Hiện nay, tình trạng tổn thất sau thu hoạch cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn khá cao, chiếm từ 14 đến 15% sản lượng cà phê trong toàn tỉnh, gây nhiều thiệt hại cho các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê.
Việc thất thoát cà phê sau thu hoạch chủ yếu ở các nông hộ, nguyên nhân là do nguyên liệu không đảm bảo, thu hoạch quả còn xanh non, thiết bị chế biến không đảm bảo.
Theo Sở Công Thương, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang tồn tại 3 dạng chế biến cà phê nhân: chế biến theo công nghệ ướt, công nghệ khô và chế biến theo hình thức cải lương.
Chế biến theo công nghệ ướt, công nghệ khô chủ yếu ở 34 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê. Các doanh nghiệp này đã thực hiện nghiêm túc việc thu hái cà phê đúng độ chín, đồng thời, đầu tư hàng trăm tỷ đồng sắm các trang thiết bị công nghệ hiện đại để sản xuất ra gần 80.000 tấn cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hạn chế thấp nhất tình trạng thất thoát cà phê sau thu hoạch.
Trong khi đó, 80% sản lượng cà phê còn lại ( 320.000 tấn / năm) đều do các nông hộ tự chế biến theo hình thức cải lương. Cụ thể, sau khi thu hoạch, các nông hộ tiến hành phơi khô nguyên quả truyền thống, xát dập để phơi hoặc xát bóc vỏ quả rồi phơi, sau đó xát tiếp để có cà phê nhân rồi xuất bán cho các đại lý, doanh nghiệp. Sau khi mua về, các doanh nghiệp lại tiếp tục công đoạn đưa vào máy tái chế để có cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Cũng theo Sở Công Thương Đắk Lắk, việc chế biến theo hình thức này, cà phê nhân không những bị vỡ, thất thoát nhiều mà còn lẫn nhiều tạp chất, chất lượng sản phẩm cà phê nhân không đồng đều…
Tỉnh Đắk Lắk đã có chính sách hỗ trợ các đơn vị tập thể, hộ gia đình, cá nhân vay vốn, hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phơi sấy, chế biến cà phê. Tỉnh hỗ trợ vay vốn (thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bằng 100% giá trị hàng hoá và được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất. Tỉnh cũng hạn chế thu hoạch cà phê xanh, non, tập trung từng bước cơ giới hoá khâu phơi sấy, giảm nhanh các hình thức chế biến cải lương ở các nông hộ, tăng cường chế biến công nghiệp theo công nghệ mới (chế biến ướt) để giảm tổn thất cà phê sau thu hoạch xuống còn 10% vào năm 2015.
Tỉnh Đắc Lắc hiện nay có trên 196.000 ha cà phê, sản lượng mỗi năm trên 400.000 tấn cà phê nhân, trong đó, 85% diện tích và 80% sản lượng cà phê là của các nông hộ.
Mấy ông nhà báo chỉ biết ngồi văn phòng rồi vung tay năm ngón, không có cái kiểu làm cải lương của nông dân thì làm gì có cái mà doanh nghiệp đóng thuế cho nhà nước mà ngồi đó uống nước trà phê bình. Còn hỗ trợ lãi xuất 100% để mua máy móc, ông nhà báo thử chỉ coi chỗ nào cho vay để nông dân đến vay với.
Không biết từ đâu ra tên gọi cách chế biến thủ công có tính truyền thống này là cải lương? Cải lương mà nó tồn tại hàng chục năm nay? Cải lương mà hiện nay có đến 80% sản lượng cà phê được chế biến theo cách thủ công thế này?
Gọi như thế chẳng khác gì mỉa mai hàng triệu nông dân trồng cà phê ở Tây nguyên. Thử hỏi ta đã làm gì giúp họ trong khi họ phải hái xanh? Họ không có thiết bị chế biến hiện đại là nguyên nhân gì? Thế nào là thiết bị không bảo đảm? Giá chênh lệch giữa các loại sản phẩm có đáng để đầu tư không? Doanh thu của nông hộ bao nhiêu/năm, lợi nhuận bao nhiêu/năm, mà đi đầu tư tiền tỷ vào thiết bị?… Lê-nin đã từng nói: “Hãy để cho người nông dân suy nghĩ trên luống cày của họ.”
Nói chung là một bài báo non kém về nhiều mặt!
Nếu anh chị nào viết bài báo này có giỏi thì hãy nghĩ cách làm sao để nông dân ko sản xuất cái kiểu ” cải lương” này nữa. Làm sao để nông dân bớt khó khăn, bớt khổ kìa. Không phải tự nhiên mà người ta muốn làm vậy đâu.
VIết bài mà để nông dân họ chê quá trời. Chúng tôi làm theo kiểu cải lương thế làm như thế nào mới đc đây nhà báo ? Làm vậy mà giá được nhiêu đâu, đổ mồ hôi mà giá quá bèo.
