Tuần qua, ông Ben Bernanke đã được tái bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED. Đối với ông Bernanke, điều này có nghĩa là những nỗ lực của ông trong cuộc khủng hoảng tài chính cuối cùng đã được thừa nhận.
Sự kiện trên cũng đã kiểm nghiệm các chính sách tiền tệ của ông không chỉ cứu vãn được hệ thống tài chính dưới sự suy thoái của nền kinh tế, mà còn đảm bảo được sự cân bằng về cơ hội việc làm và ổn định lạm phát trên con đường khôi phục kinh tế. Đối với thị trường, việc tái bổ nhiệm ông Bernanke chắc chắn là một thông tin tốt, các nhà đầu tư đã tránh được sự gián đoạn chính sách do sự thay đổi chiếc ghế chủ tịch FED gây ra. Đối với đồng USD, nhiệm kỳ mới của ông Bernanke sẽ mang lại ý nghĩa gì lại là một vấn đề khá phức tạp.
Trong 4 năm nhiệm kỳ trước, chiều hướng của đồng USD có thể được mô tả là rất yếu, mặc dù trong nhiệm kỳ cuối cùng của cựu Chủ tịch FED Greenspan, hạt giống suy yếu của đồng USD đã được gieo hạt, nhưng sau khi ông Bernanke lên nhậm chức, chỉ số đồng USD vẫn giảm từ 90 xuống còn 70, cho dù là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính có lợi cho đồng USD nhất, sự đảo ngược chỉ số đồng USD cũng vẫn rơi xuống mức thấp. Có thể nói, nhiệm kỳ đầu tiên của ông Bernanke đối với đồng USD là một cơn ác mộng không hơn không kém. Nhiệm kỳ thứ hai của ông Bernanke, chiều hướng đồng USD sẽ vẫn khó xác định, nhưng trong các khả năng, khả năng đồng USD yếu trước sau đó mới mạnh lên là lớn nhất, đây chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Trước hết, trong thời gian ngắn, Bernanke sẽ không từ bỏ chính sách nới lỏng tài chính. Đối với nền kinh tế Mỹ, việc duy trì chính sách này là biện pháp tốt nhất để giữ chiều hướng phục hồi hiện tại này. Mặc dù những dự đoán về lạm phát của thị trường đang rộ lên, nhưng số liệu về lạm phát vẫn khá thấp, thêm vào đó lãi suất vẫn ở mức thấp, FED vẫn có thời gian tiếp tục thi hành chính sách này.
Thứ hai, mặc dù một số người tham gia thị trường đã chỉ trích về những phản ứng chậm của FED, nhưng đối với tốc độ thi hành chính sách tiền tệ của FED và một số nước khác, thì vẫn là nhanh nhất. Bernanke đã phát huy được hết tác dụng quan trọng của các chính sách tiền tệ trong cuộc khủng hoảng.
Cuối cùng, tình hình kinh tế vẫn là một nhân tố quan trọng quyết định sự mạnh yếu của tiền tệ một nước, mặc dù Mỹ chịu tổn thất nặng nề trong cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng so với các nước khác, sự mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ vẫn khó bị lung lay. Mặc dù thị trường có lúc đã nghi ngờ về vị thế đồng USD, nhưng để từ bỏ đồng USD là điều không thể. Sau khủng hoảng, đồng USD vẫn sẽ là tiền tệ mang tính dự trữ quốc tế chủ yếu, khó có thể lại xuất hiện tình cảnh trượt giảm mạnh.