Chia sẻ kinh nghiệm xử lý đất đai để tái canh cà phê

Nhiều vườn cà phê đã được cấp giống trồng tái canh. Nhưng chỉ sau một hai năm, đa số cây con mới trồng đều chết, số cây còn sống cũng còi cọc, không phát triển nổi. Nhiều bà con tái canh có kinh nghiện đã chỉ ra nguyên nhân có từ khâu xử lý đất tái canh chưa triệt để, sâu bệnh vẫn còn làm cho cây con tái canh không thể sống và phát triển được.

Tái canh vườn cà phê
Vườn cà phê tái canh năm thứ nhất

Y5Cafe nhận thấy đây là một nguyên nhân quan trọng, cần có sự tham khảo và chia sẻ của cộng đồng, nhất là từ những bà con đã đúc kết được kinh nghiệm xử lý đất và tái canh thành công.

Mong cộng đồng nông dân Y5Cafe cùng tham gia chia sẻ kinh nghiệm.

Ban biên tập

 

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông Cà

    Vườn cà phê đã hết chu kỳ khai thác:
    1. Dùng máy kéo loại lớn hoặc dụng cụ thủ công trục toàn bộ thân rễ cây cà phê lên, rãi vôi bột 300 – 500kg/sào, sau đó cày đảo đất.
    2. Hoặc rãi vôi bột 3.000 – 5.000kg/ha toàn bộ vườn cây, sau đó dùng máy múc loại lớn múc đảo đất tuần tự (thay cày đảo đất), gặp gốc cà phê múc sâu đưa toàn bộ thân rễ lên.
    – 2 năm đầu tiên trồng ngô.
    – 1 năm kế tiếp (năm thứ 3) trồng cây lạc.
    – Năm thứ tư tái canh cà phê.

    1. Tâm cà

      Cách của @Nông Cà có vẻ tiêu diệt môi trường, làm đất luôn có khả năng tái nhiễm rất cao. Đầu tư hồi phục quá lớn.
      Có cách nào rút ngắn thời gian lại còn 4 năm mới trồng lại, thêm 3 năm mới có thu, dài quá lấy gì để sống đây!

      1. Tâm tình

        Cách làm của Nông Cà nêu ra đã thực hiện thành công đại trà tại Nông Trường Cà Phê Phước An – Daklak, được phổ biến trên VTV2 cách đây 2 tuần!
        Trong 3 năm đầu thay đổi cây trồng nhằm thay đổi mầm ký chủ bệnh của cây cà phê, đồng thời có thu nhập từ ngô và lạc, nên có thể ‘sống vô tư’ chứ không phải là lấy gì mà sống!

  2. phạm ngọc tiến

    Để có thể tái canh cà phê thành công tôi xin chia sẻ với bà con kinh nghiện như sau: Trước tiên phải nhổ hết gốc rễ cành lá ôm lại đốt tốt nhất nên đung máy múc để vửa nhổ gốc vừa đảo đất. Sau đó dùng máy cày cày từ 1 đến 2 lần. bước tiếp theo là thiết kế lại vườn với quy cách 3,5×3,3m. Sau khi đào hố xong để chừng 1-2 tháng khi sắp vào mừa mưa ta tiến hành xả đất xuống hố còn cách mặt đất 25-30cm. Tiến hành bón vôi và lân nung chảy từ 0,5 đến 1kg cho một hố khi mưa xuồng xử lý tuyến trùng và sâu bệnh trong hố trồng bằng hỗn hợp thuốc sâu và nấm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó hai tuần ta đổ phân chuồng hoặc phân hữu cơ. Trước khi trồng 15-20 ngày ta bón phân vi sinh vật (EM, Tricodesma…) và các loại phân hữu cơ sinh học. Sau khi trồng cứ một tháng một lần tiến hành bổ sung men vi sinh vào đất và hàng năm phải xử lý tuyến trùng. Chúc bà con thành công.

  3. k duông

    Tôi đã tái canh thành công theo phương pháp này, dùng máy múc nhổ bỏ toàn bộ rễ cây, sau đó cày ải rải vôi như các bạn trên đã làm, sau đó ta kiếm giống cỏ voi nuôi bò sữa, trông thật dày, ta kiếm giống bò thịt lai nuôi đỡ 1 hoặc 2 năm tùy theo điều kiện từng gia đình, 1 ha ta có thể nuôi được 10-20 con bò tùy theo cỏ tốt hay xấu, nếu bận quá có thể trồng cỏ rồi bán có cho người khác nuôi, sau khoảng 1 hoặc 2 năm ta thuê máy cầy cày phá bỏ vườn cỏ rồi đào hố theo kích thước 3X3 mét, vì theo kích thước này tôi đã làm một phép toàn giải tích để tính năng xuất theo kích thước thì kích thước 3X3 cho năng xuất cao nhất, còn tùy các bạn thích kích thước nào đó thì tùy theo mỗi người, bảo đảm sau 1 đến 2 năm trồng lại cà phê tỷ lệ sống rất cao trên 95%, không biết trong rễ cỏ voi có chất gì mà diệt hết tuyến trùng rễ cà phê. Tôi đã tái canh thành công 1 ha cà phê trên 30 năm vườn nhà theo phương pháp này, sau phá vườn cỏ bán đàn bò ta có được một số vốn để sinh hoạt và tái canh cà phê, cộng với mấy chục khối phân bò bón lót nữa chúc các bạn thành công, nhiều khi lợi nhuận nuôi bò trên 1 ha lại cao hơn trồng cà phê, chúng ta lại không tái cánh nữa mà chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi giúp cung và câu cân bằng, vì thịt bò ở nước ta vần còn thiếu phải nhập khẩu với số lượng rất lớn.

