Nhà đầu tư lo ngại thị trường chứng khoán đã tăng điểm quá đà so với triển vọng kinh tế thực và triển vọng tiêu dùng.
Chỉ số S&P 500 hạ 2,4% xuống mức 979,73 điểm tại thị trường New York.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 186,06 điểm tương đương 2% xuống mức 9.135,34 điểm.
Chỉ số Nasdaq hạ 2,8% xuống 1.930,84 điểm.
Đà mất điểm của thị trường Mỹ giảm bớt sau khi FED tại New York công bố thông tin cho thấy sản xuất khu vực New York tháng 8/2009 tăng trưởng lần đầu tiên trong hơn 1 năm.
Chỉ số kinh tế chính của khu vực này tăng lên mức 12,1, cao hơn so với dự báo và là lần đầu tiên tăng trưởng tính từ tháng 4/2008. Mức trên 0 cho thấy sản xuất khu vực đang tăng trưởng.
Tính từ ngày 09/03 khi rơi xuống mức thấp nhất trong 12 năm, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh nhất tính từ Đại Suy thoái. Chỉ số chính của thị trường hồi phục khoảng 50%.
Dự báo về khả năng hồi phục của kinh tế Trung Quốc sẽ đẩy cao nhu cầu nguyên liệu thô giúp chỉ số Reuters Jefferies/CRB của 19 loại hàng hóa tăng 32% trong cùng khoảng thời gian trên.
Thị trường chứng khoán Mỹ tuần trước giảm điểm lần đầu tiên trong 5 tuần sau thông tin lòng tin người tiêu dùng đi xuống, nhà đầu tư lo ngại thị trường đã tăng điểm quá đà so với triển vọng kinh tế thực.
Diễn biến 3 chỉ số chính trên TTCK Mỹ phiên giao dịch ngày 17/08 |
Chỉ số biến động giao dịch quyền chọn (CBOE) hay còn gọi là VIX đã biến động mạnh trong năm qua. Khi thị trường biến động mạnh, chỉ số này lên mức 80, thông thường chỉ số này duy trì ở mức 20.
Chỉ số này trong phiên giao dịch hôm qua đã tăng mạnh nhất trong 4 tháng. Chỉ số tăng 15% lên mức 27,89 điểm, mức cao nhất từ ngày 10/07.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc hạ 5,8% trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi công ty bảo hiểm Ping An công bố lợi nhuận không đạt dự báo, chính phủ công bố đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 10 tháng liên tiếp.
Nguyễn Thịnh
Theo CafeF