Ngay tại thủ phủ cà phê Việt Nam là Đắk Lắk, hàng loạt cơ sở chế biến, kinh doanh cà phê bột đã bị xử phạt vì sản phẩm cà phê có hàm lượng caffein thấp dưới chuẩn.
Không hoàn toàn làm từ cà phê
Mới đây, theo quyết định xử phạt hành chính của Thanh tra Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đắk Lắk, Công ty TNHH thương mại và du lịch Thanh Thủy, sản xuất cà phê bột nhãn hiệu Thanh Thủy, địa chỉ ở TP.Buôn Ma Thuột, phải nộp phạt 9 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hóa, sản phẩm.
Ông Nguyễn Minh Tặng, Phó chánh thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk, cho biết qua kiểm nghiệm sản phẩm, có đến 3 mẫu cà phê bột Thanh Thủy có hàm lượng caffein dưới tiêu chuẩn 1% (theo TCVN 5251:2007), gồm: sản phẩm T1 chỉ đạt 0,47%; T2: 0,37% và T3: 0,33%. Công ty này còn bị buộc tái chế 180 kg hàng không đạt chất lượng.
Ông Tặng cũng cho biết trong quý 1/2013 này, ngoài Công ty Thanh Thủy còn có 12 cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cà phê bột ở Đắk Lắk bị xử phạt từ 2-6 triệu đồng do sản phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn. “Việc xử lý vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng trong chế biến cà phê bột mới chỉ được triển khai từ cuối năm 2012 nhưng thực tế cho thấy khá nhiều cơ sở vi phạm, tuy nhiên mức phạt tiền vẫn còn thấp do theo quy định”, ông Tặng nhận xét.
Kết quả kiểm tra của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản – thủy sản Đắk Lắk cũng cho thấy nhiều loại cà phê bột có hàm lượng caffein quá thấp so với tiêu chuẩn 1% như cà phê bột của cơ sở Cao Thiện Phát loại Moka chỉ đạt 0,27%, loại đặc biệt: 0,3%; cà phê Đất Việt: 0,2%; cà phê Mê Việt: 0,24%; cà phê bột Hoàng An S: 0,3%… Ngoài ra, có những cơ sở sản xuất cà phê bột nhưng không công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
Theo ông Đặng Ngọc Luyện, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản – thủy sản Đắk Lắk, với sản phẩm cà phê bột, hàm lượng caffein thấp có nghĩa lượng cà phê nhân nguyên liệu dùng rang xay chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong thành phần sản phẩm.
Quản lý chất lượng còn bị bỏ ngỏ
Một số người sản xuất cà phê bột Đắk Lắk đã độn thêm các loại đậu, bắp để giảm giá thành, cạnh tranh về giá với cà phê Sài Gòn
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đắk Lắk – Bùi Quang Lộc
Ông Bùi Quang Lộc, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đắk Lắk, phân tích: “Hiện cà phê bột từ TP.HCM đưa lên Đắk Lắk tiêu thụ chỉ khoảng 40.000 đồng/kg; trong khi giá cà phê nhân đã là 43.000 đồng/kg.
1 kg cà phê nhân rang xay xong chỉ còn được 0,6 kg cà phê bột, chưa kể các chi phí chất phụ gia, nhiên liệu, nhân công… Như vậy, một số người sản xuất cà phê bột Đắk Lắk đã độn thêm các loại đậu, bắp để giảm giá thành, cạnh tranh về giá với cà phê Sài Gòn”.
Ông Lộc cho biết: “Do chưa có quy định cụ thể về kiểm nghiệm các chất phụ gia, các loại nguyên liệu khác để rang xay thành cà phê bột nên chưa thể triển khai thực hiện việc đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cà phê bột và chất lượng thức uống pha chế từ cà phê bột tại hàng quán ở Đắk Lắk”.
Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắk Lắk, cho biết cuối năm 2011, hội này đứng ra thực hiện đề tài khoa học “Khảo sát chất lượng cà phê bột sản xuất và lưu thông trên địa bàn Đắk Lắk”.
Theo đó, kết quả nghiên cứu trên 27 mẫu cà phê bột và cà phê hòa tan ở 30 cơ sở sản xuất cho thấy, ngoài nguyên liệu cà phê nhân, có 73,3% số cơ sở dùng thêm đậu nành, 46,7% cơ sở dùng thêm bắp, 6,7% dùng thêm đậu đỏ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy về phụ gia thực phẩm sử dụng cho chế biến cà phê, có 80% cơ sở dùng caramel, 63,3% dùng tinh hoặc hương cà phê, 60% dùng bột va ni; 96,7% cơ sở dùng bơ các loại, 86,7% có dùng rượu, 3,3% cơ sở dùng nước mắm…
Qua kiểm nghiệm, có 4/27 mẫu cà phê không đạt hàm lượng caffein. Theo bà Lan, mặc dù đề tài đã hoàn thành hơn một năm nay, qua nhiều lần hội thảo nhưng các cơ quan quản lý ở Đắk Lắk chưa đồng ý công khai đầy đủ các số liệu khảo sát trên.
