Diễn biến tình hình mua bán cà phê ngày hôm qua, nhận định kỹ thuật cho thời gian tới.
Giá cà phê đầu phiên tăng mạnh nhờ sự mua vào của những nguồn vốn, họ là những người mua tốt nhất không chỉ cà phê mà một số mặt hàng khác trong rổ hàng hóa. Không có gì mới để nói về cà phê trong lúc này, rất nhiều “tay chơi” cả hai phía mua bán đều đứng lùi lại và dành sân chơi cho những nguồn vốn muốn làm những gì họ cần.
Những nhà sản xuất Brazil và những nước khác không thấy xuất hiện. Trong khi đó vùng Đông Bắc (Brazil) trồng cà phê Robusta vẫn còn khô nóng cũng như Việt Nam tình hình chưa có nhiều cải thiện, cùng với tình hình thời tiết Mexico và những nước Trung Mỹ cũng chẳng khá hơn, trong khi đó Colombica tình hình có được cải thiện nhờ mưa tuy nhiên được cho là còn cần nhiều hơn nữa.
Những nhà rang xay cũng không mua vào nhiều và hiện nay đang đứng chờ cho đến khi giá kỳ hạn điều chỉnh đến mức thấp hơn mới chịu bước vào thị trường.
Phiên giao dịch ngày 21/4 là một phiên đầy kịch tính và điên đảo của cuộc chơi tài chính hơn là mua bán cà phê thật, không có chuyện thời tiết, chính trị hay tiền tệ gì can thiệp vào tại thời điểm này ngoài sự điều chỉnh dòng vốn khi ra, khi vào của những nguồn vốn. Một loạt các mốc giá trần (hay còn gọi là mốc phản ứng) đang nằm ở mức 129-130 cent trên cơ sở tháng 7 New York đều bị chạm tới ở trên mức 131,2 cent (mức cao nhất trong phiên) chỉ còn một mốc trần duy nhất là 134 đang hững hờ chờ đợi tại đó.
Kịch tính ở điểm, trong phiên vừa chạm mức trần cao nhất và đồng thời cũng lao xuống chạm các mức sàn ở các điểm 127-126 và suýt chạm luôn mức sàn thấp nhất đang ngóng lên trên đồ thị là 123 cent.
Thị trường Robusta tuy không làm trò xáo trộn nhưng cũng dao động trong biên độ tương đối lớn khi vượt mức trần thứ nhất là 1600$ và cũng sụt quá mức sàn thứ nhất đang nằm ở mức 1560$ (giá đã thấp nhất ở mức 1558$/t).
Từ trên đồ thị chúng ta thấy rằng giá cà phê đã phần nào lấy lại được phong độ lần đầu tiên kể từ tháng 10/2015 vào giữa tháng 3/2016, đây là lần đầu tiên tươi sáng sau một chuỗi dài mờ mịt mà giá không có cơ hội leo qua nổi đường giao dịch bình quân trong 20 ngày, tuy nhiên về mặt kỹ thuật mà nói, một khi giá đã vượt qua hàng rào của giải Bollinger trên thì gần như chắc chắn sẽ sụt, cú sụt ngày 21/4 có lẽ nằm trong cái lẽ ấy.
Căn cứ trên đồ thị tuần để xét thì đường giá hiện nay đang nằm trong mức giao dịch bình quân của 20 ngày qua, đây là giai đoạn khó đoán mức độ ngắn hạn sắp tới sẽ thế nào, do đó không loại trừ chiều nay giá sẽ tiếp tục sụt thêm một nhịp.
Tuy nhiên về trung hạn hay hơn nữa là trong năm 2016 thì giá cà phê có nhiều lý do để tin tưởng sẽ thoát ra cái bóng mờ mịt của chính nó như đã từng trong năm 2015.
Nếu chọn đầu tư kiểu “ăn xổi ở thì” có lẽ nhà đầu tư nên liên tục theo dõi đồ thị giao dịch trong phiên dạng cập nhật từng phút hay mỗi 15 phút để có một cái nhìn nhanh hơn về sự biến thiên của thị trường.
Kinh Vu (Giacaphe.com)
Các bác cứ thắc mắc làm gì cho nhiều? Nếu như sàn giao dịch cà fe tối nào cũng xanh một màu xanh hi vọng thì chúng ta có chịu bán cà fe không mà cứ phải nâng lên hạ xuống như vậy mới mua được cà trong dân chứ
Cà phê thì không khó mua lắm , do cũng chỉ là mặt hàng nông sản , thời hạn bảo quản có giới hạn . Để lâu quá sẽ khó bán .
Có lẽ giá đầu tuần và cuối tuần không thay đổi. Cho dù trong tuần có phiên tăng phiên giảm. Mình vẫn giữ quan điểm giá lình xình đến tháng 7. Từ tháng 7 đến tháng 10 có khả năng tăng được 40k thậm chí hơn. Quan điểm cá nhân vì mình chẳng biết gì về kỹ thuật!
Gửi Bác Kinh Vũ,
Đầu tiên phải cảm ơn những bài viết rất hay của Bác, có chiều sâu, nhiều thông tin chính xác và rất cụ thể dễ hiểu.
Trong bài viết này tôi ủng hộ quan điểm của Bác vì tôi nghĩ rằng giá trong dài hạn sẽ tăng tốt còn tăng lên mức bao nhiêu thì mạn phép không dự đoán. Nhưng từ thông tin cơ bản đến kỹ thuật đều ủng hộ cho xu hướng tăng của giá cà phê trong dài hạn “up trend in long term”.
Thân chào