Hàng Việt bị làm giả: Gian nan ứng phó
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Dù đã tìm nhiều cách ứng phó nhưng trong giao thương với đối tác Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam thường ở thế bấp bênh, rủi ro cao.

“Sống chung với lũ”!
Khi giao dịch, thương nhân Trung Quốc thường chấp nhận mọi điều kiện do đối tác đưa ra, giá nào cũng chịu nhưng khi giao hàng thì bắt đầu tìm mọi cách gây trở ngại nhằm ép giá hoặc buộc DN Việt Nam bán chịu. Trong hầu hết các phi vụ làm ăn, thương nhân Trung Quốc đều thắng thế.
Ông Lê Văn Trí, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina), cho biết vì phía Trung Quốc đánh thuế cao nên hàng của Casumina chỉ có thể giao dịch mậu biên, nên khi hàng Casumina bị làm giả, công ty không thể nào kiểm soát nổi mà có biết cũng chẳng làm gì được. Theo ông Phạm Ngọc Ảnh, Giám đốc kinh doanh thị trường Đông Dương – Công ty Kềm Nghĩa, khi biết sản phẩm của Kềm Nghĩa bị đối tác làm giả tại Trung Quốc, công ty không thể kiện cáo gì được vì chưa kịp làm thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu thương hiệu tại đây. “Chúng tôi đành phải chấp nhận “sống chung với lũ” bằng cách thay đổi bao bì, mẫu mã và nhanh chóng mang hồ sơ đi đăng ký mới” – ông Ảnh cho biết.
Nắm đằng lưỡi
Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit – Phó Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, khuyến cáo: “Muốn xâm nhập thị trường Trung Quốc, trước hết phải lo thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu thương hiệu, cả tiếng Việt lẫn tiếng Hoa, đồng thời thuê luật sư hỗ trợ pháp lý, theo dõi thị trường để nếu bị lấy cắp nhãn hiệu thì có thể phát hiện sớm mà xử lý”.
Một số chủ DN đã bán hàng sang thị trường Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm: Không nên làm ăn qua trung gian mà phải làm trực tiếp với đối tác, đồng thời luôn đề phòng mọi bất trắc bởi thương nhân Trung Quốc thường hứa rất nhiều nhưng thực hiện chẳng bao nhiêu, thậm chí “giở quẻ” bất cứ lúc nào chỉ vì lợi nhuận. Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng khuyến cáo: Bán hàng sang Trung Quốc phải ràng buộc bằng hợp đồng, càng chi tiết càng tốt. Trước khi giao hàng, nên yêu cầu phía Trung Quốc thanh toán trước một phần tiền để phòng khi họ đột ngột thông báo ngưng lấy hàng, tuyệt đối không bán chịu.
Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao sẽ tổ chức chuyến khảo sát thị trường Trung Quốc cho các DN Việt Nam vào tháng 5-2012 để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tiếp cận những kênh phân phối, trực tiếp gặp gỡ các đối tác sản xuất, nhà tư vấn thương mại…
Theo Người Lao động Online
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 06/2022 tiếp tục giảm cả lượng lẫn giá (12/07/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 05/2022 giảm cả lượng lẫn giá (11/06/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 04/2022 lượng giảm nhưng giá tăng (12/05/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 03/2022 tăng cả lượng lẫn giá (08/04/2022)
- Đăk Lăk: Phát hiện công ty sản xuất phân bón không rõ nguồn gốc lớn nhất từ trước đến nay (15/03/2022)
- Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 2/2022 giảm cả lượng lẫn giá (08/03/2022)
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam