Chỉ có Brazil, Việt Nam và Colombia, ba nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nằm trong số ít những nước có thể trụ vững với cà phê nếu tình trạng thua lỗ vẫn tiếp tục.
Trong vài năm tới, một tách cà phê El Salvadoran có thể trở nên khá đắt đỏ do người trồng cà phê đang đối mặt với lợi nhuận thấp không ngờ.
Theo Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), người trồng cà phê trên khắp thế giới đang đối mặt với doanh thu ít ỏi từ thu hoạch cà phê trong lúc chi phí ngày càng leo thang.
Theo nghiên cứu mới nhất của ICO, những quốc gia trồng nhiều cà phê El Salvador và Costa Rica thậm chí còn đang bị lỗ. Kết quả, người dân chuyển sang loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này đe doạ đến khả năng cung không đáp ứng nhu cầu thế giới ngày càng tăng.
Khoảng 70 quốc gia trên thế giới đang phải trải qua giai đoạn thua lỗ hoặc ít lợi nhuận đã diễn ra trong một thời gian dài. Chỉ có những quốc gia xuất khẩu hàng đầu mới có khả năng trụ vứng khiến thị trường đang nằm trong tay một số ít những người trồng cà phê.
Hiện nay, chỉ có Brazil, Việt Nam và Colombia, ba nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nằm trong số ít những nước có thể trụ vững với cà phê nếu tình trạng thua lỗ vẫn tiếp tục.
Việc sản xuất tập trung cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng ít có lựa chọn. Doanh thu cà phê gặp sức ép cũng do hai vấn đề – giá cà phê và thị phần bán lẻ thấp.
Trong 18 tháng qua, chỉ số giá cà phê của ICO đã thấp hơn mức trung bình trong 10 năm 1,37 USD mỗi pound. Sản lượng lớn nhờ thời tiết thuận lợi, tăng diện tích trồng cùng với một số đồng nội tệ bị định giá thấp so với USD khiến giá cà phê giảm sâu. Trên thực tế, chỉ số giá hiện này không thay đổi so với khi bắt đầu năm 2000.
Bên cạnh đó, trong 200 tỷ USD trên thị trường bán lẻ, người nông dân chỉ nhận được 15 tỷ USD, theo thống kê của liên đoàn người trồng cà phê Columbia. Trong khi đó, chi phí sản suất như nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu lại tăng giá liên tiếp. Tại El Savador, nông dân trông cà phê lỗ nhiều nhất trong thập kỷ vừa rồi trong khi Costa Rica cũng không có lãi trong ba năm vừa qua.
Đây là nguyên nhân nhân khiến thế hệ trẻ không muốn làm nông nghiệp. Độ tuổi trung bình của người trồng cà phê hiện tại là 55 tuổi. Bên cạnh đó, còn một loạt những thách thức như thay đổi khí hậu số cây cà phê bị thoái hoá cũng tăng cùng những rủi do dịch bệnh sẽ đe doạ sản lượng.
Thua lỗ liên tiếp cũng làm người trồng cà phê hạn chế đầu tư vào hiện đại hoá cũng như trồng cây mới. Tuỳ vào khí hậu, tuổi đời cây cà phê nằm trong khoảng từ 8-20 năm và việc trồng mới là cần thiết để thích ứng với thay đổi khí hậu, dịch bệnh và sâu bệnh.
người nông dân phải vất vả bỏ nhiều công sức để sản xuất ra những hạt cà phê nhưng họ lại là người được hưởng giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị của cà phê. giá trị mà người nông dân được hưởng quá thấp và những cây trồng khác mang lại lợi nhuận tốt hơn đã và đang làm mờ nhạt dần vị trí của cây cà phê trên vùng Tây Nguyên. nếu như trong tương lai gần giá cà phê không có những bước tăng đột phá thì chuyện người nông dân chuyển đổi từ cây cà phê sang cây trồng khác là chuyện đương nhiên.