  4. yêu cà phê

    Vấn đề của chúng ta là “xử lý đất đai để tái canh cà phê”
    Đất tái canh là loại đất đã bị sử dụng lâu dài, với phương pháp canh tác hiện nay của bà con ta sử dụng nhiều phân hóa học đặc biệt là cà phê nên đất thường là bị chai cứng, đất không còn tơi xốp và màu mỡ, nên trước khi trồng bất cứ cây gì chúng ta cần cải tạo nếu không sẽ giống như vườn cà phê bên trên cây không thê lên được nếu có lên được thì còi cọc không phát triển.
    Hiện tại vườn nhà mình đang phun dung dịch sinh học để cho đất tơi xốp, màu mỡ hơn nhờ phân giun, đất được cải tạo trông thấy chỉ sau 3-4 tháng sử dụng (khoảng 3 lần phun xuống đất).
    Theo như hướng dẫn thì sau một năm sử dụng tập đoàn giun trong đất sẽ đạt 8-9 tấn/ha. Trong một ngày tập đoàn giun này sẽ cho ta 4-5 tấn phân do chúng tạo ra làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất.
    Mình thấy đây là cách phát triển nông nghiệp bền vững hài hòa với môi trường.

    1. Vuong

      Anh cho em hỏi chế phẩm sinh học mà anh nói có tên là gì vậy và mình mua ở đâu, giá cả thế nào, em tính tái canh 7 sào cà phê mà chưa biết nên chọn cách nào,

  5. trầndu

    Theo tôi mọi các bệnh về tuyến trùng đều liên quan đến vấn đề úng đọng nước. Nếu trong vườn có hệ thống mương máng thoát nước hợp lý, trong vườn luôn được khô ráo về mùa mưa thì việc tái canh vườn cafe không phải mất đến năm thứ 3. Có khi nếu muốn trồng ngay mà đảm bảo được yếu tố trên thì tỉ lệ sống vẫ đạt trên 75%. Tuy nhiên phải chú ý vấn đề che bóng mát cho cafe con. Tôi đã thử trên 8 sào vườn nhà tôi bằng cách cứ 4 cây cafe cũ tôi lại để lại 1 cây làm cây che bóng cho cafe con và tại gốc cây cafe cũ tôi vẫn trồng cà con bình thường. Năm nay là năm thứ 3 đang cho thu bói. Vườn cây lá xanh đen. (tôi trồng giống 13.8). Xin chia sẻ cùng bà con.

  6. Trần Thảo

    Sau khi làm hố xong, chúng ta nên bón lót phân chuồng hay phân vi sinh hữu cơ. Cây con vừa trồng xuống thấm phân sẽ bén rễ nhanh hơn, khả năng chết giảm xuống. Ở các tỉnh như Đăk Lăk, Đăk Nông nên trồng muộn hơn, khoảng tháng 6. Các tỉnh Bắc Tây nguyên thì trồng tháng 5.

  7. Văn Đạt

    Nhà mình tái canh 1 ha năm 2009 năm vừa rồi đã thu bói vườn cà phê phát triển khá tốt. Thu bói năm đầu đạt khoảng 8kg/cây. Cách làm của nhà mình cũng đơn giản.
    1. Sau khi thu hoạch (khoảng tháng 12) chặt bỏ cành cây cũ sau đó gom cành lá thành từng đống và đốt.
    2. Thuê máy đào, đào toàn bộ gốc cà cũ bỏ đi. và xới toàn bộ khu đất tới độ sâu từ 0,7-1m.
    3. Gom thân và gốc cà (thân cây có thế bán lại làm củi) gốc cà thì gom đợi khô sau đó đốt.
    4. Khi vườn đã dọn sạch sẽ thì tiến hành đo xác định khoảng cách trồng cây (cắm tiêu)
    5. Thuê máy đào cỡ nhỏ, hoặc người để đào hố trồng
    6. Vào đầu mùa mưa khi mưa đựoc vài trận thì rẫy sẽ rất nhiều cỏ dại mọc. khi này ta thuê người làm cỏ và cào gom hết xuống hố đào.
    7. Đổ phân chuồng, rắc vôi.
    8. Xạc hố trồng đảo số phân vừa đổ với đất cho đều
    9. Rắc thuốc trừ tyến trùng
    10. Khi đã vào mùa mưa, thấy mưa đều thì tiến hành trồng cây giống. Khi trồng dùng cuốc, cào bốn 4 răng bổ 1 hốc sâu 20-25cm, bón lót bằng lân nung chảy. Trồng cây uơn trong bầu có 5-6 cặp lá. Nhà mình tự uơm giống lấy hạt giống của EKamat.
    Sau khi trồng thì theo dõi vườn cây, cây nào bị dế cắn, hay chết thì xử lý trồng dặm.
    Chăm sóc vừa phải năm đầu. Năm thứ 2 khi cây đã có bộ rễ phát triển vững chắc thì chăm sóc với mức độ cao hơn để cây phát triển tốt.
    Trên đây là chia sẻ của mình về việc tái canh cây cà phê. Đây là hoàn toàn làm theo kinh nghiệm chứ không theo sách nào cả có gì chưa hợp lý mong các bác cho ý kiến.

    1. nguyễn ngọc hùng

      Bác Văn Đạt ơi em cũng đang xử lý 1ha tái canh cafe, em chặt từ năm ngoái và muốn trồng vào mùa mưa sang năm có đươc ko. Trong quy trình của anh có nhắc đến thuốc diệt tuyến trùng là thuốc gì vậy ?

