Cách phân biệt cà phê thật và cà phê giả

Nếu cà phê là một tàn dư ngọt ngào nhất của thời kỳ Pháp thuộc thì thực trạng cà phê giả ở mức báo động hiện nay tại nước ta chính là một hệ lụy đắng đót của thời kỳ bao cấp kéo dài.

>> Xem hướng dẫn chi tiết cách phân biệt cà phê thật, cà phê giả

Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại “cà phê” hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như đã bị phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trước thực trạng này, để tránh nhầm lẫn khi đi mua cà phê, người tiêu dung cần có kiến thức căn bản về cà phê.

Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê như sau:

Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, đỉnh cao của loại này là cà phê hữu cơ. Cà phê hữu cơ được chế biến từ nhũng hạt cà phê được trồng, chăm bón một cách hữu cơ, tức là loại bỏ tất cả các yếu tố vô cơ như phân hóa học, thuốc trừ sâu…..

Loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Mục đính chính của việc sử dụng hương liệu là nhằm đồng nhất hương vị của sản phẩm, dù nó được sản xuất từ nguyên liệu cà phê nào, tại quốc gia nào.

Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác như socola, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Riêng Việt nam hiện nay, thành phần phụ gia còn có cả đậu nành, bắp, bơ, nước mắm….

Cà phê được coi là thật khi là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm.

Việc không công bố đúng, đủ hoặc công bố sai sự thật trên bao bì sản phẩm bị coi là làm cà phê giả. Cà phê giả ở Việt Nam chủ yếu là loại cà phê thứ 3 nêu trên, nhưng trên bao bì ghi thành phần giống như loại 1. Nguy hiểm hơn các thành phần cho thêm vào cà phê còn độc hại vì có cả các hóa chất không dùng cho thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

phan biet ca phe that - ca phe gia
Thí nghiệm để nhận biết cà phê thật – cà phê giả

Cách nhận biết cà phê thật – giả:

Với cà phê rang xay (pha phin): Có 2 cách có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp để kiểm tra như sau:

Cách 1: quan sát bột cà phê: Cà phê rang xay nguyên chất màu sắc và kích thước bột cà phê thường đồng nhất, bột cà phê tơi xốp. Cà phê pha tẩm độn có màu sắc không đồng nhất do trộn nhiều loại nguyên liệu được rang xay riêng. Bột cà phê pha tẩm không tơi xốp, độ ẩm cao hơn.

Cách 2: một thí nghiệm nhỏ, có thể tự làm ở nhà:

Đổ nước nguội đầy 2/3 ly thủy tinh, sau đó rắc nhẹ khoảng 2 muỗng bột cà phê lên trên mặt nước trong ly và quan sát.

Cà phê nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Sau khoảng 10 phút, bột cà phê bắt đầu chìm từ từ từng ít một. Khi cà phê chìm, màu nâu mới phai ra nước và tạo thành một dung dịch màu cánh gián trong trẻo (do các chất tan chỉ tiết ra khỏi bột cà phê khi gặp nước nước sôi).

Ngược lại, cà phê pha độn chìm rất nhanh, có loại chìm ngay lập tức, lâu nhất cũng chỉ khoảng 5 phút. Pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và có khi chìm cả mảng lớn. Màu nâu đen phai ra trong nước ngay lập tức và nước vẩn đục không trong.

Với cà phê hòa tan: Phổ biến ở VN hiện nay là cà phê hòa tan 3 trong 1. Cà phê 3 trong 1 gồm có đường mía, bột kem làm từ tinh dầu cọ và cà phê hòa tan nên khi pha ra, chúng ta chỉ cảm nhận được 3 vị đó. Nếu có độn đậu nành, bắp, để ý kỹ, có thể thấy vị béo của bắp, đậu nành trộn lẫn trong vị ngọt đường mía và hậu vị béo của tinh dầu cọ. Cà phê có sử dụng hóa chất tạo mùi thơm sực nức ngay khi vừa mở gói ra nhưng hương thơm ấy nhanh chóng mất đi khi ly cà phê đã nguội. Cà phê thiên nhiên có hương thơm dịu nhẹ nhưng bền lâu. Khi ly cà phê đã nguội hẳn, chúng ta vẫn thấy thơm. Một lưu ý rằng cả hai yếu tố dịu nhẹ và bền lâu của hương phải đi cùng với nhau mới là cà phê thiên nhiên. Nếu thơm sộc nhưng vẫn bền hương thì sản phẩm đó có thể có chứa chất cầm hương. Chất cầm hương dùng cho thực phẩm chất lượng cao thường rất đắt tiền. Loại rẻ tiền thì lại không an toàn cho sức khỏe. Dựa vào thử nếm như trên và quan sát bao bì, ta có thể biết đâu là cà phê thật và đâu là cà phê giả.