Nói cứ nói , viết cứ viết để có cái nghe và cái đọc . các yếu tố kỹ thuật , tăng lãi suất USD….. chỉ là tức thời và ngắn hạn .quy luật cung cầu sẽ tự điều phối thị trường về giá cả và sản lượng .
Làm cà phê thời nay xem ra quá vất vả , ấy thể thu nhập quá thấp ,loạng quạng lỗ vốn .Ấy thế nếu chuyển qua những cây trồng khác thì sẽ nhàn hởn rất nhiều mà thu nhập lại cao hơn :
– Tiêu : Nhàn tênh , giá cao năng xuất 12-16 tấn là bt trừ hết năm kiếm tỷ/ha
– Sâu riêng nhàn nữa ,giá cao trên 40 k/kg , năng xuất 25- 30 tấn /ha trừ rồi cũng trên tỷ/ha
– Bơ but 7 tính xơ trồng 6 x7 mét thì ít cũng 220 cây , một cây ít cũng tạ rưỡi , giá đều 80 k trở nên vậy là một năm thu trên 2 ty/ha
Nhưng tất cả thua cam , làm cam nhàn vvà siêu lợi nhuận !
Vì lẽ đó khắp Tây nguyên đâu cũng đua nhau phá cà để trông : Tiêu , Chanh dây , bơ , Sầu riêng . Làm ăn kiểu này sớm muộn con cháu cũng về SG , BD hay ĐN để làm thuê cho Cty mà thôi !
Đúng đấy bạn ạ, tôi ở Tây Nguyên, thấy mấy người đi tiên phong trồng hồ tiêu, bơ Booth 7 hay sầu riêng giờ mua khá nhiều đất ở Bình Dương, SG và ra tận Đà Nẵng, không phải làm thuê mà con cháu hộ có thể thành lập công ty, còn trồng cà phê, tèn tèn đủ ăn là tốt rồi, Mỗi thời một loại cây trồng, trước kia thời hoàng kim cây cà phê, gờ là loại cây trồng khác.
vì sao lên nỗi. giá cà phê bao nhiêu năm nay vẫn lẹt dẹt như vậy hỏi sao người dân không chuyển đổi cây trồng khác chứ. có là người nông dân mới biết làm cà phê cực cỡ nào. tốt nhất nên xen canh vừa thêm thu nhập lại vừa giảm rủi ro về giá cả thị trường
Đối với người nông dân thì Cà phê bây giờ giống như 1 bà vợ vừa già vừa xấu lại hay cằn nhằn.. còn Tiêu, Sầu riêng, Bơ giống như mấy cô Hoa hậu vừa đăng quang ai cũng thèm muốn ấy.
Bạn thu hà nói quá chuẩn không cần chỉnh ?.
Ưng phản hồi của bạn quá mà không dám khen thành tiếng, sợ bà “cà phê” ở nhà đập cho 1 trận :D
Đập là đúng! Đập vì cái tội là đời bạn đã được lên Hương nhiều rồi mà còn mơ mộng nọ kia!
Nếu tính để thu nhập tương với các loại cây trồng khác thì giá phải 120.000/kg cà phê nhân mới đúng. Sản xuất cà phê vừa đầu tư vật tư, nhân công lao động lớn, nặng nhọc, vất vả mà lợi nhuận quá thấp so với các cây trồng khác thì vài năm tới ở Việt Nam diện tích loại cây trồng này sẽ bị thu hẹp dần để nhường chỗ cho cây trồng khác như các loại cây hồ tiêu, bơ, sầu riêng…
Tính hết chi phí, công cán, thuốc men, phân bón…thi 1 tấn cafe nhân nông dân chỉ lời được chục triệu. Cả 1 năm lời dk có hơn chục triệu… Chục triệu đó lại gánh thêm bao nhiêu chi phí sinh hoạt. Lợi nhuận quá thấp mà công người nông dân phải bỏ ra quá nhiều. Tại sao VN nhập cái gì cũng mắc… mà xuất thì rẻ vậy.