Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm thêm 100 đồng, xuống ở mức 38.200 – 39.000 đồng/kg.
Thị trường London:
-Phiên ngày 4/8: Giá cà phê Robusta đột ngột giảm mạnh. Kỳ hạn giao tháng 9 giảm 90 USD, tương đương giảm 4,48 %, xuống 2.007 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm 85 USD, tương đương giảm 4,23 %, còn 2.008 USD/tấn, các mức giảm hiếm thấy. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Biên độ dao động khá rộng. Cấu trúc giá đảo không còn.
-Phiên ngày 5/8: Giá cà phê Robusta trở lại xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao tháng 9 tăng nhẹ 2 USD, tương đương tăng 0,1 %, lên 2.009 USD/tấn trong khi kỳ hạn giao tháng 11 giảm 1 USD, tương đương giảm 0,05 %, xuống 2.007 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2015 giảm 2 USD, tương đương giảm 0,1 %, còn 2.006 USD/tấn, các mức thay đổi rất nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Biên độ dao động hẹp. Cấu trúc giá đảo được tái lập với khoảng cách nhỏ.
Thị trường New York:
-Phiên ngày 4/8: Giá cà phê Arabica tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 1,85 cent, tức giảm 0,97 %, xuống 190,5 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 1,7 cent, tức giảm 0,87 %, còn 194,4 cent/lb, các mức giảm khá nhẹ. Khối lượng giao dịch rất lớn.
-Phiên ngày 5/8: Giá cà phê Arabica giảm phiên thứ ba liên tiếp. Kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 1,1 cent, tức giảm 0,58 %, xuống 189,4 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 1 cent, tức giảm 0,52 %, còn 193,4 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê Arabica suy giảm liên tiếp do nhà đầu tư ngắn hạn chốt lời trong khi các Quỹ đầu cơ tiếp tục gia tăng vị thế mua.
Ông Jack Scoville, phó chủ tịch tập đoàn Price Futures Group tại Chicago cho biết, khối lượng giao dịch trên thị trường kỳ hạn đã gia tăng mạnh mẽ nhờ giá ở mức cao thúc đẩy các nước sản xuất tăng cường bán ra, trong khi một số nhà rang xay vẫn đang đứng bên lề làn sóng biến động của thị trường.
Thị trường cà phê Robusta tiếp tục chứng kiến sự chốt lời của nhà đầu tư trong bối cảnh nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt ở các nước sản xuất hàng đầu. Bên cạnh khối lượng xuất khẩu tháng Bảy của Việt Nam giảm tới 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái là báo cáo khối lượng xuất khẩu tháng Bảy của Sumatra, đảo sản xuất cà phê chính của Indonesia, giảm mạnh tới 74,54 % so với cùng kỳ. Có lẽ nhưng thông tin xuất khẩu giảm từ các nước sản xuất chính đã khiến thị trường Robusta kỳ hạn London tái lập cấu trúc giá đảo chỉ sau 1 phiên.
Các thương nhân xuất khẩu Việt Nam cũng dự kiến lượng hàng xuống tàu trong tháng Tám sẽ khoảng 1,2 – 2 triệu bao, chủ yếu là hàng giao theo hợp đồng giao sau chứ không phải các thương vụ mới.
Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm thêm 100 đồng, xuống ở mức 38.200 – 39.000 đồng/kg.
Anh Văn (giacaphe.com)
Mấy tay đầu cơ hàng giấy đạp giá xuống để mua, bà con bình tĩnh, kệ nó chớ vội mắc lừa !
Các bác chốt lời hàng giấy nhiều thế, hàng thực trong dân gần hết rồi hàng đâu mà mua. Với lại Inđo họ cũng bán ra ít thế, chắc ít bửa nữa hết hàng rang thì phải đôn giá mua thôi.
Biết giá còn xuống nữa không bà con?
Giá xuống thế này chỉ chết mấy ông xuất khẩu thôi. Chứ người dân chúng tôi làm gì còn cà phê mà lên mới chẳng xuống… Cà phê mưa nhiều rụng hết chẳng buồn làm nữa zồi…!
Cũng đầu tháng tám giá cà fe sâp hầm cực mạnh và giờ cũng đang xuống rồi không biết giá cafe sẽ đi về đâu. Chắc là không vui nổi rồi bà con ạ.
Giá xuống có nhiều nguyên nhân:
Nguồn cung dồi dào, dễ mua, tội gì mà mua giá cao. Từ tháng 7 dương lịch là các quốc gia thu hoạch tới tháng 12. Cà phê cũng là một loại trái cây mà vào mùa rồi còn hiếm hàng không?
Bây giờ người bán nhiều hơn người mua. Nhưng năm nay giá sẽ tăng cuối mùa tại năm nay sản lượng cà phê thế giới không cao đâu.
Còn Việt Nam mình thì cây cà phê bị hạn hán nặng, đã vậy còn bị cây tiêu, cây macca, cây bơ tranh chấp lãnh thổ. Diện tích giảm, năng xuất giảm thì giá tăng là chắc bắp chứ còn gì nữa.
Còn nhiều yếu tố nữa bạn ah, như tồn kho lại của những năm trước, nhu cầu tiêu thụ, mà cafe chỉ là đồ uống ko phải là đồ ăn nên chớ có mơ mộng nhiều.
Caphe lên xuống là chuyện bình thường. Nhưng với cái kiểu lúc thì trên trời, khi thì mặt đất thì đúng là chuyện bất bình thường ! Nó giống như “phiên chợ mai, buổi chợ chiều”
Người Việt Nam ta trong chiến tranh ngoan cường và bất khuất… Sao trong thương trường lại nép vế để cho bọn đầu cơ tự tung tự tác vậy…? Tại sao người dân mình ko cùng nhau giữ lại thành quả của mình và điều tiết thị trường…? Đây cũng là vấn đề mà bà con ta nên làm ngay, đừng trông chờ vào những nhà xuất khẩu của Việt Nam! Vì họ ko mất mồ hôi và nước mắt…
Giờ này năm ngoái giá xuống là do braxin được mùa. Nhưng năm nay thì khác braxin mất mùa đậm….!! Biết được thì cũng. Án hế zùi… Chán thật.