Làm phân bón giả: Chỉ 30 tháng tù!

Sản xuất, bán phân bón giả với số lượng đặc biệt lớn, làm hàng chục hecta cà phê của nông dân cháy rụi.

Xem thêm:
> Một vụ làm phân bón giả trắng trợn

Thời gian gần đây, nông dân hai xã Gia Hiệp và Tam Bố (huyện Di Linh, Lâm Đồng) điêu đứng vì hàng chục hecta cà phê bị cháy rụi, rụng lá, quả do bón nhầm phân bón giả. Sản lượng kém, thiệt hại bao nhiêu tỷ đồng trong niên vụ tới thì chưa thể tính toán ngay được nhưng điều lo ngại trước mắt là sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đã bị tác động xấu.

Người gây ra thiệt hại cho họ là Phạm Văn Trung, mới bị kết án về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Điều đáng ngạc nhiên là Trung phạm tội với số lượng đặc biệt lớn nhưng chỉ bị TAND huyện Di Linh phạt 30 tháng tù. Trong khi đó, theo BLHS, khung hình phạt trong trường hợp của Trung thấp nhất là bảy năm tù…

phan-bon-gia-ca-phe
Cây cà phê chết khô vì bón nhầm phân giả

“Công nghệ” làm phân bón giả

Theo hồ sơ, trước đây Trung thành lập một công ty có cái tên rất kêu là Công ty cổ phần quốc tế Động Trung Đa Yếu Tố, trụ sở chính tại huyện Từ Liêm (Hà Nội). Theo giấy phép kinh doanh, công ty có vốn điều lệ sáu tỷ đồng cùng sáu cổ đông tham gia sáng lập (thực tế chỉ có mỗi mình Trung và số vốn 400 triệu đồng), kinh doanh trên tám lĩnh vực, trong đó có sản xuất, mua bán, đóng gói phân bón.

Thành lập được công ty, Trung bắt tay với Lê Viết Nghiêm làm thủ tục mở chi nhánh tại huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) rồi bổ nhiệm Nghiêm làm trưởng chi nhánh. Đây chính là đại bản doanh để Trung sản xuất phân bón giả.

Để có nguồn phân bón thành phẩm, Trung ký hợp đồng với một công ty mua 300 tấn phân NPK trị giá hơn 1,5 tỷ đồng (trả trước 154 triệu đồng). Có phân thật, Trung lắp dây chuyền sản xuất rồi chế phân bón giả bằng cách dùng một tỷ lệ phân NPK thật trộn với cao lanh, muối, vôi bột, cho vào chảo quay ly tâm, phun bột màu tạo hạt rồi đem đóng bao in nhãn hiệu phân NPK đa yếu tố với đầy đủ chỉ tiêu sinh hóa, xuất xứ…

Với “công nghệ” trên, Trung đã làm phép biến 300 tấn phân thật thành 433 tấn phân NPK giả, tung ra thị trường tiêu thụ được 376 tấn, thu lợi bất chính trên ba tỷ đồng thì bị phát hiện, bắt giữ. Trong số các nạn nhân của Trung, bị thiệt hại nặng nề nhất là bà con nông dân trồng cà phê ở Di Linh.

Phán quyết thiếu thuyết phục

Tháng 6-2009, Trung bị TAND huyện Di Linh đưa ra xử sơ thẩm, phạt tổng cộng 30 tháng tù cho hai tội sản xuất và buôn bán hàng giả theo khoản 1 Điều 158 BLHS.

Về phần dân sự, tòa cho rằng việc điều tra, xác minh thiệt hại đối với vài chục hecta cây cà phê bị bón nhầm phải phân bón giả của Trung chưa được thực hiện nên không có cơ sở buộc bồi thường trách nhiệm dân sự đối với bị cáo. Sau đó, vì không có kháng cáo, kháng nghị nên bản án sơ thẩm này đã có hiệu lực thi hành.

Phán quyết của TAND huyện Di Linh đã làm bà con nông dân – những nạn nhân khốn khổ của Trung bức xúc. Bức xúc không chỉ bởi hình phạt dành cho Trung chưa thỏa đáng mà còn bởi tòa đã áp dụng sai pháp luật nghiêm trọng.

