Tin buồn

Sản xuất phân bón từ… bột vôi

Nông dân đang bị “nhiễu” bởi trên thị trường có quá nhiều loại phân bón chất lượng lại rất kém. Nhiều nhãn hiệu phân bón lớn bị làm giả, khiến nông dân và doanh nghiệp lao đao.

Xem thêm các bài viết về: > Phân bón giả

Sản xuất NPK… bột vôi

So với những “đợt cao điểm” trước, các đối tượng phân bón thường làm giả phân bón bằng những nguyên liệu kém chất lượng, rồi tự bán ra thị trường, thì hiện một loại hình tội phạm mới đã xuất hiện. Đó là, cả đối tượng, làm giả, nhái phân bón của các nhãn hiệu nổi tiếng.

Kinh doanh phân bón
Có quá nhiều loại phân bón giống nhau, khiến người nông dân khó phân biệt.

Bà Nguyễn Thị Hoà, ở xã Tân Hưng, Lục Nam (Bắc Giang) cho biết: “Bình thường tôi vẫn hay sử dụng loại phân bón NPK-S 5-10-3-8 loại 25kg/bao của Lâm Thao. Nhưng thời gian vừa qua đi mua phân bón mới thấy ngày càng có nhiều sản phẩm trên thị trường cứ na ná như nhau, chẳng biết đâu mà lần. Ví như, có sản phẩm cũng ghi phân bón lót nhưng 5-10-3, nhưng nhìn kỹ lại không giống NPK của Lâm Thao có số 8. Thậm chí, có sản phẩm vỏ bao giống hệt như của NPK Lâm Thao nhưng trong ruột lại khác”.

Mới đây Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 (Chi cục QLTT phát hiện cửa hàng kinh doanh phân bón của bà Nguyễn Thị Chung, phố Cốc, xã Dĩnh Trì (TP. Bắc Giang) có dấu hiệu làm giả phân bón NPK-S của Công ty CP Super phốt phát và hoá chất Lâm Thao.

Cơ quan chức năng đã niêm phong, tạm giữ 1 tấn NPK đóng bao loại 25 kg/bao; 450kg nguyên liệu và một số vật dụng như: Máy khâu, chỉ khâu và vỏ bao ký hiệu NPK-S tỷ lệ 5-10-3-8. Qua phân tích chất lượng phân bón thu được cho thấy, phân bón NPK-S của gia đình bà Chung là giả; mẫu kiểm tra không đạt chất lượng cho phép và công bố trên bao bì sản phẩm.

Đầu tháng 5 vừa qua, Công an TP. Hà Nội phát hiện và bắt quả tang vụ sản xuất phân bón NPK giả tại xưởng sản xuất của Công ty CP Đầu tư khoa học kỹ thuật và công nghệ Việt Pháp (Thanh Trì, Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, số phân bón tổng hợp NPK thành phẩm giả bị phát hiện khoảng 60 tấn. Số lượng phân giả NPK bán ra thị trường cũng lên đến hàng trăm tấn, chủ yếu bán cho các địa phương lân cận. Qua phân tích các mẫu phân bón giả nêu trên có các thành phần cơ bản chính không đạt yêu cầu như trên vỏ nhãn bao bì mà thành phần chủ yếu là bột đá vôi.

Thủ đoạn tinh vi

Ông Nguyễn Văn Khang – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cho biết: “Kiểu làm ăn gian dối của một số doanh nghiệp như hiện nay khi đưa ra phân bón nhái, phân bón giả ra thị trường là làm hại người nông dân và ảnh hưởng cả uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính”.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hành vi làm giả phân bón ngày càng tinh vi. Nhìn bằng mắt thường, người tiêu dùng khó phát hiện đâu là sản phẩm giả mà phải sau một thời gian bón cho cây trồng, thấy kém hiệu quả mới khẳng định được.

Ông Nguyễn Đình Hạc Thuý- Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết: “Tình trạng phân bón giả, phân bón nhái, kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp. Để hạn chế mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng tôi đã khuyến cáo, nông dân nên lựa chọn phân bón của các công ty có thương hiệu, uy tín hay tại các đại lý lớn có địa chỉ cụ thể và lưu giữ đầy đủ chứng từ, vỏ bao mua bán để khi gặp phải phân bón giả có cơ sở thông báo với các cơ quan chức năng xử lý.