      1. Nguyễn Vịnh

        Chào @nguyễn ngọc hùng
        Muốn tái canh cà phê có hiệu quả, cần làm tốt 4 việc sau:
        1. Gom sạch thân, rễ, cành lá của cây cũ ra khỏi vườn, tiêu hũy.
        2. Cày ải đất cho thông thoáng và phơi nắng để giải phóng tồn dư hóa chất, sâu bệnh, độc tố… trong đất.
        3. Kiểm tra độ pH của đất để điều chỉnh, nâng độ pH lên 5,5 – 6,5 tạo môi trường thích hợp trước khi tái canh.
        4. Xử lý diệt tuyến trùng bằng cách rải thuốc bột basudin hoặc Vifuran.
        Tất cả việc này phải làm xong trước mùa mưa. Tôi sẽ hướng dẫn tiếp cho bạn để trồng ngay trong mùa mưa tới. Thân

      2. nguyễn ngọc hùng

        Cám ơn bác nhiều . Em cũng đang gần hoàn thành mọi việc rồi , chỉ lo lắng 1 vấn đề về xử lý đất nữa thôi .

      3. trần hải

        Bác Vịnh ơi cho cháu hỏi vườn cà phê nhà cháu năm ngoái đang sum suê tự dưng bị vàng lá rồi chết cành năm nay vẫn chưa hồi phục và không có quả. Bác có biết vườn cháu bị bệnh gì không ạ và cách chữa trị thế nào ạ, tình hình sang năm vẫn không có quả. Cháu cảm ơn

      4. Nguyễn Vịnh

        Cháu kể rõ chi tiết hơn, trước đó đã bỏ phân gì? chăm sóc ra sao? độ pH đất nay bao nhiêu?…
        Nếu có điều gì khó nói thì bác sẽ trao đổi qua email.
        Thân

    2. Vuong

      Anh cho em hỏi anh đầu tư cho 1ha cà phê như vậy mất bao nhiêu chi phí? đa số mọi người đều phải trồng hoa màu 1-2 năm mới tái canh cà phê, nhìn vườn cà phê của anh quá ngưỡng mộ, xin hỏi thêm tỉ lệ trộng dặm nhiều không anh?

  8. lê hà

    Bác Vịnh ơi, xin bác chỉ dùm ở Lâm Đồng giống cà phê mới TR4-TR13 có bán không ? Nếu có Bác chỉ giúp địa chỉ . Cám ơn Bác và Ban biên tập.

    1. Nguyễn Vịnh

      Chào cháu.
      Cháu có thể liên hệ theo địa chỉ sau: có thể mua tại Trung tâm NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM NÔNG LÂM NGHIỆP LÂM ĐỒNG (của viện KHKT NLN Tây Nguyên tại Bảo Lộc):
      Địa chỉ : 03 Quang Trung – P.2 – TX. Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng
      Điện thoại (84 – 63).3864794 – Fax: (84 -63).3865158
      E-mail: [email protected]

  9. nguyễn đức toàn

    Kinh nghiệm của tôi đơn giản lắm, chỉ cần chặt cây muốn bỏ sát gốc, để khoảng 2 năm cho chết mục gốc cây cũ đi cuốc hố trồng mới đảm bảo lên đến 90 phần trăm. Dùng cơ giới tốn kếm lắm, phần lớn nhà nông chúng ta làm gì có tiền.

  10. k duông

    bạn Văn Đạt bạn ở đâu có thể cho tôi địa chỉ có dịp ghé tham quan, đất nơi bạn có vẻ bằng phẳng hình như ở giữa 4 cây cà sẻ bạn trồng thêm một cây mo ka hay sao, tôi thấy bạn để cỏ ở giữa luống là rất khoa học tạo độ mùn cho đất và cỏ cũng có tác dụng làm mát đất, giữ ẩm và khử tuyến trùng trong đất, tôi cũng để cỏ nhưng để theo bàn cờ vì tôi không giồng xen mô ka.

  11. nguyenbaongoc

    Tôi rất thích cách làm của bạn. Tôi đang tái canh 5000m2 chuẩn bị thu bói, cây rất tốt, dự kiến 1kg nhân/cây.

  12. nguyễn quân

    Mình thì tái canh nắm ngoái hái cà phê xong mình nhổ cây cà phê lên chặt gom rễ và cành lá đem đốt sau đó tiến hành cày phơi đất cùng lúc đó mình tiến hành ươm ra năm đám đất tái canh 3500m2 mình trồng bắp 1 năm còn cà phê mình ươm đến tháng 6 mình tiến hành ghép chồi cà phê viện vào gồm 5 dòng cà phê cao sản mỗi dòng mình ghép. 75 cây mà 5 dòng là 375 cây sau hai tháng ghép mình trồng vào bịch nilon to 5kg có dánh dấu từ dòng 1 tới dòng 5 đến sang năm sau khoảng tháng 3 mình khoan hố cà phê và rãi 3 tạ vôi để diệt tuyến trùng và nấm bệnh và nâng độ ph của đất sau đó mưa đều và cây cà phê mình trồng trong bịch nilon to có 4 đến 5 cặp cành đem đi trông và rãi thuốc ngừa tuyến trùng.cả nhà thấy sao cho mình thêm ý kiến để mình tái canh cây cà phê tốt hơn à mình trồng cà phê ghép mỗi hàng là một dòng cà phê cao sản để việc thụ phấn tốt hơn giúp vườn cà phê đạt năng suất cao.
    Mình trồng với mật độ 3×3m không khoan hố trùng với hố cà phê cũ mình thấy lợi là mình luân canh cây trồng 1 năm và trồng cà phê trong bịch to một năm để có bộ rễ phát triễn khỏe hơn.