Biết là uống bắp, đậu nành rang cháy nhưng làm sao để thay đổi “gu” của người tiêu dùng khi vẫn còn rất nhiều người muốn uống cà phê pha bằng hóa chất + hương liệu hơn là uống cà phê thật.
Hay là Y5 mở cuộc vận động bà con quay về uống cà phê thật đi !
Chúng ta phải phát động : HÃY UỐNG CÀ PHÊ LÀM TỪ HẠT CÀ PHÊ.
Nói đâu xa, cà phê nổi tiếng ở Tây Nguyên toàn bắp và đậu nành ướp hương hóa chất không hà. Nhưng với ông chủ thì lúc nào cũng nổ hơn cả bom nguyên tử…
Cà phê chỉ làm từ cà phê.
Thịt bò chỉ làm từ con bò.
Hic hic, ôi cái cuộc đời này lắm cái khôi hài !
Đúng là khi ta đã quá quen với cái sai thì cái đúng là thứ gì đó rất lạ lẫm.
Dơn giản nhất là ta goi là uống bắp rang chứ đừng gọi là uống càphe nữa còn nhà quản lý thì bắt nhà san xuất sửa tên gọi là sản phẩm của bắp rang hoặc là bột ngô rang. Còn cơ sở nào gian lận thì áp dụng phương án phạt hoặc truy tố cho phá sản, chứ phạt 9 triệu thì ôi thôi Cho em nộp phạt trước đẻ mai em còn tiếp tục sản xuất >>
Cà phê Trung Nguyên cũng dỏm cùng một phường cả thôi, hay ho thật thà gì đâu. Hỏi có bà con nào cho rằng cà phê của ông chủ vĩ cuồng này không dỏm không?
Nói có sách, mách có chứng nhé! Nếu mà Trung Nguyên là cafe dỏm thì đã không phát triển được như bây giờ!
Không dỏm thì mang ra chỗ đo lường chất lượng thì biết liền chứ đừng nói như đoán MÒ! nhưng cái cảm nhận hương vị của người sành caphe thì tôi dám chắc là 99% caphe TN có pha nhiều thứ! Nhưng với một doanh nghiệp đang có thế mạnh và uy tín trong ngành caphe người ta chưa muốn mà thôi chứ muốn vạch mặt thì TN cũng chả hơn được ai
Xã hội hiện nay còn tồn tại quá nhiều thứ chứ ko chỉ riêng cà phê dỏm mà thôi đâu.
Đôi lúc buộc chúng ta phải chấp nhận “chung sống với lũ” bạn à !
Hoàng Ngọc Trí cứ lấy cà phê của họ rồi thử bằng nước lạnh như hướng dẫn trên báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên là biết ngay thôi. Tôi kg phủ nhận việc họ phát triển, song sự phát triển của họ đâu có dựa trên nền tảng cà phê không dỏm. Bạn nhỉ!
Nói cần cẩn thận, bà con trồng trọt cực khổ cả năm, sau đó bán cho đại lý thu mua thì là 100% là cà phê hạt, nếu không thế thì ai mua.
Còn việc cà phê không còn là hạt trên thị mua bán có trộn thứ gì có lẽ chỉ các nhà mà làm cho nó biến thành bột mới biết.
Sản phẩm cà phê bột S, I của Trung Nguyên có ghi 20% đậu nành, nhưng chữ rất nhỏ, phải lấy kính lúp mới đọc được.
Cà phê Wakup bột 40% đậu nành
Tất cả vì lợi nhuận, bất chấp đạo đức
Bà con sản xuất cà phê luôn muốn sản phẩm nguyên chất đến tận tay người dùng.
Tôi thấy anh bạn tôi nói rất chi là đúng: “1kg cà phê = 40 ly x 10.000 đ/ly => 400.000đ, trả cho nông dân 1 kg cà phê có 50.000đ, 60.000đ thì cũng đâu có gì là cao”. Có lẽ hàm ý trong 1 kg cà phê bột đó đâu phải 100% cà phê nguyên chất. Nếu pha trộn càng nhiều thì càng lời.
lý do cà phê dỏm ngày càng nhiều vì lợi nhuận cao hơn nhiều cà phê được làm từ cà phê.
