000đồng là hợp lý. Múc đích để nâng giá cà phê trong nước giúp người trồng cà phê đỡ khó khăn. Chứ mua tạm Trữ bằng giá thị trường thì có ý nghĩa gì. Làm như vậy chẳng khác nào lấy nguồn vốn nhà nước ra mua cà phê lúc giá thấp đọi giá cao bán ra kiếm lợi. Việc làm này giống như của Tư thương. Rồi phần lợi nay có mang ra chia cho nhưng Hộ trồng Cá phê không hay sử dụng vào việc khác.
    2. Chính phủ nên Tập trung vào việc tạo nên Hiệp hội giữ các nước sản xuất Cà phê. Tập Trung nghiên cứu dây chuyền sản xuất cà phê hiện đại để nâng cao chất lượng. Có các biện pháp mạnh ngăn chặn không cho người dân trồng Cà phê tự phát. không để người trồng cà phê thu hoạch quả xanh kém chất lượng. Ngăn chặn tình trạng Trộm cắp cà phê bằng hình thức xử phạt thật nặng. Đó là những việc mà chính phủ có thể làm được.
    3. Mặc khác, Tôi nghĩ người trồng Cà phê tự có ý thức với sản phầm mình làm ra. ý thức với cách trồng, chế biến. Mỗi người trồng phải nâng cao ý thức của mình. Chứ không phải lúc cà phê tăng giá thì Hồ hỏi. Lúc giảm giá thì kêu gọi trợ giúp của Chính phủ.
    Trên đây là ý kiến của Tôi mong các bạn đọc bổ sung thêm.

  20. huy hoang

    Tôi thấy rằng Chính phủ có chủ trương cho mua tạm trữ cafe là điều rất cần làm trong lúc này.Vấn đề là làm thế nào có hiệu quả (không khéo đục nước béo cò) .Bởi tiền nhà nước rót xuống theo gói hỗ trợ chỉ mới đến tay các doanh nghiệp,trong khi đó dân vẫn là người đang cần vốn lại không có ,Vậy theo tôi nhà nước nên có giải pháp quản lý và theo tôi có ý kiến: để giải pháp có hiệu quả thì các đơn vị được giao nhiệm vụ mua cafe, phối hợp với các địa phuong đặt điểm tại cơ sở cho dân ký gởi cafe và xác nhận số lượng , ngân hàng dựa trên cơ sở đó cho dân vay vốn theo gói hỗ trợ với bao nhiêu phần trăm số lượng cafe ký gởi . có xác nhận số tiền vay của ngân hàng Như vậy Nhà nước vừa nắm được sản lượng cafe vừa tiền đến tay người dân . Không nên để dân ký gởi các địa lý cafe rồi xảy ra vụ vỡ nợ như ở đắc lắc thì laị khổ cho nông dân

  21. Nhuong Hai Lua

    Sản xuất cà phê ở VN ta cứ cho như mọi người nghĩ là tự phát đi!Vậy những nơi có quy hoạch hẳn hoi như các nông trường Quốc doanh lợi nhuận có khá không mà các hộ nhận khoán kêu dữ vậy?Cứ so sánh số đong người làm nông với số đông ngành nghề khác hay các vị trong doanh ngiệp kinh doanh cà phê nào đó sẽ biết liền.Tôi có mấy ý tham gia diễn đàn này mong bà con cùng đóng góp , kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền hòng nhận được sự quan tâm tốt hơn của Nhà nước:_Chủ trương của Đảng và nhà nước đói với nông nghiệp và nông thôn thì ai cũng biết,nhưng chính sách thực thi hòng nâng cáo mức sống của người nông dân thì chưa rõ lắm,(đôi lúc nằm nghĩ sao nông dân khổ thế.)Chẳng hạn việc thu phí giao thông qua xăng dầu làm tăng chi phí đầu vào hạt cà phê mà lẽ ra nó phải được giảm trừ;Chính sách hổ trợ nông dân không được quan tâm thường xuyên chỉ đến khi sự cố xảy ra mới tìm cách tháo gỡ mà từ triển khai đến thực hiện đâu có phải nhanh chóng , kịp thời.Chẳng hạn như giá cả lúc này,không biết kêu ai còn các vị Đại Diện cho nông dân thì đang ở đâu ?;Hiêp hội ư?Họ đang kiến nghị trợ vốn cho doanh nghiệp đó chứ có fải cho nông dân mình đâu!Thôi mệt quá, hôm nay được 23400 đồng,còn 1tấn tôi đi cân cà bán đây.Mong bà con còn cà chờ giá lên chút nữa.

  22. Ha van dan

    Toi la mot nong dan thu thiet …dang cu tru tai xa Dlieya Huyen Krong nang Tinh Dac Lac . toi da lam quen voi cay ca fe hon 15 nam nay roi ! nam nay vua mat mua vua rot gia …nghe tin duoc nha nuoc mua ho cho 200.000 tan ca fe chung toi rat mung de cho gia ca on dinh …nhung khong phai la bay gio .? bay gio chung toi chi can nha nuoc can thiep voi cac ngan hang cho nong dan chung toi vay va dan no cong them giam lai xuat ngan hang xuong = 0 de cho nong dan chung toi vuot qua luc kho khan nhat la thoi diem nay …! do la trong nam 2010 !

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83