Sáng nay (28/1), giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng tiếp thêm 500 – 600 đồng lên ở mức 40.000 – 40.700 đồng/kg.
Thị trường London:
Trên sàn kỳ hạn ICE Europe, giá cà phê Robusta tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 35 USD, tương đương tăng 1,76 %, lên 1.987 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 34 USD, tương đương tăng 1,69 %, lên 2.015 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng thêm 34 USD, tương đương tăng 1,67 %, lên 2.040 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Thị trường New York:
Trên sàn kỳ hạn ICE US, giá cà phê Arabica đảo chiều tăng trở lại. Các kỳ hạn giao dịch sôi động tăng đồng loạt 6,5 cent. Kỳ hạn giao tháng 3 tăng 3,78 %, lên 168,2 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 5 tăng 3,72 %, lên 170,9 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 3,66 %, lên 173,5 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Đồng USD bất ngờ sụt giảm trong rổ tiền tệ, do triển vọng kinh tế Mỹ không như mong muốn, đã giúp cho đồng Reais Brazil tăng, thúc đẩy giá cả trên một số thị trường hàng hóa nông sản tăng cao, trong đó giá cà phê tăng mạnh nhất. Giá cà phê tăng mạnh còn do dự báo thời tiết tại quốc gia sản xuất hàng đầu tiếp tục bất lợi.
Càng nhà quan sát cho rằng đã xuất hiện mối lo mới của thị trường sau khi Brazil tăng tốc xuất khẩu mạnh vào đầu niên vụ mới, trong bối cảnh sản lượng sụt giảm vì hạn hán và triển vọng vụ tới cũng không lấy gì làm chắc chắn, do khô hạn hiện đang đe dọa như hồi đầu năm ngoái.
Hiệp hội các nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CeCafe) cho biết xuất khẩu đang sụt giảm sau một khởi đầu niên vụ 2014/2015 đáng ngạc nhiên, nhất là cà phê Robusta giảm tới 29 % so với cùng tháng Mười Hai năm ngoái.
Công ty Telvent DTN cho biết mưa đã giúp giảm bớt căng thẳng cho cây cà phê ở Minas Gerais, tuy lượng mưa vẫn còn thấp hơn mức trung bình nhưng nền nhiệt cao mới là điều cần quan tâm.
Báo cáo tồn kho định kỳ ngày 19/1 của thị trường cà phê Robusta London cho thấy, lượng cà phê Robusta được cấp chứng nhận đã tăng thêm 9.980 tấn, tức tăng 7,66 %, lên 140.260 tấn sau 2 tuần thương mại. Con số này vẫn không làm các nhà rang xay của thị trường tiêu dùng giảm bớt lo ngại vì khối lượng này chỉ đủ cho nhu cầu cà phê Robusta toàn cầu chưa tới một tháng.
Sáng nay (27/1), giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng tiếp thêm 500 – 600 đồng lên ở mức 40.000 – 40.700 đồng/kg.
Anh Văn (giacaphe.com)
Bà con ai còn cà phê cứ yên tâm giữ k nên bán vội. Nếu cần giải quyết công việc gấp và lo cho tết thì bán đi một ít thôi. Giá cà phê năm nay sẽ lên cao hơn năm ngoái. Nhà vườn phải tính táo k nên mắc bẫy mấy nhà đầu cơ ăn trên mồ hôi nước mắt của người lao động chúng ta nhé. Sáng tháng 3 tháng 4 cà phê sẽ lên cao. Chúc bà con bán đc giá.
Thái Hà: Bạn có thể lý giải thêm vì sao giá tháng 3 – tháng 4 tăng không, mình đang dự trữ khoản vài chục tấn, tính thời điểm giá ngày hôm nay thì bán ra là huề vốn, mình cũng chưa có ý định muốn bán nhưng cần có thêm vài thông tin để khỏi phải lo lắng, ăn tết thoải mái hơn… hy vọng bạn cho mình một vài thông tin tham khảo nha và dự kiến giá tháng 3 – tháng 4 là bao nhiêu không? mình chỉ tham khảo thôi.