Và để tránh rủi ro, nên chọn cà phê thiên nhiên. Nếu thích cà phê hương liệu, phụ gia thì nên chọn nhãn hiệu công bố rõ ràng thành phần trên bao bì. Việc ghi rõ thành phần chất phụ gia cho thấy nhà sản xuất trung thực. Sự trung thực ấy thể hiện cam kết của họ về tính an toàn của các loại phụ gia mà họ đã cho thêm vào cà phê.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông Cà

    “Cà phê hữu cơ được chế biến từ nhũng hạt cà phê được trồng, chăm bón một cách hữu cơ, tức là loại bỏ tất cả các yếu tố vô cơ như phân hóa học, thuốc trừ sâu…..”
    Nếu đúng là CÀ PHÊ HỮU CƠ thì giá phải là 15USD/kg nhân xô ~ 300.000 đ/kg mới có lãi.
    Trường hợp dưới giá đó là CÀ PHÊ HỮU CƠ mạo nhận.

    1. Nguyến Minh Tú

      Bác nói như vậy là chưa hiểu về giá cafe rồi. Có rất nhiều loại giá cafe, có loại mắc là do thương hiệu, có loại mắc vì hương liệu, có loại mắc vì cách rang xay, có loại mắc vì vị trí địa lý…. Nhưng nếu chỉ thưởng thức và không quá cầu kỳ tôi có thể bán cho bạn 150.000 đ/kg. Còn uống chơi thì 120.000 đ/kg. Đảm bảo cafe sạch, nguyên chất bao test. 0909.423.568

  2. Tâm Cà

    Mình khẳng định là thí nghiệm trên cái kia hình kia hoàn toàn không có cơ sở. Mọi người có thể rang để kiểm chứng. Vì mình rang thủ công và ba cái trò này làm không biết bao nhiêu lần rồi. Đây chỉ là quảng cáo láo 100%. Cà phê khi rang tùy theo mức độ mà cho vào nước sẽ ra các kết quả khác nhau. Masan sau khi mua lại Vinacafe cũng làm điều tương tự như họ làm với các sản phẩm trước của họ. Bịt mắt người tiêu dùng bằng truyền thông. Bán các sản phẩm không đúng chất lượng như quảng cáo.

    1. Tầm Phê

      Tôi thì khẳng định bác Tâm Cà đang nói tầm bậy. Nhà tôi có quán cà phê nhỏ, tôi đã thử làm theo với 3 loại cà phê xay của 3 hãng khác nhau. Và kết quả đúng như thí nghiệm của Vinacafe hướng dẫn đã được đăng trên báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Tôi thì ít học không hiểu tại sao nó xảy ra hiện tượng đó nhưng thực tế là như vậy. Từ giờ tôi đã biết cách đơn giản để thử xem cà phê nào nguyên chất và cà phê nào pha độn. Thật ngỡ ngàng, kết quả từ cách thử này cho thấy cà phê TN sáng tạo giá rất mắc nhưng tỉ lệ độn bắp, đậu nành không hề ít.

      1. NTG

        ĐỒNG Ý VỚI TÂM CÀ.

        Chính vì rất nhiều người tin vào quãng cáo và các chiêu trò của Massan như bạn Tầm phê mà Massan mới phát triển được như ngày hôm nay. Riêng tôi không dùng bất cư 1 sản phẩm nào của Massan vì thấy công ty này làm ăn gian dối và không có đạo đức. Tất cả các sản phẩm của họ đều dùng hóa chất nhưng họ cứ ra rả suốt ngày rằng sản phẩm của họ toàn từ thiên nhiên (mà cũng đúng không từ thiên nhiên thì từ đâu?). Lãnh đạo của họ thì nói dối còn hơn cuội : dám khẳng định 100% không dùng hương liệu, phụ gia. Vậy xin hỏi không dùng thì hương cá hồi trong nam ngư, hương chồn trong Wake up là gì? Nói láo mà không biết ngượng miệng. Hơn nữa họ là tội đồ cõng rắn cắn gà nhà. Các tổ chức tài phiệt quốc tế thông qua họ dần dần tiêu diệt hết các ngành nghề truyền thống của Việt nam : trước là nước tương, nước mắm, nay là cà phê, nước khoáng và chuẩn bị đến nuôi heo, nuôi gà… Và từ từ nuốt hết các công ty tiếng tăm của VN : Vinacafe. Vĩnh hảo…
        Còn việc phân biệt cà phê có độn hay không thì có khó gì đâu : chỉ cần biết rằng nữa kg cà phê có thể tích gần gấp đôi nửa kg đậu bắp là biết rồi cầi thí nghiệm cho phức tạp.
        NTG

  3. Cafe sáng

    Ui zà ! thời buổi vàng thau lẫn lộn. Những phản hồi trên diễn đàn này cũng vậy thôi, ai biết đâu mà kiểm chứng?

Tin đã đăng