Từ một bản tin trên Bloomberg được các báo tại Việt Nam dịch ra, tạo ra vấn đề: “Nestlé muốn mua cà phê trực tiếp với nông dân Việt Nam”. Từ đây, các công ty cà phê Việt Nam bức xúc và dư luận âm ỷ trong vài ngày qua.
Bài liên quan: Nestle sẽ tăng gấp 5 lượng cà phê mua trực tiếp từ nông dân Việt Nam
Nhầm lẫn câu chữ hay là sự thực?
Phó GĐ truyền thông của một công ty cà phê Việt Nam phản ánh: “Trong những ngày vừa qua, trên các kênh truyền hình và báo chính thống đều đăng thông tin về việc Nestlé sẽ tăng mua trực tiếp từ nông dân”. Cụ thể, dịch lại lời ông Rashid Qureshi – GĐ điều hành Nestlé Việt Nam – được dẫn theo Bloomberg (Mỹ), một số báo cho biết Nestlé thúc đẩy kế hoạch thu mua cà phê nhân trực tiếp từ nông dân, thay vì ở mức chỉ từ 12.000-14.000 tấn trong năm 2012 này, sẽ tăng lên 60.000 tấn mỗi năm trong những năm tới.
Theo thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12.2.2007 quy định chi tiết Luật Thương mại, trong mục 2 quy định: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép thực hiện quyền XK được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối hàng hóa đó để XK (mục 2.1). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền XK không được lập cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu (mục 2.2). Chính vì thế, các công ty cà phê Việt Nam cho rằng việc Nestlé thu mua trực tiếp cà phê từ nông dân là trái với quy định pháp luật hiện hành.
Các Doanh nghiệp Việt Nam thực sự lo ngại rằng việc Nestlé mua trực tiếp cà phê từ nông dân sẽ ảnh hưởng tới họ vì về tương quan, Nestlé có tiềm lực tài chính mạnh hơn nhiều lần, có thể hỗ trợ nông dân trồng cà phê theo công nghệ sạch và mua giá cao.
Trước đây, UBND tỉnh Đắc Lắc đã từng có công văn gửi Bộ Công thương đề nghị cho phép công ty liên doanh Man – Buôn Ma Thuột (có vốn của Doanh nghiệp Anh quốc) được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân. Lý do được UBND tỉnh đưa ra là công ty này đã liên kết với nông dân trồng 3.676ha cà phê sạch 4C với sản lượng khoảng 12.000 tấn/năm, nếu không cho trực tiếp thu mua thì Doanh nghiệp này bị thiệt thòi.
Từ trường hợp này, các Doanh nghiệp Việt Nam lo ngại dù chưa được chấp thuận nhưng có thể Nestlé vẫn âm thầm mua vào cà phê trực tiếp từ nông dân. Tuy nhiên theo ông Vũ Quốc Tuấn – GĐ đối ngoại của Nestlé Việt Nam, thông tin trên là do nhầm lẫn trong quá trình dịch thuật bản tin của Bloomberg từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Xem bài: Một DN nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê từ nông dân
Nestlé giải thích như thế nào?
Trả lời giới truyền thông, ông Tuấn cho biết “60.000 tấn cà phê mà các báo nhắc tới là số cà phê đạt chuẩn 4C trong 5 năm tới nằm trong dự án “Nescafé Plan” mà công ty đã triển khai từ tháng 8.2010”. Trong chương trình này Nestlé hỗ trợ nông dân về đào tạo, giống, công nghệ sau thu hoạch để sản xuất bền vững từ đó cung ứng nguồn cà phê chất lượng cao ổn định cho Nestlé.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Tuấn cho biết: Nestlé có hai nhà máy chế biến ở Việt Nam, chứ không phải công ty thương mại, vì thế hoàn toàn được quyền mua cà phê nguyên liệu trực tiếp từ nông dân cung cấp cho hai nhà máy. Thứ hai, dù có quyền mua trực tiếp từ nông dân nhưng trong những năm qua Nestlé đã không làm thế, vì “không thể đánh chiếc xe tải năm tấn đi lòng vòng mua nhỏ lẻ được, mà mua qua các công ty trung gian nguyên liệu đã qua sơ chế mới đạt chuẩn”. Thứ ba, ông Tuấn cho biết Nestlé đang cắt ngắn chuỗi cung ứng để đến gần nông dân hơn, bằng cách xây dựng kho trung chuyển tại Đắk Lắk.