Cụ thể, căn cứ vào Nghị quyết số 04 ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS), số lượng phân bón giả là vật phạm pháp trong vụ án này có giá trị đặc biệt lớn, hậu quả gây ra nghiêm trọng. Do đó, bị cáo Trung phải bị xét xử theo khoản 3 Điều 158 BLHS (khung hình phạt tù từ bảy đến 15 năm) mới chính xác. Mặt khác, việc vội vàng đưa bị cáo ra xét xử mà không làm rõ thiệt hại từ hành vi của bị cáo đối với hàng chục hecta cà phê để làm cơ sở quy kết trách nhiệm dân sự đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của bà con nông dân.

Vì vậy, dù bản án sơ thẩm trên đã có hiệu lực pháp luật, dư luận địa phương vẫn đang mong chờ một quyết định kháng nghị giám đốc thẩm để vụ án được xem xét lại một cách công bằng, nghiêm minh.

Theo PL

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. bang

    Chiêu của các cơ sở sx phân bón giả ( kém chất lượng ) là giả 100% từ nhãn mác , bao bì đến phân bón .Và Thông thường được đầu tư qua các tổ chức – như CCB , phụ nữ , Hôi nông dân TT . . . và layys đủ giá thành + % lợi nhuận còn thì cho nợ – Tùy chất lượng thì tính lãi hay không tính lãi . Cách đây mấy năm ở Eto – krong năng – ĐL ũng có và ha bón bị ngừng sinh triển , vàng và rụng lá , rụng quả , một số bị chết . . . lập biên bản 02 bên , đưa nhau ra tòa ( vì không phải bón vào là có kết quả ngay phải 1 thời gian sau , ngắn dài tùy điều kiện thời tiết , năm tuổi . . . nếu cà phê KTCB thì tác dụng nhanh hơn – như hình trong bài ) – nên . . . không trả số nợ còn lại ??? Bà con hãy cảnh giác hạn chế mua nợ , nếu có cũng chọn ,kiểm tra kĩ từ thương hiệu , chất lượng phân thực tế , lấy mẫu kiểm tra cẩn thận – đừng ham rẻ , cho nợ mà mắc phải phân giả , tồn kho , kém chất lượng .

  2. Hải Đức

    Tòa xử như vậy là có lợi; Tòa có lợi mà Trung cũng có lợi, chứ xử lợi cho dân thì Tòa ăn gì? Bà con phải thông cảm cho Tòa chứ! Nếu không muốn bị hại thì phải tự bảo vệ mình thôi, không tin ai được đâu; có kiện cáo gì thì được vạ má sưng chư phần đa là chẳng khi nào được vạ đâu! nó đi đêm với nhau từ đời nảo đời nào rồi, chỉ bà con mình thấp cổ bé họng mà mon men đến chỗ ấy thì thiệt đơn thiệt kép mà thôi!

  3. cuteo

    Chac loi nhieu qua cho nen nha san xuat lam phan bon gia. that khong co dao duc . hay doi quy luat : ” Qua bao” “Cua thien tra dia”

  4. bui trung hai

    Tốt nhất là chúng ta nên dùng những loại phân bón của những hãng phân có thương hiệu rõ ràng và nên mua của những đại lý quen biết để tránh mua phải hàng gỉa. “Được vạ thì má đã sưng” khi sử duụng phải hàng giả rồi thì người nông dân chúng ta chỉ là “Con kiến đi kiện củ khoai” chỉ chúng ta bị thiệt thòi mà thôi.

  5. HAILUA

    30 tháng tù cho kẻ làm phân giả là một cái giá phải trả quả rẻ. thử hỏi xem hàng chục hec ta caphe kia người nông dân như Hai Lua toi phải bỏ biết bao nhieu công sức, mồ hôi và nước mắt. Vây mà kẻ bất lương kia vì lợi ích cá nhân mà đã đẩy nông dân chúng tôi lam vào cảnh nợ cõng thêm nợ. Hy vọng sẽ có hình phạt thích đáng cho kẻ phá hoại nay

Tin đã đăng

Tin mới nhất

80