Họ không để FED tiếp tục sử dụng vũ khí tối thượng của mình, dù nó có rất hiệu nghiệm.
Năm 2002, trước khi trở thành Chủ tịch Cực Dự trữ liên bang, ông Ben Bernanke tuyên bố rằng nếu lãi suất ngắn hạn rơi xuống mức 0, ngân hàng trung ưuơng vẫn còn một vũ khí tối thượng: in tiền thông qua mua trái phiếu chỉnh phủ.
Đã tự mình dùng thử phương thuốc “nới lỏng định lượng”, giờ chính ông Bernanke đang nhận thấy những hạn chế của nó.
Tháng 3 này, FED thông báo kế hoạch sẽ mua lại 300 tỷ đô la nợ chính phủ trước tháng 9 bằng cách in tiền (chính xác hơn là tiền điện tử dưới dạng dự trữ tại ngân hàng), đồng thời tăng gấp đôi kế hoạch mua lại các khoản nợ liên quan đến vay thế chấp lên 1,45 nghìn tỷ đô la.
Đặc biệt, kế hoạch mua lại 300 tỷ đô la trái phiếu được dự đoán mới chỉ là bước khởi đầu cho một kế hoạch dài hơi.
Dù vậy, cuộc họp mới nhất của FED kết thúc mà không có bất kỳ kế hoạch nào mở rộng chương trình này, mặc dù họ đã rời ngày hoàn thành việc mua trái phiếu chính phủ sang cuối tháng 10 và hứa sẽ cân nhắc mua tiếp.
Lãi suất mục tiêu ngắn hạn được giữ ở mức từ 0 đến 0,25%.
Hành động này trái với quyết định của Ngân hàng trung ương Anh BOE mở rộng chương trình mua lại tài sản của mình, chủ yếu là trái phiếu chính phủ, từ 125 lên 175 tỷ bảng.
Khó có thể so sánh hai hành động này với nhau. FED can thiệp mạnh mẽ hơn BOE trên nhiều phương diện khác.
Hai chương trình này cũng có mục đích khác nhau. FED mua trái phiếu để hạ thấp lãi suất và tăng tính thanh khoản cho thị trường nợ tư nhân. BOE lại nhắm đến thúc đẩy chi tiêu thông qua bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Khó mà phân tích được chính xác các tác động của mỗi chương trình. Lợi suất trái phiếu chính phủ ở cả Anh và Mỹ ban đầu giảm mạnh sau thông báo về các chương trình mua lại tài sản khổng lồ trong tương quan với GDP.
Kể từ đó lợi suất ở Anh đã trở về mức cũ còn tại Mỹ, lợi suất thậm chí còn cao hơn trước. Nhưng vấn đề này chịu tác động của nhiều yếu tố.
Kỳ vọng lạm phát (chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu thông thường và lợi suất trái phiếu bảo đảm lạm phát) đã tăng. Lo ngại về suy thoái toàn cầu khiến các nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ đã bị không còn.
Tuy vậy, một nghiên cứu của IMF ước tính lợi suất dài hạn của Anh sẽ cao hơn 40-100 điểm cơ bản nếu không có kế hoạch mua lại của BOE.
Ảnh hưởng lên lợi suất trái phiếu doanh nghiệp có lẽ cũng tích cực. Công ty tư vấn Macroeconomic Advisers ước tính lãi suất cho vay thế chấp tại Mỹ thấp hơn lợi suất trái phiếu chính phủ 1% nhờ kế hoạch mua lại tài sản của FED.
BOE cũng được ca ngợi vì đã thu hẹp được biên độ tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp. ECB tuyên bố kế hoạch mua lại 60 tỷ euro trái phiếu có bảo đảm đã giúp hồi sinh thị trường sơ cấp và thu hẹp biên độ tín dụng.
Nếu các chương trình đó có tác dụng tốt, tại sao FED không mở rộng chúng? Viễn cảnh đã lạc quan hơn, đầu tiên là vì nền kinh tế Mỹ đang dần bình ổn.
Nhưng chính trị chứ không phải kinh tế mới là lý do chính. Kế hoạch mua lại trái phiếu chính phủ của FED phải hứng chịu các cáo buộc rằng họ đang gây ra siêu lạm phát và làm tay sai cho chính phủ.
Cựu Chủ tịch FED Alan Greespan nói lạm phát sẽ vượt 10% nếu FED không thể thu hẹp bảng kết toán tài sản của mình và tăng thuế, và nếu FED có làm được điều đó thì lạm phát vẫn sẽ duy trì ở mức 3% trong một thời gian dài.
Không cần phải nói, đây không phải là quan điểm của FED: họ vẫn dự đoán thất nghiệp tăng và lạm phát giảm.
Nhưng nhiều quan chức đã kết luận rằng, hiện nay, lợi ích từ việc mua thêm trái phiếu chính phủ không bù đắp lại được thiệt hại do kỳ vọng lạm phát tăng hay viễn cảnh mất đi tính độc lập của FED.
Vũ khí tối thượng cũng vô hiệu nếu chẳng được dùng một cách tự nhiên.
Theo CafeF