Diện tích cà phê Arabica: Nên giới hạn ở 50.000 ha

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), để gia tăng giá trị của cà phê xuất khẩu, Việt Nam cần tăng cường diện tích cà phê chè, bởi hiện nay lượng cà phê này không đủ để xuất khẩu.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 3 năm (từ năm 2009-2011), giá cà phê Arabica (cà phê chè) tăng lên gần gấp đôi, từ 2.313 USD/tấn lên 4.261 USD/tấn.

Thế nhưng, theo Vicofa, cà phê Arabica vẫn chỉ chiếm 4% sản lượng cà phê cả nước.

Diện tích cà phê chè
Diện tích cà phê chè ở nước ta vẫn còn hạn chế. (Ảnh: Bolofarm)

Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê Arabica ở Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng. Theo TS Lê Ngọc Báu- Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Tây Nguyên), để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất cà phê chè, công tác quy hoạch vùng trồng cần được rà soát.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đề xuất thu hẹp địa bàn trồng cà phê chè chỉ dừng lại ở 17 huyện, thành phố, thị xã thuộc 5 tỉnh là: Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Đà Lạt.

Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đã xác định, mục tiêu về năng suất cà phê bình quân năm 2020 đạt 2,40 tấn/ha và đến năm 2030 đạt 2,50 tấn/ha. Qua đó tăng cơ cấu diện tích trồng cà phê chè lên 20% so với tổng diện tích cà phê đã có.

Ông Nguyễn Văn An – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hoà Việt đề xuất: “Chúng ta nên rà soát lại thực trạng các cơ sở chế biến cho phù hợp với vùng nguyên liệu và ngừng đầu tư mới khi cơ sở chế biến đã đáp ứng đủ vùng nguyên liệu”.

Nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, cà phê chè chỉ phát triển phù hợp ở những vùng cao (trên 800m). Tuy nhiên, ở các vùng đó lại có điều kiện kinh tế, giao thông khó khăn, điều kiện canh tác của người dân còn thấp. Do đó, diện tích cà phê chè nên giới hạn không quá 50.000ha.

Xem thêm:

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. trandinh

    Phát triển cà phê chè không khó như vùng Điện Biên, Sơn La hội tụ đầy đủ mọi yếu tố từ độ cao, quĩ đất và khí hậu, nhân công dồi dào (cà phê ở ĐB không cần tưới, lạnh triền miên dưới mười độ vẩn cho trĩu quả). Cái khó nhất đó là chưa có sự quan tâm của các cấp bộ ngành về các chính sách hổ trợ như giống tốt, phân bón, kỷ thuật và các hổ trợ khác vê chế biến và tiêu thụ sản phảm nếu có thì chỉ nằm lại trên văn bản hoặc các doanh nghiệp tư nhân hưởng lợi vừa được hổ trợ vốn để thu mua vừa mặc sức ép giá nông dân điển hình như vụ cà phê 2015 giá cà phê chè quả tươi giá bình quân chỉ 4000đ/kg trong lúc đó cà vối tại tây nguyên có giá 7000/kg. Vì vậy chính sách hiệu quả nhất để giúp tây bắc phát triển kinh tế đó là : trải thảm kêu gọi mấy ông lớn như cà phê, mắc ca, chanh đào, chanh dây tóm lại là phát triển nn xây thật nhiều nhà máy chế biến mở rông vùng nguyên liệu. Một lần nữa trước đây đua dan vào tay nguyên xdkt, bây giờ nhà nước nên hổ trợ đưa họ quay về để mang kỹ thuật về xd quê hương.

Tin đã đăng