  13. võ tá quyền

    Để xử lý tuyến trùng mình phải hiểu nguyên nhân làm cho tuyến trùng phát triển:
    1:trong đất rệp sáp nhiều, nó chich hút rể caphe làm tổn thương rể tạo điều kiện cho tuyến trùng và nấm xâm nhập
    2: Đất trong vườn quá chua(pH <4), đây là điều kiện lý tưởng cho tuyến trùng phát triển mạnh mẻ.
    Vì vậy nếu muốn diệt tuyến trùng thì
    – đầu tiên phải nâng pH của đất lên mức thấp nhất là 5 bằng cách rải vôi bột 1.000 kg/ha vào cuối mùa khô đầu mùa mưa.
    – xử lý rệp sáp trong đất: lần 1, tưới đợt 1 bằng thuốc rải gốc (trên thị trường có nhiều loại, hiện giờ mình đang dùng là loại Marsal 5G)
    – tiến hành bón phân hữu cơ vi sinh (tốt nhất là dùng vỏ trấu ủ với men có chứa nấm trico) vào đầu mùa mưa.
    Đây là 1 số kinh nghiệm thực tế của mình khi mình xử lý 1ha caphe trồng năm 1995 của mình và đã có dấu hiệu tốt. Có khi kô phải thì mong các bác chia sẻ.

  14. k duông

    Cà phê hạ quá lên không bàn về giá cả nữa mà bàn về tái canh cà phê cho vui. Bệnh tuyến trùng không phải là trồng xuống năm đầu cà phê chết ngay, mà khi cà phê lên tốt rồi, cao bằng đầu người rồi tự nhiên đang tốt bỗng nhiên vàng ra rồi chết, năm đâu hay năm thứ hai vẫn chết nhưng năm thư 3 và thứ 4 rồi vẫn chết, thậm chí trồng băp đâu 3 năm liên tiếp rồi trồng lại vẫn bị chết nhưng tỉ lệ thấp hơn khi vừa phá xong trồng lại. Bệnh tuyến trùng này nó phát sinh theo từng lô đất, có lô thì khi nhổ gốc trồng ngay không bị nhưng có lô lại bị, phải nói cái bệnh tuyến trùng này làm đau đầu các nhà khoa học. Hơn nữa do biến đổi khí hậu, diện tích cà phê tăng nhanh nên kéo theo nhiều dịch bệnh hại cà phê, dịch ve sầu, rệp sáp, muôi đen, rỉ sắt đủ kiểu, cho nên ngày nay tái canh quả là rất khó cho các nhà nông ta.

    1. nguyễn ngọc hùng

      Bác k duông nói về tình trạng này rất chuẩn. Ở chổ mình cũng có đến trên 3 nhà là bị chết cà ở năm thứ 3 và thứ 4. Công chăm bón và chờ đợi ngày thu hoạch trở thành giấc mơ, thiệt hại là quá sức chịu đựng của người làm nông. Mình thấy nếu trồng và chăm sóc trong 3 năm rồi bổng dưng nó chết hàng loạt thì chắc mình cũng theo nó luôn quá.

    2. Phong

      Rất đúng, bởi vậy dân mình ai tính tái canh cây cà phê thì phải thật lưu tâm xử lí đất, đừng làm vội vàng mà khổ về sau

  15. Nguyen Chinh

    Hầu như vườn cà phê già đều nhiễm tuyến trùng. Khi tái canh, không làm đúng cách thì cà phê con bị nhiễm tuyến trùng nên không phát triển được.

  16. Nguyễn Hùng

    Tản mạn Viện Ea K’Mat
    Hôm qua mình quyết định lên Viện Ea K’Mat để tìm mua giống 13.8 (TR4). Từ đường Nguyễn Tất Thành mình vòng qua cây số 3 đi vào đường Nguyễn Văn Cừ mọi chuyện đều diễn ra êm đẹp. Cách Viện Ea K’Mat còn khoảng gần 1 cây số nữa (theo trí nhớ của mình cách đây 2 năm mình đã có dịp đi đường này) lúc đó đập vào mắt mình là một bảng hiệu rất lớn ghi rỏ Viện nghiên cứu giống cây trồng Ea KMat, mình thấy phân vân không lẽ Viện đã chuyển địa điểm mới vì mình biết Viện không có đại lý bán lẽ, mình cho xe chạy chậm lại và bắt đầu mình nhận ra mình đã lạc vào mê cung mang tên Viện nghiên cứu Ea KMmat. Cơ man nào là biển hiệu hết Viện giống cây trồng Ea KMat đến biển hiệu Đại lý phân phối giống Ea K’Mat (theo mình biết trên một bản tin quảng cáo mà viện Ea K’Mat đã đăng trên đài DRT có nói Viện Ea KMat không có đại lý bán lẽ). Mình đang loay hoay không biết đàng sau những cái bảng hiệu to đùng ấy đâu là viện Ea KMat thưc sự thì bổng nhiên có một thanh niên chạy xe máy cùng chiều kêu mình lại và chỉ vào một cái bảng hiệu rất lớn và nói “Viện ở đây anh nè ” ( chắc thấy mình nhìn lung tung mấy cái bảng hiệu nên đoán được mình là người đi mua giống), lúc đó trong đầu mình bắt đầu nghi ngờ nên tiếp tục cho xe chạy chậm lại để quan sát tình hình. Lúc này bất chớt một phụ nữ ép sát xe mình và hỏi : Em đi đâu đây, cần chị chỉ đường không … (còn nữa) .

  17. Nguyễn Hùng

    Hic, bà chị này vừa ép sát xe mình vừa chỉ lên phía trên cách đó khoảng 300m bảo mình ghé vào và nói huyên thuyên rằng có rất nhiều giống cây tốt . Phần mệt vì trời nắng phần vì bị hỏi nhiều quá mình cũng tính đi theo bà này xem thế nào thì bất chợt một chiếc xe máy chạy tới (lần này là một thằng trạc tuổi mình), mình nhận ra ngay đây là người cách đây mấy phút trước đã chỉ đường cho mình. Và chuyện gì tiếp theo chắc các bạn cũng đã đoán ra, 2 con cò tranh nhau 1 con mồi, và mình chính là con mồi tội nghiệp đó. Chán quá mình phóng xe chạy thẳng, cũng may mắn là chính lúc đó thì bảng hiệu Viện Ea K’Mat chính hiệu đã xuất hiện bên phía tay trái mình. Thở phào nhẹ nhỏm, mình nghĩ ràng chuyến đi này không uổng phí thế nhưng lại thêm một chuyện không mong muốn đã đến, khi mình vào gặp người trong Viện để hỏi giống 13.8 thì được nhận câu trả lời : Phải ra Tết, qua rằm tháng giêng mới có. Thế là đi hơn 40 km trở thành công cốc, thật chán làm sao.

  18. k duông

    Nói chung không nhất thiết phải là giống 13.8 gì hết, ăn nhau là tại địa phương mình có được giống mà đáp ứng yêu cầu, phát triển khỏe kháng sâu bênh và gỉ sắt, chỗ mình một số người nhân giống bằng cách ghép cải tạo, giống cà phê mà mình thấy khá đạt, trái to, phát triển tốt, mùa khô vẫn xanh, chùm quả lớn, kháng bệnh gỉ sắt tốt, nếu muốn nhân giống thì ta lấy giống ở những vườn đó cũng được, với điều kiện là, phải tưới cách li trước hoạc sau nhưng vườn xung quanh trên 15 ngày. Mình thấy giống Viện 13.8 bị một khuyết điểm là cành thưa và đốt dài, nhìn cây cà phê mới trồng không xum xuê, nhìn không đẹp mắt. Cây cà phê mới trồng là phải rậm cành dầy đốt ngắn khỏe kháng gỉ sắt và các loại sâu bệnh khác.

  19. Đình Thiện

    Chào cả nhà tình hình là mình đang thâm canh lại mới nhổ lên định trồng hoa màu 1 năm rồi hạ lại cà mà không biết là trồng cây cà ghép gốc mít tốt hơn hay là cây trồng giống thực sinh mình định chọn giống cr14 và cr15 mong được mọi người giúp đỡ. Thân cảm ơn mọi người.

  20. k duông

    Chào bạn, mình cũng đã trồng thử cà ghép gốc mít rồi, ưu điểm là khi cây vào thời kỳ kinh doanh khỏe vẫn xanh, không bị xuống cấp như giống cà thực sinh, tưới nước ít hơn cà thực sinh, khuyết điểm là lúc mới trồng pháp triển chậm, nều gió to hay bị tét chỗ mắt ghép, cái này thì nếu siêng thì đóng cọc rồi cột, nhưng khuyết điểm phát triển chậm thì đành chịu. Giống cà thực sinh nếu chăm tốt thì 5 năm là có thề khai thác, còn cà ghép gốc mít phải 7 đến 8 năm mới đưa vào khai thác đươc. Tôi khuyên bạn nên trồng bắp đậu 3 năm rồi hãy trồng cà phê để tránh trường hợp 3, 4, 5 năm sau cà bị vàng lá chết dần.

  21. Nguyễn quân

    Bác k duông gì mà trồng cà phê ghép gốc mít mà 7 đến 8 năm mới đua cao khai thác
    Em trồng thấy cho trái sớm hơn cà phê thực sinh ấy chứ
    Do cà phê ghép góc mít mua trên viên người ta ươm trong Bích ni lon nhỏ bộ rễ già nên khi trồng ra vườn nó lên chậm
    Em tự ươm cà phê mít vào Bịch nilon to rồi ghép chồi trồng thấy Phát triển bình thương mà

  22. nguyễn hùng

    Hôm qua mình đã mua được giống về rồi, nói chung về giống cây vậy là ổn, mình chỉ băn khoăn về công việc cải tạo đất nữa thôi . Mình tính vài ngày nữa là cày đất bằng máy cày lớn, mình tính kết hợp rải vôi và thuốc trị tuyến trùng luôn có được không nhi ? Nếu không hợp lý mong mọi người góp ý kiến giúp, về thời điểm hợp lý khi sử dụng vôi và thuốc trị tuyến trùng ?

  23. Đình Thiện

    Đất mình độ pH là 8 mình muồn giảm xuống không biết bác Nguyễn Vịnh và bà con có cách nào không giúp em với… Cảm ơn mọi người nhiều!

    1. XL

      pH = 7 là trung hòa; pH7 là kiềm.
      Đất có độ pH phù hợp trồng cà phê là từ 5,5 – 6,5, tức là chua nhẹ.
      Nếu đất của bạn có độ pH=8 thì bạn có thể làm như sau:
      1. Xác minh lại bằng cách đem mẫu đất đi phân tích (vì thông thường đất đỏ Tây Nguyên thường bị chua) sau đó đơn vị phân tích đất sẽ có hướng dẫn cụ thể cho bạn (Bạn có thể phân tích đất ở Viện Ea Kmat)
      2. Bạn không cần bón thêm vôi hoặc những loại phân bón có vôi (Ca) như một số loại phân tổng hợp NPK.
      Ngoài ra bạn có thể chuyển sang bón lân super thay vì lân nung chảy.