Vì: Trong thời gian chuẩn bị tết âm lịch bà con nông dân cần tiền để chi tiêu trong 3 ngày tết, nợ Ngân hàng đến hạn vì Ngân hàng thường phân kỳ hạn nợ lúc bà con có nguồn thu, trả nợ vay ngoài trong 1 năm qua (đối với ngững người có tài chính yếu) và nhu cầu chi tiêu cho con cái học hành (nếu có) …, nói chung là cần tiền nên phải bán cà dù có giá như thế nào miễn sao trang trãi được nợ là tốt. Thời điểm này các nhà đầu cơ quốc tế tranh thu gom hàng nhốt kho. Đợi đến tháng 3 – 4 là đúng đỉnh điểm của mùa khô tại Tây Nguyên lúc này họ tung tin là tình hình hạn hán kỷ lục có thể xẩy ra mất mùa trên diện rộng. Mà bạn biết đó! Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta đứng đầu thế giới nên khi ta mất mùa thì toàn thế giới phải như thế nào vì thế nếu ta sổ mũi thì thế giới phải hắc hơi và ta khốn khó thì Âu Châu sẽ còn khốn khó hơn nhiều. Nhân cơ hội này các quỹ đầu cơ cứ tung tin thất thiệt làm cho các nhà tiêu thụ và các anh chị chơi hàng giấy cứ thế mua vào thì giá trên sàn cứ đà tăng vù vù, đằng này các quỹ đầu cơ cứ bán chốt lời thỏa mái. Đợi đến khi có xuất hiện mưa là lúc này người ta dự báo mưa sẽ nhiều và không ảnh hưởng đến sản lượng Việt nam sẽ có mùa bội thu. Thế là giá cà thi nhau giảm, khi giảm thì bà con ta lại bán nhiều vì sợ giá giảm sâu, cứ thế tiếp diễn. Khi bà con ta hết cà hoặc còn ít thì lại nghe tin “Tuy có mưa nhưng lượng mưa vừa qua không đủ khắc phục những ngày tháng hán vừa qua là cho cà phê không đạt nhân như mong muốn, nào là bện nấm mốc, rĩ sắt, ve sầu …) tấn công gây hại có thể làm gây hại mất mùa. Lúc này giá lại lên tiếp pha nữa vào tháng 7 – 9. Cứ thế vòng lẫn quẩn năm nào cũng như năm ấy thôi bạn ạ!
Theo kinh nghiệm của tôi thường thì cà phê chênh lệch nhau 10 giá, có nghĩa là nếu trong vụ giá thấp nhất 32 k thì trong năm có lúc đỉnh điểm là 42 k, còn giá thấp 40 k thì cao sẽ 50 k. Nhưng năm nay thì không biết thế nào vì tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp: Chiến tranh, Kinh tế Âu Châu đang khốn khó (Hy Lạp, Nga, Ukraina, giá dầu xuống thấp kỷ lục …) và còn nhiều yếu tố nữa nếu muốn rõ phải học ít nhất 3 năm. Nhưng tôi hi vọng giá cà sẽ không < 43 k vì hiện gời tôi ôm gần trăm tấn lúc giá từ 38,8k – 40,3 k.
Vài lời kinh nghiệm của cá nhân mong bà con, anh chị em không ném đá nhé!
Cà phê là 1 trong những mặt hàng bị giới đầu cơ trên thế giới khống chế hoàn toàn, chúng không theo quy luật cung cầu ! Mình không biết bạn Thai Hạ dựa vào đâu mà có nhận định như vậy !
Quan sát giá đầu vụ ta thấy : Đầu vụ giá rất cao, sau đó giá giảm dần, 1 -2 ngày lên xong rồi lại xuống, biên độ giao động rất lớn hiếm có năm nào như vậy ! Giải mã hiện tượng này với người có kinh nghiệm không khó !
Vì là: Thời điểm đầu mùa giới đầu cơ còn cà phê còn nhiều. Họ tung tin hạn hán, mất mùa… và đẩy giá lên cao, đó là lúc để họ bán ra. Sau đó giá xuống họ lại đánh lên rồi lại xuống, nhưng lên vẫn chưa bằng giá đầu vụ ! Họ chỉ cần ăn chênh lệch vài ba chục đôla mỗi phiên vậy là đủ, họ hạn chế dân ta bán ra bằng cách giá lúc nào cũng thấp hơn đầu vụ. Tạo sóng cả tháng nay, gần như cách nhật họ thu về không phải là ít lợi nhuận. Kiểu này chứng tỏ vốn bỏ vào cà phê là dòng vốn tạm thời. Giới đầu cơ đang xem xét tình hình Ucrai là để đầu tư vào dầu lửa. Gói cứu trợ của Eu ít nhiều sẽ cuốn hút giới đầu cơ về vàng. Dòng tiền đổ vào cà phê chỉ là đồng tiền tạm thời, dòng tiền nhàn rỗi,… Khi chín mới nó sẽ được rút ra ngay bỏ mặc thị trường cà phê ! Vì lý do đó nhiều nhà PT đều cho rằng giá cà phê năm nay sẽ không như dân ta kỳ vọng. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, tùy theo điều kiện của mình mà đưa ra cách giải quyết sao cho hợp lý, cũng xin đừng quá kỳ vọng để rồi phải thất vọng !
