(25-10-2016) Giá kỳ hạn cà phê tăng, nhờ đồng nội tệ Brazil lên hăng

Giá trên hai sàn cà phê tiếp tục mạnh thêm ngay từ đầu tuần. Đóng cửa sàn kỳ hạn cà phê arabica New York dương 1.80 cts/lb đạt 157.90 cts/lb và sàn robusta London thêm 8 USD đạt 2161 USD/tấn so với mức cao nhất trong ngày 2163 USD.

Yếu tố kỹ thuật tích cực làm lực đẩy cho 2 sàn kỳ hạn cà phê tăng bên dù lượng dư mua hàng giấy của các quỹ đầu cơ tăng rất mạnh tuần qua. Những yếu tố khác cũng trợ lực như đồng Real Brazil (BRL) hôm qua giao dịch tăng mạnh trên 1% so với đồng USD, có lúc đạt mức cao nhất tính từ hơn hai tháng nay, 1 USD ăn 3,113 BRL. Nông dân Brazil chần chờ không bán do đồng BRL mạnh, bán nội địa không lợi so với năm trước.

Tại Brazil, nhiễu động nhiệt đới gây mưa tại các vùng phía nam, đông nam và trung tây. Tuy nhiên lượng mưa không đều. Trong khi vùng Cerrado chỉ nhận 5mm lượng mưa thì vùng nam Minas Gerais nhận hơn 70mm từ ngày thứ Sáu tuần trước cho đến hết ngày thứ Ba hôm nay 25-10. Tuần này, dự kiến một đợt lạnh kéo vào vùng đông nam và sẽ có mưa trên diện rộng tại các vùng Minas Gerais và Espiranto Santo, là vùng trồng cà phê robusta trọng điểm của Brazil.

Lượng dư mua lớn có lẽ là trở ngại lớn nhất của 2 sàn kỳ hạn cà phê, Tuy nhiên, giá trên hai sàn tăng hôm qua là một bước khẳng định thị trường xuôi theo hướng kỹ thuật. Với London, giá đã thử ở mức 2161/2163 và nằm ở đó. Giá New York quá mức 155 để chốt 157.90 đang phất cờ hiệu lên 159.60. Cả hai sàn đang chịu sức hút tăng nhờ yếu tố kỹ thuật phần nhiều. Các mức kỳ vọng của London 2200 và New York 160.90, thậm chí còn cao hơn thế vẫn chưa chệch khỏi tầm ngắm đến giai đoạn hiện nay.

Dự kiến mở cửa sàn kỳ hạn robusta London thứ Ba 25-10  cơ sở giao dịch tháng 01-2016 từ không đổi đến tăng nhẹ.

Nguyễn Quang Bình

Nên xem thêm >> Định vị thị trường cà phê 2016/17

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nguyen tri hieu

    theo tôi nghĩ , là người trồng cà phê toi biết 3 năm trở lại đây số lượng diện tích bị chặt phá để tròng cá loại cây khác, đặc biệt là hồ tiêu tăng lên theo cấp số nhân. và cà phê già cỗi, bệnh tật cũng nhiều hơn trước. số cà phê tái canh không hiệu quả vì trước đây phá rừng trồng nên đất tốt, giờ phá cà trồng cà phê đất đã hết chất và tiềm ẩn nhiều nấm bệnh nên tái canh khó.
    khi thế giới nhận ra kho của họ đã dùng hết, và đẩy giá lên mua vì nghĩ ràng ở các kho việt nam còn nhiều , nhung họ đã nhầm hay ta đã đánh giá sai, song cà phê đã tụt mà không thể có cách nào tăng lại sản lượng, do số cà phê chặt phá bở , và đất rừng trồng cà phê mới không có .
    vậy giá xẽ khó cá thể giảm trong vài năm nữa.

  2. văn võ song toàn

    Trần 160 đang nhăm nhe phía trên, đã hai lần không qua mức cản này. Nhìn các đường kỹ thuật thì đường giá đang ở vùng đỉnh rồi.
    Âu là muốn lên tiếp chắc là phải xuống.!!!

Tin đã đăng