“Một số sản phẩm được cấp phép sản xuất tên gọi gần giống NPK của chúng tôi nhưng độ dinh dưỡng chỉ bằng 1/10 đang gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng”.

Ông Trần Ngọc Bách – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Super phốt phát và hoá chất Lâm Thao

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Cafe Vối

    Thiết nghĩ, để chống việc sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng không ai có cái nhìn thấu đáo cho bằng Hiệp hội Phân bón Việt Nam. Tôi đề nghị nhà nước nên giao cho Hiệp hội Phân bón VN lập đề cương bàn biện pháp chống cụ thể và đề xuất những giải pháp làm lành mạnh hóa thị trường phân bón nước ta.
    Bên cạnh đó, cần có sự tham gia phối hợp của Hội Nông dân VN.
    Mong vậy thay !

  2. Nông Dân

    Hội Nông Dân VN là một tổ chức chính trị chứ không phải tổ chức nghề nghiệp nên việc chống phân bón giả không phải là nhiệm vụ trọng yếu của Hội. Do đó nên tham gia phối hợp với các hội nghề nghiệp như: “Hội bảo vệ người tiêu dùng” v. v
    Tham khảo thêm nhiệm vụ của Hội Nông Dân VN đã được thông qua tại Đại Hội Nông Dân lần thứ V (2008):
    3.Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam
    Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
    Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần của hội viên, nông dân.
    Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
    Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
    Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
    Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.

  3. Cafe Chim

    Phân bón giả, kém chất lượng là vấn nạn của nhà nông mà có vẻ như Hội Nông dân muốn đứng ngoài cuộc? Tôi thấy ý kiến của bạn cafe Vối đề nghị rất hợp lý.
    Hội Nông dân không bảo vệ cho nông dân thì bảo vệ cho ai? Tham gia giải quyết vấn nạn này không chỉ là vật chất mà cả tinh thần cho nông dân VN nữa. Ai thấy vấn nạn này mà không điên cái đầu vì họ không phải là nông dân…

  4. leminh

    Xin hỏi bác NÔNG DÂN: trong việc chống nạn phân bón giả HỘI NÔNG DÂN cụ thể phải làm gì để giúp người nông dân? Bác mang điều 3 ra giải thích nông dân tôi thấy Hội… dễ bề lẫn trốn trách nhiệm… Cảm ơn bác đã cho bà con xem điều 3. Trân trọng bác!

  5. Chùa Bộc

    – Các bác ơi, hội nông dân chỉ là tổ chức chính trị. Mà tổ chức chính trị chỉ có tuyên truyền và hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong các vấn đề nông thôn.
    – Còn cơ quan luật pháp, hành chính,v.v.. mới có quyền Xử các ông làm phân bón giả.
    Muốn xử bọn này đơn giản lắm, nếu làm giả: phạt gấp 1000 – 1000.000 lần lượng hàng phát hiện + ngồi tù; Nếu làm hàng kém chất lượng: phạt gấp 1000 lần lượng hàng phát hiện.
    Bố bảo chúng nó cũng không dám làm.

  6. Cafe Vối

    Các bạn chắc là thức đêm coi bóng đá nên ngẩn ra hết. Tôi đề nghị nên mời Hội ND phối hợp, tư vấn, đề xuất các biện pháp chống… thì đó không phải hỗ trợ thì là gì. Tôi có nói Hội ND làm thay cơ quan nhà nước đâu? Mà cơ quan nào làm? Không lẽ các bác chưa hiểu cơ quan chức năng hả? Họ đang trăm công ngàn việc, không đủ nhân sự, thiếu hướng dẫn cụ thể, năng lực hạn chế… và 1001 lí do khác nữa.
    Chùa Bộc nói đúng nhưng ai đề nghị phạt nặng đây? Tòa thì đã có khung rồi. Sửa khung hả? Hãy đợi đấy… Phạt như Chùa Bộc thì e là… mất hết cán bộ.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

81