Trong những năm qua, bình quân hằng năm Nestlé thu mua khoảng 250.000 tấn cà phê nguyên liệu tại Việt Nam, tương đương từ 20-25% tổng sản lượng để cung ứng cho các nhà máy tại Việt Nam và ở những nước khác chế biến. Tuy nhiên, chi tiết được cho rằng Nestlé thúc đẩy mua trực tiếp lại không phải con số trên, mà chỉ là 60.000 tấn trong những năm tới, rất trùng khớp với sản lượng cà phê 4C được ông Tuấn đề cập. Và liệu lượng mua trực tiếp ấy có phải để chế biến tại Việt Nam hay đưa ra nước ngoài chế biến rất cần được làm rõ. Nếu mua trực tiếp để XK chế biến tại nhà máy của Nestlé ở các nước, thì vẫn có thể xem như vi phạm quy định hiện hành.
lại bắt đầu bài ca “DN nội, DN ngoại”
Đây là nội dung nguyên văn (tiếng Anh) từ trang bloomberg, bác nào rành tiếng Anh có thể giải thích rõ Nestle “có ý vi phạm” hay chỉ do hiểu nhầm trong quá trình chuyển ngữ của báo chí Việt Nam
Nestle to Boost Direct Coffee Purchases From Vietnam Farmers
Nestle SA (NESN), the world’s largest food company, plans to boost so-called direct purchases of coffee from farmers in Vietnam by as much as five times over the next half decade to improve quality as demand increases.
Nestle Vietnam Ltd. may buy about 60,000 metric tons from growers a year by then, compared with 12,000 to 14,000 tons this year, Managing Director Rashid Qureshi said in an interview yesterday. The local unit of the Vevey, Switzerland-based company started direct buying late last year, he said.
Vietnam, the biggest coffee exporter after Brazil, is the largest shipper of robusta beans that are used to make instant drinks. At present, Nestle buys 200,000 tons to 250,000 tons of Vietnamese coffee a year, Qureshi said. The 2011-2012 harvest was a record 1.55 million tons, according to a Bloomberg survey.
“Shortening the supply chain to reach more directly to farmers will improve the growers’ income, as well as traceability of the coffee,” Qureshi said in Hanoi. “We can train them, help them increase yield and quality of coffee.”
Production in Vietnam in the season ending this month may gain 7.9 percent to 21 million, 60-kilogram (132 pound) bags, the International Coffee Organization said yesterday. The gain helped the group raise its estimate for worldwide coffee output in 2011-2012 to 132.7 million bags from an earlier call of 131.4 million bags and last year’s harvest of 134.3 million bags.
Robusta futures have gained 14 percent to $2,071 a metric ton on NYSE Liffe in London this year as roasters use more of the cheaper grade. Costlier arabica has declined 27 percent on ICE Futures U.S. in New York in 2012.
Dak Lak
Nestle invested in a procurement center in Dak Lak, the main coffee-growing region, and set up a mill there to process beans, he said. Coffee consumption in Vietnam may double over the next decade, and Nestle’s sales of coffee products may see double-digit growth every year in the period, he said.
Nestle will start producing soluble coffee, mainly for local sale, at a $270 million plant in Dong Nai province in November after a first phase of construction is completed, Qureshi said. A second phase will be finished next year, with production of decaffeinated coffee planned for export, he said.
Nếu bạn Hoàng BL tìm được bản gốc thì bạn giải thích cho bà con biết theo như bạn hiểu đi. Không lẽ bạn muốn đánh đố bà con nữa? Chi ít thì bạn cũng nêu ý kiến của mình, diễn đàn mà.
Còn tôi không biết nhưng sau khi đọc các tin thì tôi hiểu thế này: Nestle sẽ tăng mua của nông dân từ khoảng 12-14 ngàn tấn hiện nay lên 60 ngàn tấn. Nên các báo dịch giật tít “mua tăng 5 lần” thì đã sao? Nếu cho là phạm luật thì mua ít cũng vi phạm chứ không phải đợi lên 60 ngàn tấn mới kêu.
Là dân Đắc Lắc nên tôi hiểu Nestle sẽ mua qua các chương trình đầu tư, hợp tác công tư… và như vậy khả năng mua trực tiếp từ nông dân 60 ngàn tấn là trong tầm tay. Đó là tôi chưa tính khi mua ở xã này với giá cao thì ai ngăn được các xã bên cạnh bán theo… Ai kiểm soát được?
Vì vậy, “mua trực tiếp” hay “mua của nông dân” là không sai. Trong phạm vi nhan đề 1 bài báo thì cần ngắn gọn, dễ nhớ.
Tôi cũng thắc mắc, để cho nông dân tự bơi thì nông dân có quyền. Sao các bác không hành động với đồng bào mình để chứng tỏ mình mà cứ ngồi la làng thế!
Nestle SA (NESN), the world’s largest food company, plans to boost so-called direct purchases of coffee from farmers in Vietnam by as much as five times over the next half decade to improve quality as demand increases.
Nestle Vietnam Ltd. may buy about 60,000 metric tons from growers a year by then, compared with 12,000 to 14,000 tons this year, Managing Director Rashid Qureshi said in an interview yesterday. The local unit of the Vevey, Switzerland-based company started direct buying late last year, he said.
Bài báo trên đâu có nói gì về vấn đề “Nestle vi pham” đâu.
Đồng thời đọc hai đoạn trên thì hiểu là: Nestle sẽ tăng lượng cà phê mua trực tiếp từ nông dân từ 12.000-14.000 tấn lên khoảng 60.000 tấn trong năm năm-(nghĩa là cứ mỗi năm thì tăng một ít, sau 5 năm thì tăng đến khoảng 60.000 tấn. Chứ không phải tăng lên 60.000 tấn mỗi năm như bài báo dịch)
Bất kể DN nào, nếu thu mua giá cao, kiểm định chất lượng không gian dối, thanh toán nhanh và sòng phẳng thì sẽ tồn tại và phát triển tại VN vì họ sẽ được nông dân và các đại lý ủng hộ. Đó là lý lẽ trong kinh doanh chứ không cần áp dụng điều luật nào cả!
Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn Huy, cứ ai mua cao là tôi bán, tiền bạc sòng phẳng là càng mừng càng thích. Bất kể DN ta hay DN tây. Vì thực ra với người nông dân có ta hay tây cũng chẳng khác gì nhau.
Cơ chế thị trường phải chấp nhận sự cạnh tranh thì các doanh nghiệp nội mới lớn mạnh được. Muốn thế ngành cà phê phải có chiến lược cho cà phê Việt. Quan trọng nhất là nông dân chúng tôi vất vả một nắng hai sương vì cuộc sống, nếu mà các doanh nghiệp (nội và ngoại) có tài và có tâm thì hãy móc từ túi người tiêu dùng bằng văn hóa và nghệ thuật kinh doanh của các ngài để giúp chúng tôi nâng cao chất lượng cuộc sống. Đổi lại chúng tôi sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng tốt cung cấp cho thị trường. Đó mới là nhân văn phải không các bác ?
Gia nhập WTO, AFTA để làm gì mà cứ hễ nghe nói DN ngoại trực tiếp tham gia thị trường thì DN ta nhảy cà tưng lên như giẫm phải tổ kiến lửa vậy? Nestle hay ai cũng vậy, mua hàng có giấy phép có đóng thuế đầy đủ là hợp pháp. Ai trả giá cao hơn và thanh toán sòng phẳng bất kể là nội hay ngoại thì ta bán, sao lại phân biệt đối xử tây ta, lại còn xem họ như tội phạm kinh tế? Cái này mà gọi là “nền kinh tế thị trường” được sao? Còn bác Tuấn Nestle nữa, sợ gì mà phải né qua 4C này nọ?
Biết bao giờ mới lớn lên được nhỉ. Vậy mà lúc nào cũng … biển to, biển lớn !
Tôi đọc báo, nghe đài nói VN tích cực hội nhập để phát triển, tìm đối tác làm ăn vậy mà khi đối tác tìm đến thì lý do này nọ là sao? Các nước sản xuất cà phê rất trân trọng sản phẩm của nông dân và tôn trọng DN thu mua, còn ta chỉ chú trọng DN thu mua nội địa thôi thì bao giờ dân giàu nước mạnh được.
