Thúc đẩy nông dân trồng cà phê “bền vững” hoặc đối mặt với việc thiếu nguồn cung

Ngành công nghiệp cà phê có nguy cơ thiếu hụt trong những năm tới nếu không thúc đẩy thực hiện các phương pháp canh tác bền vững hơn, theo người đứng đầu bộ phận cà phê toàn cầu ở công ty Mondelez International Inc, công ty này đã tách ra khỏi tập đoàn Kraft Food Inc vào tháng trước.

“Nói về tính khả dụng của cà phê, trong 10 – 15 năm nữa chúng ta sẽ gặp vấn đề về tổng sản lượng cung cấp,” ông Hubert Weber, chủ tịch bộ phận cà phê toàn cầu của công ty Mondelez, trả lời trong một buổi phỏng vấn của Reuters tại trụ sở chính của công ty ở Zurich, Thụy Sĩ.

Mondelez, công ty sở hữu nhiều thương hiệu cà phê hàng đầu ở châu Âu bao gồm Jacobs, Carte Noire, và Kenco cũng như các thương hiệu sô-cô-la Cadbury, kẹo cao su Trident, và bánh quy Oreo, hồi tháng trước đã tách ra khỏi việc kinh doanh tạp hóa ở Bắc Mỹ của tập đoàn Kraft.

Là người mua 6% tổng sản lượng cà phê thế giới, công ty Mondelez cam kết vào năm 2015 sẽ cung cấp toàn bộ cà phê cho châu Âu từ nguồn các trang trại “bền vững”, tăng so với chỉ mới khoảng 40% hiện nay. Ông Weber cho biết công ty Mondelez cũng đã đặt mục tiêu tăng lên 65% cho năm 2013.

“Chúng tôi chỉ có thể tạo ra sự thay đổi khi là một trong các công ty lớn thực hiện lời hứa hẹn,” ông Weber nói thêm, công ty Mondelez đã đi đến quyết định việc cam kết do thặng dư của cà phê “bền vững” từ hai năm trước. “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng nhất định sẽ có đủ cà phê chất lượng để cung ứng trong dài hạn.”

Công ty Mondelez đã bắt đầu chủ động trong việc cung cấp các sản phẩm cà phê cho châu Âu khi người tiêu dùng tại lục địa này đòi hỏi nhiều hơn về tính bền vững, nhưng cũng cho biết công ty muốn mở rộng kế hoạch đến các vùng khác.

Ông Weber cho biết lượng tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng 2-3% một năm và nguồn cung trong dài hạn bị đe dọa do các phương pháp canh tác gây hại với môi trường cũng như việc nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác hoặc bỏ hoang đất đai của họ.

Ông chỉ ra ví dụ là Colombia, tại đây sản lượng cà phê chỉ còn bằng 1/3 trước đây. Ông cũng cho biết các quốc gia sản xuất cà phê như Peru và Việt Nam cũng bị đe dọa bởi xu hướng tương tự.

Hướng dẫn nông dân “câu cá”

Trước khi làm “cuộc cách mạng” cần thấy rằng các nhà bán lẻ gợi ý các sáng kiến như  Rainforest Alliance, công ty đa quốc gia bị chỉ trích vì đã tối đa hóa lợi nhuận đối với các chi phí dành cho môi trường và nông dân. Giá cà phê cao đã làm giảm bớt sự quan tâm đến các vấn đề của nông dân, nhưng họ vẫn tạo ra một tỉ lệ lợi nhuận tuy rất nhỏ cho ngành công nghiệp so với các công ty đa quốc gia.

Theo ông Weber, các bước đơn giản như cắt tỉa, trồng cây che bóng cho cà phê cũng như các loại cây trồng khác có thể gia tăng sản lượng, nhưng nông dân các nước sản xuất lại không áp dụng nhất quán.

“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng nông dân sẽ có những ưu đãi thích hợp giành cho trang trại cà phê để họ không chuyển sang trồng các loại cây nhiên liệu sinh học, nơi mà họ có thể sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và nhanh hơn,” ông nói.

“Chúng tôi không muốn đưa cá cho nông dân. Chúng tôi muốn chỉ họ biết cách câu cá,” ông cho biết khi nói thêm rằng nông dân chỉ tăng thu nhập vẫn chưa đủ. “Một hoặc hai năm trước đây, khi giá cà phê tăng vọt, nếu bạn chỉ cần nhìn lướt qua trên tiền còn các nông dân có thể mua được một chiếc xe mới, hay một bao phân mới và đổ nó lên mặt đất chứ không phải làm một điều gì đó thực sự cơ bản.”

Công ty Mondelez, có đối thủ cạnh tranh lớn nhất về mảng cà phê là công ty Nestlé, hồi tháng trước đã công bố đầu từ 200 triệu USD cho chương trình đào tạo nhằm nâng cao đời sống của 1 triệu nông dân, tìm cách tăng năng suất và làm cho nghề trồng cà phê trở thành một nghề có sức thu hút đối với các thế hệ tương lai.

Ông Weber cho biết, công ty đã là người mua lớn nhất đối với cà phê được cấp chứng nhận bởi tập đoàn phi lợi nhuận Rainforest Alliance, nhưng chứng nhận giờ đây đã phải đối mặt với sự thách thức để duy trì độ tin cậy một khi sự bền vững đã bị xu thế hình thức chi phối và người tiêu dùng bị hấp dẫn bởi những lời quảng cáo trên bao bì.

“Chúng tôi phải phát triển như một ngành công nghiệp để có được sự tiêu chuẩn hóa và hợp tác chặt chẽ hơn vì chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng ta có cơ chế kiểm sát tại chỗ,” ông cho biết.

Cuối cùng, nhu cầu cho chứng chỉ như vậy nên giảm dần cho đến khi thực hành bền vững được chấp nhận rộng rãi hơn.

“Trong thời gian 10 – 15 năm nữa khi chúng tôi đã phát triển toàn bộ ngành công nghiệp, sẽ không cần thúc đẩy nhiều như vậy nữa. Nó sẽ trở nên tự nhiên và tất nhiên vai trò của thương hiệu trở nên ít đi,” ông Weber nói thêm.

Anh Văn – Quang Minh, theo ICO-Coffeeclub/Reuters/Giacaphe.vn

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Bo

    Ủa ! chương trình hỗ trợ 200 triệu Usd của Mondelez Inter bài này thì nói hồi tháng trước, còn bài kia thì nói vừa mới công bố, và còn có 100.000 nông dân VN nữa chứ ?

  2. Cư Pul

    Vấn đề quan trọng là khi nông dân trồng theo hướng cà phê sạch, cà phê bền vững thì nhà thu mua có tăng giá mua thỏa đáng không? Hay là lợi nhuận nhà thu mua xuất khẩu thu về hết, chỉ san sẻ cho nông dân tí bèo để gọi là thôi.
    Mong được nghe ý kiến của nhà thu mua xuất khẩu !

Tin đã đăng

Tin mới nhất

78