Tin buồn

(20-08-2015) Giá cà phê trôi theo cơn lũ phá giá các đồng bản tệ

Thị trường chưa hoàn hồn với vụ nổ tại Thiên Tân (TQ) làm thiệt hại nặng về kinh tế và môi trường, thì lại có chấn động ở trung tâm Bangkok và tâm lý thị trường sút giảm. Hôm qua, sàn chứng khoán Thượng Hải lại tạo thêm cú chấn động tài chính: giá cổ phiếu trên sàn mất gần 6% và các chỉ số kinh tế Nhật bản lại khá xấu. Đó là bức tranh kinh tế vĩ mô hôm qua tại châu Á gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hôm qua (19-8) công bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ thêm 1%, và nới lỏng biên độ tỷ giá từ mức +/-2% hiện nay lên +/-3%, có giá trị thực hiện ngay lập tức ngày hôm qua 19-8.

Cụ thể, tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ tăng từ mức 21.673 đồng/đô la Mỹ lên 21.890 đồng/đô la Mỹ, đồng thời biên độ tỷ giá cũng được điều chỉnh tăng từ +/-2% lên +/-3%.

Với mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng mới và biên độ +/-3%, tỷ giá trần mà các ngân hàng được phép niêm yết sẽ là 22.547 đồng/đô la Mỹ, và tỷ giá sàn là 21.233 đồng/đô la Mỹ.

Đồng lúc giá đồng bản tệ VN giảm giá, đồng Real Brazil (BRL) cũng mất 0,5% so với USD trong ngày.

Giới kinh doanh lo ngại hai đồng bản tệ của hai nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam còn mất giá tiếp, một chuyên gia nhận định.

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu “ớn lạnh” với tin khả năng tăng lãi suất của đồng USD. Các hãng phân phối lớn như Wal Mart đã có kết quả kinh doanh quý vừa qua dưới mức mong đợi, các hãng khác cũng bắt đầu “rùng mình” khi nghe đồng USD tăng giá. Tính từ đầu năm đến nay, tỷ lệ lạm phát Mỹ đã lên 1,8%, con số này làm nhiều nhà kinh tế tin rằng việc tăng lãi suất đồng USD chuyện chắc chắn phải làm.

Với các yếu tố trên, sự chi phối của chính sách tiền tệ các nước đã làm giá cà phê trên hai sàn giảm mạnh, ngay cả chuyện vắt giá cũng phải bỏ lỡ. Khi nghe tin phá giá VND, các hãng kinh doanh mạnh dạn bán đón để được giá cao bằng USD nhưng giá nội địa cũng không bị chê “quá rẻ”.

Trên thị trường, có một vài đơn chào bán cà phê vụ mới từ Brazil với mức chênh lệch giữa giá FOB và giá kỳ hạn cao, tuy nhiên chưa ai sẵn sàng mua giá ấy.

Về thời tiết, mọi người đang theo dõi hiện tượng El Nino, Guatemala và El Savador thời tiết khô hạn. Vùng đông bắc Brazil trồng robusta chuyển sang nóng nực sau đó sẽ lan sang Minas Gerais. Tại Indonesia có mưa rải rác.

Đóng cửa hai sàn cà phê có giá giảm mạnh, arabica chốt mức 134.80 âm 4.25 cts/lb và robusta tháng 11-2015 giảm 39 USD đứng tại 1683 USD/tấn. Cấu trúc vắt biến mất vì tháng 9-2015 nay thấp hơn tháng 11 đến 14 USD/tấn ở mức 1669 USD/tấn.

Dự kiến sàn robusta Ice robusta London tháng 11-2015 mở cửa chiều 20-8 giảm nhẹ.

Khuynh hướng: Trung tính

Nguyễn Quang Bình

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. k duông

    Cứ hi vọng đi, không lẽ chờ tới giờ lại để mấy ông tây bà đầm làm thịt nông cà như làm thịt gà à, Kệ có xuống có lên, xuống lắm thì sẽ lên nhiều, không lẽ giá cà cứ xuống thì dân trông cà phê sẽ cuốc hết chuyển qua cây trồng khác. Một cái bẫy phá giá đồng tiền mà các nhà kinh tế học đưa ra, rốt cuôc chỉ dân đen là khỏ, không hiểu các nhà kinh tế học đi học khắp chốn 5 châu mà lại thiển cận vô cùng. Vì nước ta là 1 trong 17 quốc gia nghèo nhất thế giới nhập siêu vô cùng to lớn lại đi phá giá đồng tiền, kéo cuộc sống của người dân đã khổ nay còn khổ hơn, nay mai lạm phát bùng phát lên, lúc đó lại năng lãi suất rốt cục nền kinh tê vẫn cứ nghèo hoàn nghèo.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

76