Nói như bài báo viết thì chắc mấy người này không cho người nước ngoài mua cà phê từ nông dân. Tại nếu nông dân ai mua giá cao là họ bán. Tôi thích nhiều công ty nước ngoài ở VN càng nhiêù càng tốt mua giá cao là bán hết. Không có vi phạm gì đây hết. Phải ủng hộ thi có có thế dân mới giàu nước mơí mạnh được chứ
Tôi là môt nông dân làm cà phê. Tôi rất muốn có vốn làm ra hạt cà phê chất lượng, ví dụ như công nghệ nước thay thế cách làm cũ để cà phê của Việt Nam mình cũng bán được giá như cà phê của Bờ ra xin để dân mình đỡ khổ. Còn theo tôi nghĩ nếu DN nội mà làm được điều này thì tốt quá nếu bằng ko hãy để cho DN ngoại vào đi để giúp dân mình chuyển sang một trang mới chứ cứ để làm và sống theo kiểu cổ này khổ lắm bao giờ mới sánh được với các nước. Người ta bán toàn cộng mình bán toàn trừ thử hỏi những người trách nhiệm xem mình lên làm điều gì? Đây mới là những thứ dân tôi cần chứ đừng ngồi đấy mà tranh cãi DN nội hay DN ngoại nữa khổ dân tôi lắm…
Báo cáo vừa được Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố cho thấy tỷ lệ thuế – phí trên GDP ở Việt Nam cao gấp 1,4 – 3 lần so với các nước trong khu vực.
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/09/nguoi-viet-nang-ganh-thue-phi/
Chào các bác ! DN nào mua cùa nông dân miễn giá cao là được. Còn như nông dân thấp cổ bé họng … chỉ sợ DN nội liên kết với DN ngoại lại chèn ép thôi !
Là Nông dân như chúng tôi, nói 01 câu đơn giản : Các công ty Việt Nam đừng có mị dân nữa. Nông dân Việt Nam bây giờ khôn rồi. Tài sản của nông dân caphê là những hạt caphê. Họ biết phải làm gì, bán cho ai là quyền của họ. Cứ giá cao là bán, tiền bạc sòng phẳng là được. Không cần phải đợi cơ chế, chính sách gì sất.
Công ty Việt Nam có thương nông dân Việt Nam ko? Hay họ chỉ tòan chăm chăm làm giàu trên xương máu của nông dân. Cái trò này thì xin dẹp ngay cho. Kẻo một ngày nào đó, chính các công ty này sẽ bị phá sản vì xây nhà máy, nhà xưởng xong, nông dân không bán cà phê cho họ nữa thì chẳng biết ai thiệt hại hơn ai đâu.
Thực lòng tôi cũng rất muốn có DN ngoại vào mua trực tiếp cà phê của dân để tạo một thị trường cạnh tranh, ai làm hàng đẹp sẽ có giá đẹp. Chứ để thu mua theo kiểu này những người làm đẹp cũng chẳng hơn người làm xấu là bao, chỉ được lời khen hoặc dễ bán chút thôi, như thế ko khuyến khích được người làm tốt. Hình như DN của mình toàn thích mua một giá để về sàng ra những hạt tốt bán giá cao còn hạt xấu bán giá xô. Dân mình phải chịu giá xô. hoặc DN bị những người mua nhỏ mua về trộn trạo rồi bán cho, còn giá dân mình phải chịu ko biết đến bao giờ mới hết cái cảnh này. Tôi và các bạn là những người dân làm cà phê cũng muốn có cuộc sống tốt. Chúng ta hãy nói lên chúng ta muốn gì. Mình là một tế bào của xã hội, mình làm tốt xã hội sẽ tốt. Tôi cũng biết luật của thương trường, nên VN ta vào WTO rồi thì đừng ngăn sông cấm chợ nữa, phải có DN nước ngoài vào tạo thế cạnh tranh thì dân mình mới đỡ khổ được. Mà chính dân mình cũng phải có ý thức làm tốt trước khi đòi giá tốt.
Đồng ý với quan điểm của @trần văn xuất. Bầu cho bạn một phiếu.
Có DN ngoại vào VN để đầu tư kinh doanh là chuyện tốt chứ sao, thời mở cữa mà. Tuy nhiên Nhà nước có chính sách để tránh tình trạng và thực sự mang lại lợi ích:
1. Như một số DN FDI hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực khác hiện nay ở VN, kiểu công ty mẹ công ty con, lỗ giả lãi thật làm cho VN thất thu thuế,
2. DN ngoại kinh doanh cà phê tại VN dù xuất khẩu nguyên liệu thô hay sản phẩm tinh thì phải lấy thương hiệu nguyện liệu xuất xứ từ VN. Vì vậy bà con sản xuất cà phê cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để góp phần xây dựng thương hiệu cà phê VN trên thị trường thế giới,
3. Chính sách phải thực sự mang lại lợi ích trước hết cho người sản xuất cà phê trước mặt cũng như lâu dài.
Ý kiến của các bạn đều là hợp lý, chính đáng nhưng sẽ không được gì vì hiện nay là thời cơ của lợi ích nhóm mà.
