Cà phê rớt giá: doanh nghiệp chần chừ, nông dân lãnh đủ

Giá cà phê ở Tây nguyên hiện ở mức dưới 23 triệu đồng/tấn, thấp nhất so với từ đầu năm 2009 đến nay. Người trồng cà phê đã hết kiên nhẫn đợi chờ và bắt đầu bán tháo, chấp nhận thua lỗ.

Thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân khiến cà phê giảm chất lượng lẫn sản lượng
Thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân khiến cà phê giảm chất lượng lẫn sản lượng

Giá cà phê rớt thấp trong suốt thời gian dài là ngoài dự báo, khiến người trồng gặp khó khăn vì đã cạn vốn để tái đầu tư, trong khi hầu hết đại lý cà phê đều thay đổi phương án kinh doanh, thu mua cầm chừng và tạm ngừng ứng vốn cho nông dân.

Chị Võ Thị Sen, một hộ trồng cà phê ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chua chát: “Bí vốn đầu tư, hết tiền trang trải nên dù biết lỗ cũng đành bóp bụng bán đại chứ biết làm sao!”

Ông Nguyễn Ngọc Chánh, ở huyện Di Linh (Lâm Đồng), cho biết “Theo tính toán, giá cà phê phải đạt ở mức 28.000-30.000 đồng/kg mới có lãi. Việc bán cà phê với giá thấp như thế này cũng đau xót lắm, nhưng vì các doanh nghiệp và người trồng cà phê như chúng tôi chưa tìm ra được hướng đi chung.”

Chính sách cho doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê là điều hết sức cần thiết và phải sớm được triển khai.

Trong khi đó, theo ông Dương Thanh Tương, chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp trẻ tỉnh Đắk Lắk, tình trạng giá thấp kéo dài và chưa biết bao giờ chạm đáy đã khiến toàn ngành cà phê lo lắng.

Hiệp hội Cà phê – ca cao và Tổng công ty Cà phê VN đã kiến nghị hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê nhằm ngăn tình trạng này. Tuy nhiên, cũng vì chưa biết giá cà phê bao giờ chạm đáy nên nếu có hỗ trợ vốn, gắn với điều kiện phải mua tạm trữ cà phê vào thời điểm này, cũng chưa chắc đã được các doanh nghiệp hồ hởi đón nhận.

Tây nguyên là khu vực sản xuất cà phê lớn nhất nước, hiện có khoảng 430.000 ha cà phê, chiếm trên 80% tổng diện tích và sản lượng cà phê cả nước.

Trước tình trạng suy thoái giá, doanh nghiệp chần chừ, người trồng cà phê thì lại rất cần vốn. Việc bán cà phê vào thời điểm giá rẻ như hiện nay với nông dân chỉ là điều bất đắc dĩ. Đồng thời bởi thiếu vốn đầu tư là nguyên nhân khiến cho Đắk Lắk – vùng sản xuất cà phê lớn nhất nước, bị giảm về sản lượng lẫn chất lượng.

Chỉ tính ba vụ gần đây, sản lượng chỉ đạt 60 – 80% so với bình quân chung và tỉ lệ hạt nhỏ, kém chất lượng lại tăng hơn 20%.

Theo ông Phạm Văn Án, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng: “Nếu có nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thì chắc chắn việc tạm trữ cà phê sẽ được tiến hành suôn sẻ và triệt để hơn“.

>> Tạm trữ cà phê: liệu nông dân có đứng ngoài cuộc?

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. trân tân trung

    Nếu Bạn là người Tây Nguyên thì không cần phải nói nhiều về nỗi khó khăn cơ cực của người nông dân cafe, vào thời điểm này cái màu cuộc sống của họ đã gần như cùng màu với màu bột cafe, đen đậm một “màu”.

    Họ không thể thay đổi cái “màu” đó chỉ thông qua một hội nông dân quanh năm chỉ “đất, phân, cần, giống” và một hiệp hội vfc với nhiều zic-zac tách rời không đủ lực…

    Và cũng đã có quá nhiều phương hướng, giải pháp được các chuyên gia và nhà kinh tế phân tích áp dụng nhưng “màu” cafe vẫn mang một điệu buồn vô vọng từ ba năm qua.

    -Biện pháp kinh tế của chính phủ dành cho cafe chưa thật sự nhất quán, xuyên suốt ?
    – Biện pháp kinh tế đã rào kín xuyên suốt nhưng một vài “điểm” bị vượt rào ?

    Rất nhiều nguyên nhân nhưng chung quy lại thì bán cafe “dễ ẹt” nhưng bán với giá nào thì cần lắm một hướng nhìn cùng nhau.