  24. DTT

    Đất của em là đất đỏ bo xít, em phải cải tạo đất như thế nào? Bác nào có kinh nghiệm chỉ em cách cải tạo đất với.

  25. k duông

    Nếu đất đỏ boxit thì nên cải tạo bằng cách kiếm giống đậu hoa vàng trồng dày vào khoảng 2-3 năm thì đất sẽ tốt lại. Chấp nhận không trồng bắp đậu, sẽ phải kiếm việc khác làm trong vòng 2-6 năm khi chưa có cà phê thu, cái khó cho việc tái canh cà phê là trong vong 5-6 năm không có gì thu, nếu trồng bắp đậu thì thu không đủ chi tiêu. Chứ bệnh tuyến trùng thì cũng không khó nếu ai có đất đai rộng vẫn còn cà phê khi tái canh, thì chấp nhận trồng cây đậu hoa vàng trong vòng 3 năm sau đó phá đậu trồng cà phê thì bảo đảm đất vừa tốt, giống như đất mới,

  26. Đình Thiện

    Đất của mình ở Tây nguyên và mình muốn trồng cây cà phê trở lại mà khi đo thấy pH cao quá tới 8 lận nên muốn tìm cách hạ xuống đó mà mong mọi người chỉ giúp xin cảm ơn…thân! Chúc mọi người sức khỏe…

    1. Nguyễn Vịnh

      Chào bạn.
      Bạn kiểm tra bằng cách nào mà biết đất có pH=8. Bạn cho biết cụ thể địa phương dự tính trồng để xác định thổ nhưỡng và góp ý được chính xác hơn.
      Thân

  27. Đình Thiện

    Mnh dùng quỳ tím và nước cất hòa với đất thử và so sánh với bảng pH theo hướng dẫn của mọi người đấy, mình ở xã Hòa Thắng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, mới bước vào lĩnh vực làm nông nên chưa hiểu biết nhiều mong được mọi người giúp đỡ. Xin cảm ơn….!

  28. lê quốc tuấn

    Em thấy anh Đình Thiện đo pH như vậy là sai rồi. Anh nên chịu khó tốn một khoản chi phí để đưa mẫu đất nhà mình lên viên Eakmat làm cho chính xác. vì độ pH chỉ chênh lệch 1-2 đơn vị, khó nhận biết được bằng mắt thường.
    Em chỉ anh cách lấy mẫu như sau : anh lấy 5 – 6 điểm bất kỳ. Độ sâu lấy là 20-40 cm (vì đây là tầng đất cây hút chất dinh dưỡng). Trộn đều và đem bỏ vào hộp nhựa đã rửa sạch. Đem mẫu lên cho người ta đo pH là được.
    THÂN!

  29. Phan minh Triet

    Theo kinh nghiệm của tôi thì chi cần ít uống rượu để dành thời gian đảo hố nhiều lần trong mùa khô kết hợp với phân hữu cơ (hoặc xác thực vật) là có thể ok trồng tốt đấy bà con ạ.

    Nên trồng theo tỷ lệ khuyến cáo hơn trồng cải tạo 100% trên toàn vườn.

  30. Đình Thiện

    Hôm nay mình mới mua bộ đo pH bằng dung dich có tên là bộ dụng cụ đo pH EFS của Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón phía Nam ở Sài gòn, đo thử theo hướng dẫn thì thấy pH lại nhỏ hơn 4,5 hic….Không biết mình phải làm gì tiếp để xử lý đất cho pH thích hợp với cây cà phê để có thể hạ cà vào mùa tới. Mong được mọi người giúp đở, chúc sức khỏe và xin cảm ơn..!
    Thân.

  31. Nguyễn quân

    Ph nhỏ hơn 4,5
    Rãi các loại như
    Vôi
    Lân Văn điển …vvv
    Những loại có độ kiềm cao
    Nó sẻ nâng độ ph của đây lên

  32. Nguyễn Tiến

    Bác Vịnh cho em hỏi: Em ở Đaksom, Đak Glong thì mua giống TR4 và giống bơ trái vụ ở địa chỉ nào thì đảm bảo giống tốt?
    Cảm ơn bác nhiều.

  33. Còi

    Gửi @ Đình Thiện! Ngoài những nội dung như @ Nguyễn Quân đã nêu thì hạn chế sử dụng Đạm SA bởi loại phân này có Lưu huỳnh nên sẽ làm đất thêm chua

  34. nguyen thi thuy hang

    có 3 cách để tái canh:
    1 vừa bàn trên,
    2 ghép cải tạo.
    3 trồng chính giữa, còn gọi chữ ngủ, sử dụng giống 2 năm, trồng 2 năm là cho thu bói.
    Tùy vào điều kiện mà áp dụng 1 trong 3 cách.
    ở Di Linh làm rồi chừng nào tôi đăng hình lên.

    1. Chùa bộc

      Chào bạn Hằng!
      Mình quan tâm đến trường hợp 3, nhưng không biết là bên đó trồng với diện rộng chưa? Tại sao sử dụng giống 2 năm mà không phải 1 năm. Nếu có thể, xin mình địa chỉ email liên hệ được không? Chân thành cảm ơn!

