Giá cà phê 21/11/2014: Trong nước giao dịch quanh mức 40,500đ/kg

Giá cà phê nhân xô hôm nay ngày 21/11/2014 tại các tỉnh Tây nguyên giảm 400 – 500 đồng, xuống ở mức 40.400 – 41.100 đồng/kg.

Biểu đồ cà phê Robusta London T1/2015 ngày 20/11/2014
Biểu đồ cà phê Robusta London T1/2015 ngày 20/11/2014

Thị trường London:

Trên sàn kỳ hạn ICE Europe, Giá cà phê Robusta đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm 13 USD, tương đương giảm 0,62 %, xuống 2.075 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2015 cũng giảm 13 USD, tương đương giảm 0,62 %, còn 2.078 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2015 cũng giảm 13 USD, tương đương giảm 0,62 %, còn 2.079 USD/tấn các mức giảm nhẹ. Biên độ giao dịch hẹp. Khối lượng giao dịch khá ít ỏi.

Thị trường New York:

Tương tự, trên sàn kỳ hạn ICE US, giá cà phê Arabica cũng đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 12 giảm 10,15 cent, tức giảm 5,13 %, xuống 187,7 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 3/2015 giảm 10,25 cent, tức giảm 5,15 %, còn 188,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2015 cũng giảm 10,25 cent, tức giảm 5,09 %, còn 191,2 cent/lb, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch dưới trung bình.

Giá cà phê Arabica không chỉ mất hết lợi nhuận đạt được ngày hôm qua mà còn mất thêm khá nhiều sau khi bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nâng dự báo sản lượng cà phê của Brazil và Colombia, hai quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Arabica xếp thứ nhất và thứ hai thế giới.

Tỷ giá hối đoái đồng Reais Brazil so với USD giảm liên tục trong hai tháng qua, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2005 đã khuyến khích nông dân nước này bán mạnh hơn, bất chấp nguồn cung dự phòng sẽ còn không đáng kể. Dữ liệu thống kê cho thấy trong 11 tháng qua xuất khẩu của Brazil tăng liên tục ngay cả sau khi sản lượng sụt giảm vì khô hạn.

Trong khi đó, mặc dù chịu sự sự tác động của sàn ICE – New York nhưng giá cà phê Robusta ở London vẫn đứng vững khi dữ liệu xuất khẩu từ quốc gia hàng đầu sụt giảm mạnh. Báo cáo của Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu nửa đầu tháng 11/2014 chỉ đạt 36.023 tấn cà phê, giảm hơn một nửa tốc độ trung bình kể từ đầu năm đến nay.

Các nhà quan sát cho rằng đã có sự kháng giá mạnh hơn tại thị trường nội địa Việt Nam, sau khi Vicofa dự báo sản lượng vụ đang thu hoạch sẽ giảm khoảng 20 – 25 % do nhiều vườn cây già cỗi và khô hạn hồi đầu năm. Bên cạnh lượng mưa rất thấp trong mùa mưa năm nay và nguy cơ của hiện tượng thời tiết El Nino trở lại Thái Bình Dương cũng khiến nông dân và thương nhân trong nước đắn đo hơn khi xuất hàng ra thị trường.

Anh Văn (giacaphe.com)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nguyễn Vịnh

    Thu hoạch vào thời điểm này thì không thể tránh khỏi cà phê ra hoa chanh, vì đến Noel vẫn còn mưa phùn mà. Thu hoạch sớm thì sẽ đẩy vụ mùa về gần mùa mưa hơn nữa.
    Tôi nhớ hồi những năm mới lên Tây nguyên, đến 26/3 thành lập Đoàn Thanh niên còn đi lao động XHCN hái cà phê cho các nông trường…

    1. Vu Ban

      Thời vụ thay đổi do bà con không dám để cho quả cà phê chín trên cây, bọn trộm sẽ tuốt hết. Ở chỗ tôi nhiều người không trồng cà phê hay không có việc làm nhưng cũng không muốn đi hái công cho ai, đi hái trộm hay đi mót thu nhập cao hơn. Cơ quan ban ngành kêu gọi bà con đừng hái quả xanh mà không thể.

  2. Meobeo

    Khi phơi khô xay ra thành nhân rồi thì xanh cũng bán giá bằng chín như nhau mà, có ai chê nhân xanh đâu. Nếu mà có doanh nghiệp nào dám đứng ra mua giá cà phê chín cao hơn giá xanh, hoặc là nếu nhân xanh không bán cho ai được thì buộc người ta phải chờ cho đến khi chín mới dám hái, hoặc phải tỉa những chùm quả chín và quả xanh để lại. Tôi thấy mấy đại lý mua cà xanh nguyên không biết là cà trộm mang bán hay cà gì mà hái xanh thế không biết. Chính vì vậy mà xanh nhà hơn già đồng.

  3. Trúc Lam

    Với giá như hiện nay, bà con nếu cần có thể bán chừng mực, để trang trải. Các nhà buôn còn đang “dàn trận”, yếu điểm của nông dân ta họ thuộc hết rồi “cái gì cũng đến mùa” và “cái gì cũng đến tết”. Nếu họ không “tóm được” đầu mùa thì đến tết họ cũng “tóm được”. Nếu không phải là cá to làm rách toang lưới được, thì làm cá nhỏ mà lọt lưới, chứ đừng để cho họ tóm được, thì phải “van ông lạy bà”.

    1. k.sinh

      Xin chào bạn Trúc Lam, tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Bạn không đọc các bản tin nói giá Arabica tăng cao cộng với đồng Real tăng giá so với Đô la Mỹ nên kích thích nông dân Brazin bán ra mạnh. Tôi nghĩ nông dân Việt nam mình cũng học làm theo vậy. Xin đưa bạn mấy mức đỉnh sóng gần đây để bạn tham khảo : 3/11 đỉnh 2096, 14/11 đỉnh 2087, 19/11 đỉnh 2094… Vậy bạn muốn mức nào thì phải chờ đợi thị trường nhé, thân chào.

  4. thongnguyen

    Theo tôi năm nay mất mùa không được như mong đợi nên nông dân củng phải đắn đo để bán và các doanh nghiệp khó mua được hàng nên không dám bán khống như mọi năm. Bây giờ hơn lúc nào hết bà con cần đoàn kết để bảo vệ thành qủa ít ỏi của mình không bán rẻ mồ hôi công sức của mình

  5. quan87

    Năm nay mất mùa thảm hại, khu vưc Ia Sao Ia Grai nhiều điểm mất mùa nặng. Lại điệp khúc được mùa mất giá được giá mất mùa, chỉ có dân làm nông là khổ.

    1. phạm cao nguyên

      Em cũng đang làm ở Ia Sao, Ia Grai. Đúng là năm nay bị mất mùa quá nặng. Hôm nay thu 650 cây mà có 5 tấn quả tươi.

  6. Trần Ninh

    Tôi cũng làm cà phê đã gần 30 năm nay, những đắng cay, ngọt bùi của người làm nông dân của người làm cà phê tôi đều có cả. Chung quy lại: được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Năm nay vườn cà phê của tôi cũng không có quả mấy, tất cả những thảo luận của bà con trên đây đều có trong thực tế, tuy nhiên vì thời vụ nên phải hái cả quả xanh mà không bị hạ giá so với quả chín, nhưng sẽ bị hao hụt hơn là hái quả chín.
    Việc bán sản phẩm ra thị trường theo tôi tùy theo từng gia đình cho việc chi tiêu, nếu vay được ngân hàng lãi suất thấp dưới 10%/năm thì để lại ra năm bán chắc sẽ được giá hơn.

Tin đã đăng