3
Phản hồiĐăk Lăk: Người trồng sắn lao đao do bất chấp khuyến cáo
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Trong quá trình sản xuất, người dân chỉ tập trung khai thác triệt để nguồn dinh dưỡng trong đất mà không chú trọng đến chế độ đầu tư thâm canh, cũng như áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, cải tạo đất nên một số diện tích đất trồng sắn nay đã bạc màu, thoái hoá làm cho người trồng sắn lao đao do lỗ nặng.
Hiện ở tỉnh Đăk Lăk đang là mùa thu hoạch sắn (củ mỳ), nhưng giá quá thấp làm cho người trồng sắn lao đao do lỗ nặng không muốn thu hoạch. Vì giá mua sắn tươi chỉ còn 1.100 đồng/kg và 3.000 đồng/kg đối với sắn khô, giảm từ 1.000 đồng đến hơn 2.000 đồng/kg so với năm ngoái. Thậm chí sắn ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa tư thương không muốn mua hoặc mua với giá quá thấp.
Năm 2011, diện tích sắn trên địa bàn đã tăng lên trên 35.000 ha, tăng gần 15.000 ha so với kế hoạch và tăng trên 2,5 lần so với năm 2004. Diện tích sắn này tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông. Nghiêm trọng hơn, trong quá trình sản xuất, đồng bào chỉ tập trung khai thác triệt để nguồn dinh dưỡng trong đất mà không chú trọng đến chế độ đầu tư thâm canh, cũng như áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, cải tạo đất nên một số diện tích đất trồng sắn nay đã bạc màu, thoái hoá.
Tỉnh Đăk Lăk cần sớm quy hoạch lại diện tích sắn làm vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn (ổn định trên dưới 20.000 ha), đồng thời đưa các giống mới, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh, luân canh, xen canh phát triển theo hướng an toàn, bền vững
Quang Huy
Theo Báo CAND điện tử
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết (11/12/2021)
- Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch? (08/11/2021)
- Khởi tố nhóm đối tượng dùng chíp điện tử chỉnh trọng lượng cân nặng (19/03/2021)
- Lâm Đồng: Dấu hiệu lừa đảo hàng trăm tỉ của một đại lý gom cà phê (17/03/2020)
- Đăk Lăk: Ai “chống lưng” phân bón không phép bày bán tràn lan? (17/03/2020)
- Tây Nguyên sẽ đối mặt với hạn nặng vào giữa tháng 3 (07/03/2020)
Thảo luận (3 ý kiến)Gửi ý kiến mới
Cùng thảo luận vì một diễn đàn của người nông dân lớn mạnh
Chúng ta là người một nhà, hãy giành cho nhau những ngôn từ lịch sự và thân thiện. Nhấn vào đây nếu bà con định hỏi về xu hướng giá cả và hãy đọc hướng dẫn này để biết cách sử dụng Tiếng Việt khi gửi phản hồi.
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam
Thế còn các DN, các Nhà máy Sắn của Cty Lương thực tỉnh ở đâu? Giờ không ai mua thì lại kêu cứu thương lái à?
Quả bóng trách nhiệm cứ đá cho nông dân là xong, ai bảo ko nghe các Quan khuyến cáo
Biết trách ai?
Sắn là cây dễ trồng, ít tốn công và lại ít phải chăm sóc. Đặc biệt trên đất vùng đất Tây Nguyên, độ phì của đất còn rất màu mỡ, nên việc trồng sắn cũng không phải đầu tư phân bón mà vẫn cho củ. Cộng thêm giá cả mấy năm qua cũng tốt, do đó, người dân trồng nhiều sắn là lẽ đương nhiên.
Bài toán quy hoạch cây trồng vẫn là muôn thuở. Đặc biệt với cây sắn, thì có lẽ đừng để dân trồng sắn và ăn sắn như ở châu Phi thì toi.
Khuyên bà con: Trong thời gian này, giá cả leo lang, với bà con chăn nuôi thì sắn lại là nguồn nguyên liệu làm thức ăn gia súc rất rẻ và tốt (trong khi giá thức ăn gia súc mua quá cao). Bà con hãy tích trữ sắn, học cách chế biến thức ăn gia súc thủ công bằng sắn thì giảm được chi phí cho chăn nuôi rất nhiều, chăn nuôi mới đạt hiệu quả cao.
Không nên kêu trời và trông chờ vào ông trời, khi mình có thể khắc phục!
Chùa bộc!