  35. Trần Hoàng Thắng

    Tôi cũng chuẩn bị tái canh mấy héc cà bằng cách sau. Theo tôi nhân định thì nó tiết kiệm dc khá nhiều thời gian cho bà con.
    – Cày ải moi hết rễ và cây lại 1 chỗ đợi khô rồi đốt. Xới đều đất lên. Không nên rải vôi vì vôi ko trị dc tuyến trùng, nó chủ yếu làm tăng độ pH đất là chính. Nên đo độ pH của đất để tăng hoặc giảm cho phù hợp khi xuống cà mới.
    – 1 Năm đầu trồng hoa cúc, cho lên cao cao là cắt rồi lại trồng lứa khác, hoa cúc thì tự nhân giống, và trong hoa cúc có chất tiêu diệt đc tuyến trùng. Và làm phân xanh luôn
    – Năm thứ 2 trồng cây lạc dại mục đích để tăng độ mùn cho đất, lạc dại nhiều đạm và cũng làm tơi xốp đất làm đa dạng hệ sinh thái trong vườn cà phê sau khi tái canh. Loại này để luôn ko diệt vì có nhiều đặc tính ưu việt như chống xói mòn đất, cỏ dại sẽ không mọc đc nếu vườn có thảm lạc dại phủ đây mặt đất. Và là nguồn phân xanh cực tốt. Vườn nào có thảm lạc dại giun dế rất nhiều, nó giữ ẩm cho đất vào mùa khô,
    – Bên cạnh đó ta nên kết hợp song song với 1 số thuốc tiêu diệt tuyến trùng.
    Song song với quá trình trên ta ươm cà phê (2 năm) làm bầu to vào, ít nhất đường kính và chiêu cao bầu cũng 40 50cm, bầu to thì bộ rễ của cây con 2 năm sẽ ko bị xoắn lại. Hiện một số vườn ươm cũng có bán giống cà 2 năm tuy nhiên cái bầu quá bé, rễ cọc rễ chùm gì xoắn tít lại, khi đem ra trồng gặp gió to rất dễ đổ và bộ rễ cũng kém phát triển hẳn đi.
    Sau 2 năm cải tạo đất đồng thời xuống cà con 2 năm. Năm thứ 3 xem như cà vào kinh doanh rồi.
    Nếu nhà nào có điều kiện tưới tiêu tốt nên xuống cà con vào mùa khô và tưới nước. Vì tôi thấy rằng các cây sẽ chậm phát triển vào mùa mưa hơn là trồng mùa khô mà tưới nước thường xuyên.
    Phương pháp này đỏi hỏi chế độ chăm sóc cà con mới xuống rất đặc biệt, vì nó nằm trong bầu với điều kiện tốt hởn ngoài nhiều.

    Phương pháp này xem như chúng ta tái canh liên tục. Không làm lãng phí tí thời gian nào. So với một số cách ta phải mất 4 đến 5 năm. trong khi cách này chỉ cần 3 năm chắc chắn 1 ha cũng phải thu đc vài ba tấn rồi.

  36. Chua boc

    – Cách của bác hay, nhưng thiếu thực tế!
    + Vì chẳng ai thời buổi này để đất trồng cúc, lạc dại trong 3 năm vừa mất 1 khoản phí, lại không có thu nhập.
    + Theo như bác, vậy thì cứ để đất cho cỏ mọc cho rồi, cũng chẳng cày bừa kỹ chi cho mệt. 3 năm có cỏ dại thì vừa cách ly được sâu bệnh hại, đất lại được hồi phục và rễ cà phê cũng mục.
    – Vấn đề của tái canh là: làm sao có thể trồng ngay. Chứ không phải để đất nghỉ, hoặc luân canh từ 3 năm trở đi mới trồng lại cà phê.
    Vì thế, để đất nghỉ trên 3 năm không trồng gì, thì chúng ta lại quay ngược lại canh tác theo kiểu du canh, du cư cách đây hàng ngàn năm.
    Hoặc trồng cây gì đó, thì chúng ta lại đang chứng minh một sự thật hiển nhiên, mà chúng ta đã chứng minh từ rất lâu đời: là luân canh cây trồng!

  37. k duông

    Theo tôi thì buộc phải có thời gian cách ly tối tiểu là 2 đến 3 năm, trong thới gian đó chúng ta buộc phải trồng một cây gì đó hoạch bỏ đất hoang tủy điều kiện từng hộ, nhưng để tránh phải chờ đợi lâu 3 năm đó ta có thể mua bao xi măng về cắt ra làm đôi ương cà phê vào đó chịu khó chăm sóc cà ương 2 năm, tới năm thứ 2 sau khi cách ly đất trồng cây trồng khác ta thuê máy đảo đất múc lỗ trồng xuống, lúc đó cà của ta đã cao bằng thách lưng rồi thì khoảng cách cho thu hoạch được rút ngắn không phải chờ đợi tới 5 năm như cách làm truyền thống. Mong mọi người có cao kiến gì khác đóng góp thêm, theo như cách của Thắng trồng lac dại bổ sung dinh dưỡng thêm cho đất là rất hay, tôi cũng sẽ kiếm giống lạc dại trồng trong vườn cà phê nhà mình.

  38. Võ Quang

    Hiện nay một số vườn ca phê tại xã Quảng Điền, Krong Ana, ĐăkLăk người ta tái canh đạt hiểu quả cao bằng biện pháp kỹ thuật tái canh rất đơn giản đó là: Trồng ngay năm sau khòng cần cách ly 2-3 năm, chi tiết như sau:
    Thu hoạch xong người ta tiến hành cưa đốn, nhổ gốc cà phê ngay, sau đó cày đất và khoan hố, phơi đất suốt 4 tháng nắng tiếp theo (khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4). Qua phơi đất 4 tháng mùa khô Tây nguyên, nhiêt độ cao sẽ têu diệt các mầm bệnh và tuyến trùng trong đất, đến mùa mưa tiến hành bón lót phân chuồng và các biên pháp kỹ thuật bình thường khác, trồng ngay cây cà phế con khi điều kiện thời tiết cho phép (khoảng tháng 6- 7 cùng năm), sau đó chăm sóc bình thường.
    Đây là biện pháp tái canh cà phê tại địa phương tôi, bà con có thể tham khảo áp dụng trên diện tích nhỏ nếu có kết quả mới thực hiện đại trà.

