Sáng nay (11/8), giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng thêm 600 – 700 đồng, lên ở mức 36.600 – 37.200 đồng/kg.
Thị trường London:
Trên sàn kỳ hạn ICE Europe, giá cà phê Robusta tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 32 USD, tương đương tăng 1,89 %, lên 1.693 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 30 USD, tương đương tăng 1,75 %, lên 1.711 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2016 tăng thêm 31 USD, tương đương tăng 1,8 %, lên 1.727 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Biên độ dao động khá rộng. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Thị trường New York:
Tương tự, trên sàn kỳ hạn ICE US, giá cà phê Arabica cũng tiếp tục gia tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 5,7 cent, tức tăng 4,46 %, lên 133,5 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng thêm 5,7 cent, tức tăng 4,36 %, lên 136,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2016 tăng thêm 5,65 cent, tức tăng 4,21 %, lên 139,9 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất “khủng”, cao nhất 18 tháng qua.
Mặc đù đồng Reais hồi phục khá mạnh so với USD và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm nâng lãi suất ngày càng lộ rõ, nhưng giá cà phê quốc tế bật tăng mạnh trở lại, trước vụ mùa mới ở Brasil hiện bước sang thu hoạch giai đoạn cuối không đạt năng suất cao như đồn đoán.
Sau khi Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đưa ra cảnh báo tồn kho ở các nước sản xuất lớn đã giảm một cách đáng kể, do suy đoán chủ quan nên đã đẩy mạnh bán ra trong lúc giá cả đang xuống thấp, có thể tạo nên những đợt tăng giá nhanh chóng như hồi tháng Ba năm ngoái khi các thị trường tiêu thụ chính bắt đầu mua vào.
Giá cà phê trở nên khó lường khi ngày càng có nhiều đồn đoán, suy luận chủ quan trái chiều, trong khi kinh tế vĩ mô toàn cầu đang có nhiều biểu hiện tiêu cực đã làm cho nhà đầu tư dường như khủng hoảng phương hướng khi chọn kênh đầu tư.
Một chuyên gia thị trường hàng hóa nông sản ở Miami, bang Florida – Mỹ cho rằng những đồn đoán lúc này chẳng khác gì “đếm cua trong lổ” khi không chú ý đến diễn biến mùa màng thực tế tại các nước sản xuất hiện ngày càng bất lợi do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, bất thường, mà đối với sản xuất nông nghiệp, đó là yếu tố hàng đầu.
Tiếp sau báo cáo của Nhóm nghiên cứu ProCafe dự kiến sản lượng vụ mới Brasil có thể giảm tới 20 – 30% là dự báo của Nhóm sản xuất cà phê của CNC đưa ra con số xấp xỉ 40 triệu bao, là con số dự báo thấp nhất từ trước tới nay…
Các thương nhân quốc tế cho rằng tồn kho cà phê ở Việt Nam xấp xỉ 30 % vụ mùa vừa qua trong tay nông dân và thương nhân nội địa hiện rất khó để được đưa ra thị trường do giá tham chiếu cà phê quốc tế quá thấp. Nhưng họ lại đự kiến cà phê sẽ được tung ra bán ồ ạt vào nửa sau của tháng Tám, do nhu cầu tài chính trước thềm thu hoạch vụ mùa mới, khiến cho nhà rang xay trên các thị trường tiêu dùng chính đang nuôi hy vọng sẽ mua được cà phê Robusta giá rẻ.
Sáng nay (11/8) Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 600 – 700 đồng, lên ở mức 36.600 – 37.200 đồng/kg.
Anh Văn (giacaphe.com)
Các vị chớ có chủ quan suy bụng ta ra bụng mình. Nông dân chúng tôi sẽ không bao giờ mở kho bán ra khi giá cả thấp như thế này đâu mà hòng chờ đợi để mua cà phê VN giá rẻ.