Nông dân hay đồng bào thì cũng thế thôi, để rồi các bác xem tôi nói không sai đâu.
Theo tôi DN ngoại vào thu mua cà phê của bà con nông dân mình cũng tốt, miễn là họ trả giá đúng với chất lượng cà phê mà bà con mình sản xuất ra. Việc cà phê của nông dân bán trực tiếp được đến nhà máy của các nhà rang xay cũng chứng tỏ chất lượng cà phê của nông dân ta là tốt, nhà rang xay lại rút ngắn được khâu trung gian nên họ sẽ trả giá cao hơn cho nông dân đồng thời lại mua được rẻ hơn so với mua qua khâu trung gian => có lợi cho cả 2 bên tại sao nhà nước lại không khuyến khích ?
Nhà nước sẽ mất khoảng thu trung gian, càng nhiều khâu trung gian NN thu thuế càng nhiều, dạ dày của bà con sẽ teo lại một ít. Đó là cách chia bớt thu nhập của bà con thay cho thu thuế NN hay thuế thu nhập cá nhân.
Mình thì thấy có vẻ không ổn lắm về ý kiến này!
Với giả định rằng NN chỉ thu thuế thu nhập doanh nghiệp, và mình đang nói tới việc mua bán trong nước.
GIẢ ĐỊNH giá bán từ nông dân chênh lệch với giá mà “ông lớn” mua là 10 đồng, và mức thuế là 25%, bỏ qua khâu vận chuyển và các khoản khác …
Nếu “ông lớn” mua trực tiếp từ nông dân, ổng cũng phải nộp thuế là 2,5 đồng.
Nếu “ông lớn” mua qua 5 trung gian, mỗi trung gian chênh lệch 2 đồng, thì mỗi lớp trung gian cũng phải nộp cho nhà nước 0,5 đồng, nhân cho 5 thì cũng thành 2,5 đồng.
Chưa nói tới việc các công ty nhỏ lẻ thường kiếm đủ cách để “trốn thuế” nên việc thất thoát thuế là khó tránh!
Như vậy, việc “nhiều trung gian” chẳng lợi lộc thêm cho thuế là bao, chỉ là … nhiều người “có cái ăn” hơn thôi, có nghĩa là giải quyết bài toán “công ăn việc làm”! (ở đây chưa nói tới bài toán … phân bổ nguồn lực xã hội một cách hợp lý.)
Luật để làm gì, người dân đã chịu biết bao nhiêu thiệt thòi và mất mát. Sản phẩm của họ làm ra bằng chính những giọt mồ hôi mặn chát, bằng sức lao động của họ… thì cứ đối tượng nào mua giá cao, sòng phẳng là bán. Các DN nước ngoài không phải là ngoại lệ. Đã là cơ chế thị trường, đã là cạnh tranh trên cùng một sân chơi thì nên bỏ những cái rào cản không cần thiết kia đi. Điều bất hủ muôn đời là làm sao có lợi nhiều nhất cho người dân mà thôi.
Mình đồng tình ý kiến với bác!
Nhưng … các “công ty cà phê Việt Nam” cũng là “người dân Việt Nam” cả thôi! Nếu nhà nước bỏ rơi doanh nghiệp Việt, doanh nghiệp chết, có nghĩa là dân Việt Nam không thể kinh doanh nổi mà chỉ có thể trồng cà phê, bác thấy có “ngứa” không?
Vấn đề là chúng ta có VICOFA, một hiệp hội “gần như” của DOANH NGHIỆP cà phê, chứ chúng ta chưa có hiệp hội của nông dân trồng cà phê! Mà nếu có thì … một bên đông người, một bên nhiều tiền …
Sự thật đau lòng nhất là … trong các “ông lớn” ở Việt Nam, Nestle là công ty mang đến giá trị cho nông dân nhiều nhất!
Còn về cái tin “Nestcafe” vi phạm, “lỗi dịch thuật” mình thấy là không có, nếu có thì là ở cái chỗ “Trực tiếp”! Nếu Nestcafe mua “trực tiếp” cà phê tiêu chuẩn 4C, họ không thể nào đi thu mua như các đại lý nhỏ lẻ, mà sẽ triển khai hệ thống “thu mua cà phê tiêu chuẩn” dựa trên hệ thống đại lý có sẵn (đa số đại lý “nhỏ là của Việt Nam).