Hôm nay giá thị trường 40600 mà lượng bán cũng chẳng đáng là bao. Mấy ông tây ổng tính được giá sản xuất của nông dân năm nay là 40.000 nên chỉ lình sình ở mức đó chứ không cho giảm sâu. Năm ngoái giá thế giới 2200 usd mà giá nội địa 42000 năm nay giá chưa đến 2000 mà nội địa đã gần 41.000 (tỉ giá liên ngân hàng tăng có 1%). So năm ngoái với năm nay liệu mức giá 45.000 sẽ là mức giá làm hài lòng nhiều bà con nông dân ?
mấy ông tây tính giá sản xuất 40000d là sao yên nguyễn ? Nếu năng suất trung bình 1ha/4 tấn nhân nếu giá 40000/ 1 tấn thì thu về 160 triệu, trong đó phân chuồng 15 triệu , hóa học 30 triệu, công hái 80 công là 15 triệu, thuốc bvtv 5 triệu thì dư 95 triệu rồi, không hiểu giá sản xuất 40000 là gì nữa.2 người mà chia công ra cho 1ha vườn thì 2 tháng là hết việc. đừng nói là 10 tháng đó cũng tính công luôn nha. nếu vậy tính mãi không lời được gì đâu.
Người nông dân trồng cà phê thì họ tính giá thành sản xuất bao gồm cả các chi phí sinh hoạt hàng ngày, đình đám, học hành…v.v…nữa bạn ạ. Nông dân chứ không phải lái buôn đâu mà tính chi phí như bạn, tính như bạn thì nông dân cà phê tôi đây chết chắc.
không đâu bác ơi. chi phí sản xuất là chi phí để làm ra 1kg cà phê đó bác.
Như bạn tính còn thiếu nhất là tiền vốn bỏ ra từ đầu năm đến cuối năm và đồng lời từ tư liệu sản xuất còn các yếu tố phụ chưa kể (1 ha thu 4 tấn giá thành khoảng 600 triệu tiền đất và 70 triệu tiền đầu tư tưới nước phân tro công cán, phơi sấy vv…) tôi có cách tính của tôi và khẳng định với bạn năm nay với tình hình thu hoạch vừa xong (sản lượng không như bạn tính) giá bán 40.000 chưa có đồng lời. Nếu muốn mổ xẻ sâu hơn mong bạn email để hiểu nhau hơn.
Nếu chỉ tính lúc đạt đỉnh thì lời lớn đó! Nhưng khi mới trồng đổ vốn bao nhiêu và khi già cỗi sản lượng thấp thì sao? Trong sản xuất phải tính vốn đầu tư ban đầu + chi phí sản xuất hàng năm gồm chi phí phân bón, tưới nước, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, công lao động + thuế (nếu có). Thông thường người ta tính năng suất trung bình của cà phê Việt Nam từ 2,2-2,5 tấn cho một ha bao gồm diện tích mới trồng + diện tích kinh doanh đạt đỉnh và diện tích già cỗi. Giá thành làm ra một kg cà phê của mỗi nhà một khác do điều kiện sản xuất không giống nhau nên không thể nghĩ người ta cũng như mình !
Theo mình dự tính thì từ giờ tới tết chắc chỉ lên 41nghìn/kg là kịch
Chào gia đình Y5 cafe. Tôi thường xuyên vào trang thông tin này để xem, tôi thấy cứ hôm nào giá cafe lên cao là y như rằng bản tin sẽ được comment rất xôm tụ bởi rất nhiều “chuyên gia kinh tế” tầm cỡ ở thời trà dư tửu hậu. Nhưng cứ hôm nào giá xuống là hình như các chuyên gia này lên rẫy chăm cà hết hay sao ấy, ít thấy lao động “trí óc” hơn hẳn.Phản hồi của bạn thiếu tính xây dựng diễn đàn nên bị ẩn – Kinh Vuvì cách nghĩ như bạn mà diễn đàn dần thành diễn đàn 1 chiều, mong bác rộng lượng hơn khi nhận xét những người khác.
Mình hoàn toàn nhất trí với bạn Yennguyen, vi tính ra chúng ta phải tính cả 600 triệu tiền đất + 70 triệu đầu tư và công thu hoạch ma tính theo lãi suất thỏa thuận thì một năm đã lên tới 70 triệu tiền lãi rồi. Như thế là bà con chúng ta đâu có lời lãi được bao nhiêu? Ðấy là chưa kể càphe không được 4 tấn / ha. Nói chung chỉ mấy nhà đầu cơ là có lời thôi, năm nay Cumgar chỗ tôi ở bị mât mùa khoảng 25-30%, hy vọng giá sẽ lên khoảng 45 thì tốt , bây giờ dùng tới đâu thì bán đủ dùng thôi, chúc mọi nhà một năm mới gặp nhiều may mắn và hạnh phúc nhé.