    **xin mãn phép*

    Sử dụng hạn ngạch xuất khẩu cho cafe viet nam là một giải pháp ?

  2. Nguyễn Thị Thúy

    Ba,mẹ cháu trồng cà phê.quanh năm xuốt tháng chỉ làm bạn với cày cuốc.Tất cả cũng chỉ vì tương lai bốn chị em cháu.Nuôi hai đứa con học đại học ở TP HCM và hai thằng nhỏ học cấp 3.Ba mẹ cháu đã vất vả lắm rồi.Năm Nay cà Phê rớt giá quá, đôi mắt ba cháu sâu thêm,mái tóc mẹ cháu thêm nhiều sợi bạc.Tụi cháu cũng lo lắng theo ba, mẹ.Cũng không biết làm gì.Cà phê càng ngày càng thấp.Liệu có cách gì để giúp những người nông dân như ba mẹ cháu không???

  3. trần hướng dương

    mình cùng cảnh ngộ với bạn thúy đó. giá cà phê thế này người nông dân trồng cà phê đã khổ nay càng khổ hơn. giá cả hàng hóa nào cũng tăng giá. chỉ có giá cà phê là càng ngày càng rớt. nhà mình chỉ trông vào hạt cà phê giờ giá thế này không biết phải lo liệu sao. hic

  4. phạm quốc huy

    cháu mong các bác chính phủ giải quyết nhanh vụ cà phê này đi.cả nhà cháu đang trông chờ cà phê tăng giá để bán đi kiếm ít tiền cho cháu đi học.tình hình mà cứ thế này thì gay to.các bác đừng tính toán nhiều quá mà phải làm gì đó thiết thực hơn đi.chí it thi cũng phải làm sao cho cà phê tăng giá một chút.ngày nao cũng thấy giá bị lùi thế này thì chắc là không có cơm ăn mất huhu

  5. Nguyễn Tài

    cà phê rớt giá không ai mong muốn cả, người nông dân là người chịu thiệt thòi trong việc này nhất. Đảng và nhà nước ta do dân vì dân hết mình phục vụ mà..các bạn cứ yên tâm đi..

  6. Nguyễn Văn Rảnh Rỗi

    Dù gì thì bây giờ cũng hết vụ cafe của VN rồi , cái chủ yếu sắp tới là phải cải tổ ngành xuất khẩu cafe VN , phải quản lý phương thức ký các hợp đồng trừ lùi rõ ràng hơn !!!!!!

  7. huy hoang

    Tôi thấy Chính Phủ hỗ trợ cho mua dự trữ cafe là hợp lý. Nhưng để thực thi có hiệu quả cần có một giải pháp đúng ,(chừ không khéo đục nước béo cò). Bởi vì tiền chỉ đến tay các doanh nghiệp nếu không có sự quản lý của nhà nước ,thì họ làm thế nào có ai biết,Vậy theo tôi các công ty được giao nhiệm vụ thu mua nên phối hợp cùng địa phương đặt các điểm thu gom để dân gởi cafe và có xác nhận ,ngân hàng trên cơ sở đó cho nông dân vay theo gói hỗ trợ , như thế vừa nắm được sản lượng vừa thiết thực cho người nông dan .chừ không nên để nông dân ký gởi các địa lý rồi xảy ra vụ vỡ nợ ở Đắc Lắc thì dân lại khỗ nữa

  8. huy hoang

    Tôi thấy rằng Chính phủ có chủ trương cho mua tạm trữ cafe là điều rất cần làm trong lúc này.Vấn đề là làm thế nào có hiệu quả (không khéo đục nước béo cò) .Bởi tiền nhà nước rót xuống theo gói hỗ trợ chỉ mới đến tay các doanh nghiệp,trong khi đó dân vẫn là người đang cần vốn lại không có ,Vậy theo tôi nhà nước nên có giải pháp quản lý và theo tôi có ý kiến: để giải pháp có hiệu quả thì các đơn vị được giao nhiệm vụ mua cafe, phối hợp với các địa phuong đặt điểm tại cơ sở cho dân ký gởi cafe và xác nhận số lượng , ngân hàng dựa trên cơ sở đó cho dân vay vốn theo gói hỗ trợ với bao nhiêu phần trăm số lượng cafe ký gởi . có xác nhận số tiền vay của ngân hàng Như vậy Nhà nước vừa nắm được sản lượng cafe vừa tiền đến tay người dân . Không nên để dân ký gởi các địa lý cafe rồi xảy ra vụ vỡ nợ như ở đắc lắc thì laị khổ cho nông dân

Tin đã đăng