Sáng nay (29/09), giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 800 – 1.000 đồng, xuống ở mức 34.600 – 35.300 đồng/kg.
Thị trường London:
Trên sàn kỳ hạn ICE Europe, giá cà phê Robusta đột ngột giảm sâu. Kỳ hạn giao tháng 11 giảm 48 USD, tương đương giảm 3,01 %, xuống 1.548 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2016 giảm 47 USD, tương đương giảm 2,93 %, còn 1.556 USD/tấn, và kỳ hạn giao tháng 3/2016 giảm 46 USD, tương đương giảm 2,84 %, còn 1.572 USD/tấn, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Thị trường New York:
Trên sàn kỳ hạn ICE US, giá cà phê Arabica cũng cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao tháng 12 giảm 3,55 cent, tức giảm 2,89 %, xuống 119,15 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 3/2016 giảm 3,45 cent, tức giảm 2,74 %, còn 122,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2016 giảm 3,3 cent, tức giảm 2,58 %, còn 124,65 cent/lb, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Tỷ giá đồng Reais Brasil và Peso Colombia đột ngột giảm sâu khiến giá cà phê lao dốc trên các thị trường. Điều làm các nhà quan sát thị trường e ngại nhất là tỷ giá đồng Reais vượt qua mốc 4,0 thì nay đã xảy ra khi kết thúc phiên hôm qua tỷ giá đồng Reais đã là 4,096 và có khả năng sẽ giảm thêm. Trong khi USD chùng lại trong rổ tiền tệ khiến sức mua hàng hóa thế giới tiếp tục giảm sút.
Thông tin trong tuần này ở phía đông nam Brasil sẽ có mưa hỗ trợ hoa cà phê nở tốt cho vụ tới cũng khiến giá cà phê càng yếu thêm.
Rabobank vừa điều chỉnh một số dự báo, trong đó điều chỉnh giá cà phê Arabica New York giảm 10 cent/lb so với dự báo sẽ ở quanh mức 138 cts/lb trong quý cuối cùng của năm nay được đưa ra hồi cuối tháng Bảy. Lý do để ngân hàng thương mại quốc tế của Hà Lan đưa ra dự báo giảm là ở Brasil đã có những “cơn mưa xuất sắc” hỗ trợ hoa nở tốt và đồng Reais quá yếu.
Vào cuối tuần trước, Rabobank cũng cho rằng các quỹ đầu cơ lạc quan hơi sớm mặc dù Brasil đã có mưa nhưng cần phải theo dõi thêm, trong khi hiện tượng thời tiết El Nino đang gây thiếu mưa ở Colombia và Indonesia.
Theo các nhà quan sát, đầu cơ sẽ tiếp tục đẩy giá cà phê Robusta giảm sâu thêm nữa hòng gây sức ép lên lượng hàng chưa bán tại Việt Nam, trong khi nông dân rất cần nhu cầu tài chính cao cho thu hoạch vụ mới đã cận kề
Một số trạm quan trắc của các nhà máy thủy điện cho biết lượng mưa ở Tây nguyên năm nay giảm tới hơn 25% so với năm ngoái, sẽ đe dọa nghiêm trọng nguồn nước tưới cho cây cà phê vụ mới.
Một nông dân ở Cư Kuin, vùng cà phê trọng điểm của Đăk Lăk, cho biết lượng mưa hiện nay quá ít sẽ làm cho nhân cà phê nhỏ, thất thu vụ này là điều chắc chắn. “Không hiểu các công ty kinh doanh quốc tế khi đi khảo sát họ căn cứ vào đâu để cho rằng sản lượng vụ này sẽ tăng 10 – 15 %?! Nếu họ chỉ mới nhìn hoa nở hay vài chùm quả đầu mùa thì chẳng khác gì “đếm cua trong lổ”, vị nông dân nói như vậy.
Sáng nay (29/09) Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 800 – 1.000 đồng, xuống ở mức 34.600 – 35.300 đồng/kg.
Anh Văn (giacaphe.com)
Anh nông dân hồi này ngon ghê nhỉ ! dám chê công ty KD nước ngoài đếm cua trong lổ hả?
@Anh Nông dân trong bài : các nhà kinh doanh nước ngoài, họ đếm được trên cây của anh có bao nhiêu trái, bao nhiêu trái chín, bao nhiêu trái xanh, bao nhiêu trái to, bao nhiêu trái nhỏ, cây của anh có bao nhiêu chồi luôn. Chỉ có anh mới đếm cua trong lỗ mà thôi. Thân chào quyết thắng .
Các Công ty nước ngoài họ kinh doanh rất khoa học và có chiến lược bài bản hơn mình nhiều , sai lầm lớn nhất của chúng ta là năm nào cũng kêu mất mùa do thời tiết và giảm diện tích ….nhưng thử làm phép tính nhỏ nếu quy hoạch lại khoảng 650 ngàn héc ta ( theo số thống kê mới nhất cả nước hiện nay có khoảng 675 ngàn ha ) với năng suất bình quân 2,7 tấn nhân /ha thì đã là 1,8 triệu tấn rồi ( nhà mình thu bình quân hàng năm khoảng 6 tấn nhân/ha tại Biển hồ -Gia lai) . Nếu được mùa thì cà phê làm sao đây , trong khi đó tiêu thụ chỉ khoảng 10 % . Mọi thông tin mất mùa … đã vô tình làm cho người sản xuất lại trở thành các nhà đầu cơ bất đắc dĩ …dẫn đến hậu quả hiện nay !!!
Bài học nghìn năm trước, kết thân với người quên cảnh giác, đến khi trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường. Đành phải kêu lên “Thần Kim Quy, hãy cứu ta…”
“
Đi mô xa cho mệt, nghe @anhdung khai là chắc cú !
Tâm đắc với ý kiến của anhdung.
Số liệu điều tra, khảo sát… không phải tự dưng mà có. Kinh phí bỏ ra để làm cũng không hề nhỏ, và có thể nói đó là tài sản, là bí mật kinh tế của công ty, phục vụ cho mục đích kinh doanh không thể dễ dàng chia sẻ hay đêm ra để làm từ thiện. Như anh NQB nói, nó trị giá hàng vạn, triệu USD…
Con số được nêu lên công khai trên các thông tin đại chúng đều có ý đồ, mục đích… không dễ mà biết được ngta muốn gì. Họ không nghĩ đơn giản như các bạn nêu trên đâu: “của tây có bao giờ sai”!
Đành rằng biết địch biết ta mới có khả năng thắng lợi. Nhưng tất cả cũng chỉ là dự báo, không phải là con số thực, như @manh tuan thì quá bi quan, nên thua là phải !
Sao họ không tính đơn giản như @anhdung mà đi khảo sát chi cho tốn kém vậy !