Những hộ còn cà phê đến giờ này là nhửng hộ có nguồn thu nhập khá, và họ đã có các nguồn thu khác như hồ tiêu. Chuẩn bị vào thu sầu riêng rồi, hiện nay thương lái vào tận vườn đặt tiền cọc với giá cao nên cà phê họ đâu cần xài đến. Kho cứ khóa kỹ điến lúc giá hợp lý họ mới mở kho. Các bác đừng mong chờ nhé
Hiện nay số lượng cà phê còn lại trong các hộ nông dân không đáng kể, khi nào giá tốt hoặc quá cần tiền thì mới vận chuyển ra các đại lý bán đi một ít. Số lượng lớn đã gửi vào các đại lý và Doanh nghiệp trong nước để ứng tiền, đồng thời các Doanh nghiệp này cũng đã đưa vào kho ngoại quan hết rồi (chính vì thế dù người sản xuất bảo không bán nhưng tại sao số liệu xuất khẩu hàng tháng vẫn XK đều từ 100-120 ngàn tấn). Hiện nay các tin đồn vẫn đưa ra nhận định lượng hàng tại Việt Nam tồn kho cao và sẽ bán ào ạt trong tháng tám ! trên thực tế vụ mùa vừa qua sản lượng giảm khoảng 20 % thì lấy đâu ra tồn kho cao. Thời gian từ nay đến hết tháng 09/2015 sẽ chứng minh điều này, nếu bây giờ giá có lên trên 40.000 đ/kg mà yêu cầu giao số lượng lớn hàng thực ngay có lẽ cũng rất khó khăn gom hàng. Có lẽ điều bất lợi nhất cho các nhà Sản xuất Việt Nam là cạnh tranh tỉ giá với các nước sản xuất cà phê lớn mà thôi !
Bac TanBL nói chưa chính xác cho lắm Nông dân chúng tôi sẽ không còn cà phê trong kho để mà mở kho ra mà bán cho các ông với giá này nữa . hiện tại chúng tôi đang chăm sóc, tỉa cành, bón phân chờ thu hoạch. và phấn khới nhất là Nông dân chúng tôi đã và đang trông xen một số cây như sầu riêng, bơ và đặc biệt là cây tiêu
Giá có tăng thế nào đi chăng nữa cũng không còn bao nhiêu hàng trong dân, chắc chỉ có trong kho các doanh nghiệp mà thôi.
Các bạn trồng cà phê đã thăm vườn chưa? Hiện nay cà phê Ca ti mo rụng hàng loạt không biết lí do. Nếu kiểu này đến lúc thu là k còn cà phê để mà hái. Còn cà phê rô thì hạn hán nên mất mùa 50% rồi lại còn bị rụng nữa nên mùa này lấy đâu mà thu với hái nên giá có đột phá cũng k có cà phê để bán. Mong ai còn cà phê hãy suy nghĩ kỹ để xuất hàng, nhưng giá này thì cố gắng k xuất. Chúc bán đc giá cao.
Đúng như nhận định của tôi, cách đây 2 tuần có mấy anh tây ba lô vô nhà chụp hình mấy cây tiêu và hỏi thăm cà phê trong dân còn không, tôi nói 100 hộ thì may ra còn vài ba hộ khá giả chứ đa phần là bán hết,
tôi chỉ vô kho nhà tôi, đó mấy anh xem còn cà phê đâu mà các báo nước ngoài viết còn mấy chục phần trăm cà phê nông dân Việt nam đang nắm giữ họ vô xem đúng là kho rỗng, Rồi họ ra vườn đếm số trái và đo thước, chụp hình thấy cà phê chả có bao nhiêu trái rồi họ mở Laptop ra tính toán rồi bye, hổi thăm tôi vô Lâm hà, Tôi dự đoán cà sẽ tăng nhưng tài chánh chả có để mà mua cà phê. Ma có đi vay cũng chả có cà phê mà mua.