Công thức tính lợi nhuận gộp của cà phê: LN (%) = P : C – 1 (1).
Trong đó LN là viết tắt của chữ lợi nhuận, P là giá bán; C là giá vốn của cà phê. Công thức (1) cho thấy rất rõ: khi giá vốn giảm thì tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng. Tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng ngày càng mạnh khi giá vốn giảm dần
Giá vốn của cà phê giả thường thấp hơn cà phê thật rất nhiều. Mức chênh lệch càng lớn khi tỷ lệ giả càng cao và nguyên liệu giả thay thế cà phê càng rẻ. Nguyên liệu thay thế càng rẻ và tỷ lệ giả càng cao thì ảnh hưởng đối với người tiêu dùng càng lớn.
Công thức tính giá vốn cà phê giả: C giả = c1 + c2 + c3.a (x’ + x. y) (2)
Trong đó
– c1, c2 là chi phí sản xuất và chi phí hóa chất;
– c3 là đơn giá nguyên liệu café thật, a là tỷ lệ thu hồi của cà phê
– x là tỷ lệ giả
– x’ là tỷ lệ nguyên liệu thật còn lại
– y là tỷ lệ giữa đơn giá chất độn so với đơn giá nguyên liệu thật
Công thức (2) cho thấy khi tỷ lệ độn tăng, hoặc/và giá nguyên liệu thay thế giảm thì giá vốn giảm. Mức giảm của giá vốn ngày càng tăng mạnh hơn khi tỷ lệ độn tăng dần và/hoặc khi giá nguyên liệu thay thế giảm dần. Để dễ hình dung, bạn đọc có thể xem các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Giá cà phê nguyên liệu là 42.000đ/kg. Một kg cà phê rang xay cần 1,3 kg cà phê nguyên liệu. Chi phí sản xuất khác là 5.400 đồng. Giá vốn cà phê xay nguyên chất là 42.000đ x 1,3 + 5.400 đ = 60.000 đồng/ kg. Nếu bán với giá trước thuế là 80.000 đồng/kg, lợi nhuận gộp là khi làm cà phê thật sẽ là 80.000đ : 60.000đ – 1 = 33,3%.
Ví dụ 2: Chất độn là đậu nành, giá 18.000đ/kg. Nhà sản xuất sử dụng đậu nành để thay thế 50% cho cà phê nguyên liệu. Đậu nành cũng có tỷ lệ thu hồi tương đương cà phê. Hóa chất tạo hương vị cà phê cần sử dụng là 300đ. Chi phí sản xuất khác cũng là 5.400 đồng. Giá vốn khi đó là: 18.000đ x 0,65 + 42.000đ x 0,65 + 300 đ + 5.400 đ = 44.700đ. Lợi nhuận gộp là 80.000đ : 44.700đ – 1 = 78,9%.
Ví dụ 3: Nếu chất độn cũng là đậu nành, giá 18.000đ/ kg. Tỷ lệ độn là 100% nên lượng hóa chất nhiều hơn, mất 1000đ. Chi phí sản xuất khác cũng là 5.400 đồng. Giá vốn khi đó là: 18.000đ x 1,3 + 500 đ + 5.400 đ = 29.800đ. Lợi nhuận gộp là 80.000đ/ 29.800đ – 1 = 168,4%.
BUỒN CƯỜI THẬT
Trong kinh tế người ta có áp dụng toán học để tính toán các chỉ số nhưng kinh tế không phải là toán học đâu bạn P.A à. Một chút chữ nghĩa và mớ công thức toán học phổ thông không đủ để làm kinh tế đâu bạn. Tôi xin cung cấp cho bạn 1 ít kiến thức về ngành cà phê theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi.
1.Về giá bán : giá cà phê không độn và có độn là khác nhau:
– Giá cà phê không độn : phổ biến từ 100.000 đ đến 150.000 đồng/kg. Một số công ty có thể bán đến ba, bốn trăm ngàn/kg và thậm chí còn cao hơn. Trong khi giá thành loại cà phê Robusta tối đa (kể cả hương liệu – Bạn đừng nghĩ rằng cà phê không độn là không dùng hương liệu nhé) là 65.000 đ còn Arabica Cầu Đất (có giá cà phê hạt đắt nhất) khoảng 140.000 đ.
– Giá cà phê có độn ở tp.HCM giao động từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg khi bán lẻ. Còn bán sỉ chỉ từ 40 đến 50 ngàn đồng/kg trong khi giá thành khoảng 30 đến 35.ngàn đồng/kg (toàn bộ là đậu với bắp).