Chữ “trực tiếp” ở đây chắc là nói tới việc Nestle đầu tư cho nông dân, các “đại lý của Nestle” chịu trách nhiệm thu mua cà phê 4C với giá cao hơn và bán lại cho Nestle. (Cái này chỉ là dựa trên suy đoán, còn cụ thể hợp đồng của Néstle với các đại lý thế nào thì mình không rõ.)
Tóm lại, đứng ở góc nhìn vĩ mô, các công ty cà phê Việt Nam bây giờ có “chống đỡ” thì cũng chỉ là biện pháp tình thế, các hàng rào bảo hộ kiểu đó cũng sẽ sớm được dỡ bỏ, chỉ sợ nếu tới khi dỡ bỏ mà cũng chẳng có anh cà phê Việt Nam nào đủ sức để cạnh tranh với mấy ông lớn thì … chỉ thấy tội cho nông dân mình chịu thiệt vì một tinh thần “màu cờ sắc áo” nhưng … vô ích!
Còn ở góc nhìn cho người nông dân, Nestle tuy là 1 công ty vốn đầu tư nước ngoài, nhưng lại biết “nhập gia tùy tục”, mang lại giá trị cho người nông dân, lo cho cuộc sống của người nông dân, một giải pháp “cùng thắng” chứ không phải là tư tưởng “chèn ép”, “khôn lanh” như “mấy ông Việt Nam”.
Trên đây là một số ý kiến của mình về bài viết. Bản thân mình cũng chưa dám bàn nhiều về công ty Nestle này do chưa có nghiên cứu kỹ càng. Mong các tiền bối cho ý kiến!
Dear các..anh Hào,
Vỹ có tra qua quyển : hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam và các thông tư sửa đổi Luật Doanh Nghiệp 1998 do Thủ Tướng ban hành. Khi VN gia nhập WTO thì :
1. Năm 2012 trở đi, VN bắt buộc phải mở rộng chức năng cho các doanh nghiệp FDI (100% vốn nước ngoài), tức là điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 2 điểm đáng chú ý là phân phối không cần qua trung gian và mua trực tiếp không qua trung gian. Thủ tục họ cần làm là lập 1 dự án cho cái mở rộng ngành nghề của họ và Bộ Thương Mại sẽ “chấp bút” chứ không phải là ban quản lý các khu công nghiệp duyệt (trong trường hợp Netsle VN). Do đó nếu họ đã làm thủ tục pháp lý trên, họ có quyền, và điều này không trái với cam kết VN khi gia nhập WTO.
Vấn đề chỉ là hồ sơ này đã được duyệt hay chưa duyệt mà thôi, nếu chưa được duyệt mà báo chí ì xèo thì..chưa chắc đã được duyệt.
Cung cấp thêm vài thông tin.
Vỹ
Đồng quan điểm với các Bác!
Nhưng, một số ý kiến tôi muốn nêu ra.
– Vấn đề được mua “trực tiếp” hay “không trực tiếp” không quan trọng. Quan trọng nhất, mình là nước trồng cà phê, đầu tư đường – trường trại,v.v… nhưng giá trị thu được từ cây cà phê thì ai được lợi nhiều: Nông Dân, nhà Xuất khẩu, hay Rang Xay?
– Mặt phải của vấn đề khi đầu tư dự án thì dân được một số lợi ích (“với công ty thực hiện đàng hoàng”). Nhưng mặt trái, chỉ là chiêu “mượn gió bẻ măng”, thử hỏi: giá trị gia tăng từ hạt cà phê này ai được hưởng?. Và người trồng cà phê được đã hưởng những gì?
– Một nghịch lý là: Nông dân muốn bán cà phê giá cao > Làm gì có một thị trường hoàn hảo, nên liệu khi anh Ngoại làm chủ bà con có được hưởng về giá?. Vì vậy, khuyến khích anh Ngoại, nhưng song song đó, cũng cần phải bảo vệ anh Nội để tạo thế cân bằng.
– Mặt trái của “rào cản” là bảo thủ/trì trệ, nhưng mặt phải của nó lại là bảo vệ lợi ích nội địa. Tùy theo Lực của các Bác thế nào để mình tháo gỡ rào cản pháp luật hay không?
Thân chào.