Đọc bài báo này sao tự nhiên tôi thấy như xúc phạm tất cả nông dân làm cafe quá. Sao họ có thể viết những từ ngữ như thế nhỉ? Thật không hài lòng chút nào!
Một nhà báo: NGHÈO TỪ NGỮ VIỆT
15% của 400.000 t = 60.000 t / một năm # 10.000 hộ nông dân (bình quân 6 t/hộ) # 5 Xã chuyên trồng cafe bị mất trắng ( Đó là theo con số thống kê được, còn diện tích ngoài chưa tính)
Nguyên do chính là hái xanh, bởi xanh nhà hơn già đồng
Như ở trên bài báo đã nói là: “Theo Sở Công Thương, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang tồn tại 3 dạng chế biến cà phê nhân…trong đó có dạng cải lương” như vậy thì đâu phải anh nhà báo nói mà bà con la anh nhà báo nhiều thế?
Tuy nhiên xin bà con hiểu cho nghĩa của từ CẢI LƯƠNG là cải cách, cải tiến, chứ không phải là theo nghĩa như chúng ta thường trêu nhau là “sao chú mày cải lương thế”.
Riêng ý kiến của tôi thì thấy cái từ cải lương nó sao sao ấy, lần đầu tiên trong 30 năm làm cà phê tôi mới nghe thấy lần đầu.
Mới nghe cứ tựa như là Scandal của chân dài nào ấy nhỉ?
Nói thật nhé, ông “nhà báo” nào đấy kiểm tra lại từ “cải lương” dùm. Ai nói thế bao giờ?
“Cải lương” là một từ Hán – Việt. Cải là sửa đổi, Lương là làm đẹp.
Cải lương là sửa đổi cho tốt đẹp. (Ngoài ra, Cải lương còn là tên một lối hát, một loại ca kịch bình dân của miền Nam: “Ca cải lương”)
Theo một nghĩa khác (có lẽ tác giả dùng theo nghĩa này)
“Cải lương” là vận động để dần biến đổi, khác với “cách mạng” là xóa bỏ cái cũ để lập nên cái mới.
Với nghĩa này có lẽ Sở Công Nghiệp có ý nói việc chế biến cà phê nhân hiện nay của bà con nông dân ta vừa lạc hậu vừa tiến bộ, nhưng chưa hoàn toàn hiện đại, nói như dân gian gọi là “nửa nạc nửa mỡ” (chỉ có ý phân loại theo phương thức chế biến)
Không biết có phải đúng ý của Sở Công Nghiệp hay không vậy ta!?
Nếu nhà báo viết đúng vậy tôi có thể vay ở đâu? Tôi cũng đang muốn chế biến theo công nghệ hiện đại đây. Chỉ dùm nhé, nếu vay được tôi cảm ơn rất nhiều
Nguyễn Anh Việt
ĐT: 0935 266 939
computership78@yahoo.com
Theo Văn Dân ít cái chữ, chỉ hiểu rằng “cải lương” là một bộ môn nghệ thuật, làm trò mua vui . Nhà báo nói : Đak Lak: Thất thu do chế biến cà phê theo “kiểu cải lương”. Văn Dân hiểu nhà báo cho rằng nông dân Đak Lak chế biến cà phê chẳng khác nào làm trò hề cho vui .
Xin lỗi bạn nhà báo viết bài này nhé. Mình không biết bạn từ trên trời rơi xuống hay sao mà bạn lại viết 1 bài như vậy. Hỗ trợ vay 100% ở đâu vậy xin bạn chỉ dùm để mình đi vay với. Còn việc thu hoạch non và phơi sấy như vậy bạn xem sao mà nói là cải lương, mong bạn tìm hiểu kĩ trước khi viết bài.
Từ “cải lương” theo nghĩa Hán Việt là làm (sửa đổi) cho nó tốt đẹp hơn đúng như cách hiểu bạn Nông Cà đã nói.
Còn một nghĩa nữa là dùng để nói cách thức, phương pháp làm một cái gì đó không khoa học, không tiến bộ hay hợp lý mà ta thường nghe như chủ nghĩa cải lương, tư tưởng cải lương…
Nếu dùng để nói kiểu chế biến có nghĩa là hàm ý chê người chế biến chỉ biết làm mà không có nhận thức, không biết được rằng cách làm này có hiệu quả thấp kém, không được như mong muốn(!).
Theo tôi, không nên dùng từ này để nói cách chế biến mà gần như tất cả các nông hộ đang làm, chi ít là cần tế nhị khi nói với bà con nông dân (và tế nhị nên tôi chỉ nói vậy). Cho nên nhiều người phản ứng với bài báo cũng phải thôi.