  39. Võ Văn Đại

    Hiện nay nông dân đang trong thời kì tái canh cây cà phê, cũng có 1 số hộ bước đầu rất thành công cũng không ít hộ đang thất bại. Ở đời người thành công thì được ca tụng, còn người thất bại thì…Theo tôi bạn nên học hỏi người tái canh thành công thì cũng nên học người tái canh thất bại để rút ra kinh nghiệm cho cá nhân mình.
    Cá nhân tôi có vài ý để mọi người tham khảo: Đừng chạy theo trài lưu ồ ạt tái canh trong khi mình chưa hiểu nhiều về chuyện tái canh
    +Lý do bạn tái canh: vườn bị bệnh,vườn già cỗi, cây trái nhỏ hay bệnh rỉ sắt… Thì mới có phương pháp cụ thể từng trường hợp được
    +Đặc biệt bạn phải tìm hiểu kĩ về cây giống, đây là khâu rất quan trọng, không phải giống ở đâu thành công về vườn mình cũng thích hợp được
    CHÚC THÀNH CÔNG!!!

  40. ht_9h

    Tái canh cà phê cũng khó mà cũng dễ.
    1. Trồng ngay. nên chuẩn bị sẵn phân chuồng đã ủ hoai, càng nhiều càng tốt. Sau khi thu cà phê xong tiến hành nhổ bỏ cây cũ, sau đó cày lên phơi ải đến tháng 3 bắt đầu cắm tiêu. Sau đó đào hố, khoảng cách tùy từng người (3 x 3 là đc). Bỏ phân chuồng đã ủ hoai có bổ sung nấm trichoderma để tiêu diệt tuyến trùng (không dùng thuốc BVTV và vôi để tránh tiêu diệt nấm Trichoderma) và trộn đều với đất. Nếu có lớp xác thực vật phủ lên để hạn chế ánh nắng chiếu xuống hố để hạn chế nấm trichoderma chết. Đợi khoảng 1 – 2 tháng là có thể trồng đc. Nhớ bổ sung nấm trichoderma thường xuyên sẽ hạn chế được tuyến trùng tấn công. Để hạn chế độ phèn chua thì nên hạn chế sử dụng phân bón hóa học mà thay vào đó là dùng phân vi sinh (nên xem kỹ thành phần trước khi mua để tránh mua phải phân hóa cao cấp mà có mác vi sinh).
    2. Sau 1, 2… năm. mọi người đã trình bày.
    => theo mình làm cái nào thì làm nhưng nên làm theo hướng vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm công lao động và vừa không ảnh hưởng đến đất mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Chào thân ái và quyết thắng!

  41. Y Moan Niê

    Các bác có rất nhiều ý kiến xoay quanh về việc tái canh cây cà phê. Tóm lại vấn đề khó khăn trong tái cành cây cà phê là gì? nguyên nhân do đâu? Đó là do con người chúng ta gây ra cả, ta lấy đi của đất mà trả lại cho đất. Lạm dụng hóa học quá nhiều…nào là thuốc BVTV, phân hóa học cho đất thoái hóa bạc màu,rửa trôi. Làm hệ vi sinh vật có lợi bị mất đi rất nhiều. Thay vào đó vsv có hại ngày càng nhiều. Vì sao lại như vậy như vậy? bởi vì ta đã phá vỡ căn bằng sinh thái của vsv trong tự nhiên theo quy luật của nó. Cho nên ta phải hiểu vsv cũng cần môi trường sống, nếu ko nó sẽ gây hại lại. Ta hình dung thử xưa ta còn rừng, hệ vsv phát triển vì nguồn hũư cơ nhiều,đất đai màu mỡ… Cho nên theo tôi suy ngẫm và thấy tái cành cà phê ko cần nhổ gốc mà ta cắt bớt cành gốc cũ, trồng bên cạnh nó cây mới. Sau một thời gian cho cây cũ chết đi, cây mới sẽ phát triển. Như vậy đất kết cấu ko thay đổi và tăng cường hữu cơ vi sinh là cây cà phê sẽ phát triển so với nhổ gốc. Các bác nên biết rằng vsv có hại như tuyến trùng…, nấm bệnh là có sẵn trong đất rồi, Ta ko bao giờ triệt tiêu đc nó kể cả bất cứ loại thuốc gì đi chăng nữa…

  42. Tin

    -Nhà mình đã nhổ cây cà phê được 2 năm, năm tới sẽ tái canh cà phê, mình đang phân vân nếu trồng so le (cứ 1 hàng giống TR4 thì trồng giống TR8) ra sao? khoảng cách thì mình định lấy 3×3 bình thường, các khâu kỹ thuật tái canh, cách bố trí đai rừng chắn gió thì tương tự như khuyến cáo của WASI. Và /nhưng mình cũng chưa rõ là về đặc tính sinh lý của 2 giống trên thì giống nào dễ tính hơn ? Xin nhờ các bác tư vấn !

  43. quang

    Các bác ơi.nhà cháu chuân bị tái canh 4 sào cà phê.đất nhà cháu là đất đen rất là bằng theo các bác thì cháu nên trồng giống gì ạ.

  44. lyvuong

    cho mình hỏi có anh, chị nào đã trồng cà phê ghép giữa gốc cà phê mít và ngọn cà phê vối chưa?. do tình hình thời tiết ở tây nguyên mỗi năm càng hạn, nên mình muốn trống loại này. nhưng ko biêt nắng suất? tuổi thọ như thế nào?.
    A/C nào đã trồng rồi tư vấn giúp.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

97