Như vậy nếu chỉ xét tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn thì không ai dại gì làm cà phê đôn cả. Cái chính là sản lượng bán hàng của cà phê độn lớn gấp nhiều lần cà phê không độn nên mới có nhiều người làm.
2.Về Hương liệu, phụ gia : để được người uống không chê thì phải tốn từ 5.000 đ đến 10.000 đ/kg thành phẩm chứ không phải 300 đ/kg đâu bạn (tôi sẽ nói vấn đề này ở phản hồi sau)
3.Về người uống cà phê: Rất nhiều người phản đối khi có bài viết nói rằng phần lớn người Việt chưa biết uống cà phê nhưng thực tế thì đúng như bài viết nói. Tôi khẳng định điều này bởi các tỉnh thành như : Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Daklak, tp.HCM, Tiền Giang… một ngày tung ra thị trường vài trăm tấn đậu bắp rang cho những người “sành uống cà phê”.
NTG
HƯƠNG LIỆU PHỤ GIA
Trong sản xuất cà phê thì dù công ty lớn hay cơ sở nhỏ đều ít hay nhiều có dùng hương liệu hoặc phụ gia thực phẩm hoặc cả hai.Trung nguyên là công ty lớn cũng sử dụng hương liệu ,phụ gia và họ cũng không phủ nhận điều này (chỉ dấu việc độn đậu mà thôi).
Phần lớn hương liệu, phụ gia này cũng được dùng trong sản xuất kem,bánh kẹo và các loại thức uống khác.
Thời gian qua rất nhiều người quan tâm đến việc dùng hương liệu (tất cả được hướng tới suy nghĩ là hóa chất độc hại theo cách định hướng dư luận của massan-Thực tế phần lớn hương liệu và phụ gia không đáng bị quy chụp như vậy).Chúng ta cũng không biết chắc rằng loại hương liệu nào là độc hại và độc hại đến mức độ nào nhưng chúng ta có quyền biết hương liệu đó có được phép dùng trong thực phẩm trên lãnh thổ VN hay không?Không nên để một vài công ty mạnh về tài chính và truyền thông dắt mũi ta chạy không kịp thở và chạy mãi không thôi.Dẫn chứng như bà chủ tịch hôi tiêu dùng đưa ra các số liệu khảo sát để làm gi? Caramel,bơ,rượu,nước mắm,vani … dùng trong cà phê thì có độc hại gi?Có bị cấm hay không mà khảo sát.Sao không khảo sát xem có sử dựng chát cấm như chất tạo bọt, tạo keo,đường cycramate…Xin hỏi bà chủ tịch hàng ngày bà ăn thịt cá kho không hay bà chỉ ăn món luộc mà không chấm nước mắm? Nói vậy để thấy rằng phần lớn thức ăn và thức uống của chúng ta đều có kết hợp vài thứ lại với nhau chứ ta không phải lúc nào cũng chỉ ăn cơm và cháo trắng được.
Còn việc trộn đậu vào cà phê ,dùng hương liệu ,phụ gia không bi cấm thì cũng được nhà nước cho phép nhưng phải đăng ký tỷ lệ rõ ràng và công bố các chỉ tiêu trên bao bì sản phẩm.
Xin nói thêm rằng trộn thêm bột ngũ cốc vào cà phê là để đáp ứng gu uống cà phê của người Việt nên ông lớn Nestle cũng phải “nhập gia tùy tục”.
Lo lắng cho sức khỏe là tốt nhưng nếu cứ nghe theo tuyên truyền có ý đồ của các công ty có đạo đức kinh doanh không tốt thì ta chỉ dùng sản phẩm của họ (cũng dùng hương liệu, phụ gia như ai-miệng thì nói không dùng) mà không dám dùng bất cứ một sản phẩm chế biến nào khác. Đói cũng không dám ăn quà bánh,khát cũng không dám ăn kem,uống nước giải khát vì tất cả đều có hương liệu phụ gia: từ nước yến nước ngọt,trà xanh…Khi đó chưa biết có tránh được bệnh không nhưng đói khát là chắc chắn.
NTG
Đề nghị cơ quan chức năng cho người tiêu dùng biết : Cafe dùng đậu nành, bắp rang cháy như vậy có gây ung thư không.Đến nay chưa ai có câu trả lời.
Cà phê Biên Hòa có sản phẩm wakup cà phê loại pha phin va Trung nguyên loai I , S cà phê cũng sử dụng 20% – 40% đậu nành (chữ họ viết ở dưới nhỏ rất khó cho người tiêu dùng đọc)
Vì lợi nhuận họ vẫn độn.