Theo cháu, nên gọi cách chế biến quen thuộc của bà con là cách chế biến “truyền thống” hay “thô sơ”, “thủ công” để phân biệt với cách chế biến “hiện đại” hay “công nghiệp”, “cơ khí” bác Vịnh nhỉ !
Có lẽ đây là cụm từ đáng được ghi vào từ điển. Có thể nói làm chính trị kiểu cải lương nửa vời. Nhưng nói 80% sản luợng cà phê của bà con hàng năm xuất khẩu là theo kiểu cải lương, thì xin lỗi bác nên treo bút đi là vừa. Hơn 30 năm cà phê ta xuất khẩu rồi đó ?
Theo mình thì ngay tựa đề mình đã bi ức chế rồi. Chuyện phê bình là chuyện hết sức bình thường. Nhưng nhà báo viết bài nầy dùng hai từ cải lương là xúc phạm đến những người nông dân như chúng tôi.
“Tỉnh Đắk Lắk đã có chính sách hỗ trợ các đơn vị tập thể, hộ gia đình, cá nhân vay vốn, hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phơi sấy, chế biến cà phê. Tỉnh hỗ trợ vay vốn (thông qua Ngôi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bằng 100% giá trị hàng hoá và được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất.” Đoạn này viết không đúng rồi. Nói thì to lắm mà chẳng thấy chính sách đâu cả. Tôi chỉ nói sự thật thôi, nếu không đúng thì cứ về thôn Nam Anh- xã Chư Kbô- huyện Krông Buk – tinh Đăk Lăk, phỏng vấn nông dân là thấy rõ nhất.
Mấy đứa nhà báo trồng cà bằng bút xay cà bằng mực biết gì mà viết lung tung. Muốn biết rõ thì về đây đi làm 1 tuần thôi là biết tại sao nông hộ lại xay cà như vậy nha.
Tôi thấy các Doanh Nghiệp cà phê cải lương thì đúng hơn, mua ép giá của dân, than phiền nhà nước. Giá lên cũng bảo lỗ, giá xuống củng bảo lỗ.
Nông dân cà phê.
Cưmgar-BMT-Đắk Lắk
Tôi thật sự thấy thất vọng vì bài viết của nhà anh báo này. Anh nên đi sâu đi sát vào cuộc sống của người dân rồi hãy viết bài nhé! Chứ đừng có nhìn vào báo cáo của mấy ông nói thì hay mà làm thì không đúng như vậy. Có phải ý của anh là kêu gọi nông dân thu hoạch xong bán tươi hết cho các doanh nghiệp để họ sản xuất cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phải không? Anh có biết là đầu tư vào cái gọi là công nghệ cao mà anh nói đó thì 1 hộ nông dân có thu nhập khá bao nhiêu năm mới trả được không? Còn nữa, anh có biết giữa bán tươi và bán nhân khô chênh lệnh nhau như thế nào không? Anh không trả lời được thì hãy hỏi những người đã cung cấp cho anh thông tin và yêu cầu anh đăng bài này nhé! Cảm ơn.
Các ông chỉ giỏi lý thuyết suông thôi. Lúc nào cũng nghe chính sách hỗ trợ nông dân, nhưng mà lúc nhà nông cần vốn để đầu tư mang sổ đi vay ngân hàng xem có vay được liền ko ? Ngân hàng hẹn có đến vài ba lần…
Nếu ko có chế biến cà phê theo kiểu cải lương như bài báo viết trên thì nông dân cà phê như chúng tôi lấy gì mà tồn tại hơn 30 năm nay vậy ạ ?
Trang bị một hệ thống chế biến thủ công như trong ảnh thì nhà nông đã phải bỏ ra trên hai mươi triệu rồi, không phải nhà nào cũng có đâu nhé. Vậy mà lại gọi là cải lương mà cải lương là đóng kịch thôi. Còn chuyện nông dân được vay vốn sắm thiết bị như trong bài viết sao mà mơ hồ quá. Nông dân ta gọi bài viết này là cải lương thì đúng hơn.
Anh nhà báo ơi. Anh nói tỉnh cho vay tiền để mua thiết bị, thế em hỏi anh tại sao chi có 34 doanh nghiệp có những thiết bị. Vậy nếu như người nông dân vay vốn để mua thiết bị mà anh nói là hiện đại trong khi người nông dân thu hoạch cả năm được vài tấn cà phê thì mua thiết bị hiện đại về không phải để phơi cà phê mà là phơi máy. Anh viết bài mà không biết thực tế.
Theo tôi được biết “cải lương” ở đây là những cách đẩy nhanh tiến độ phơi sấy so với các quy trình bình thường khác. Hiện nay, có 03 phương pháp chế biến cà phê sau thu hoạch phổ biến, đó là:
1. Chế biến khô (phơi nguyên quả): Đây là phương pháp chế biến theo kiểu truyền thống của đông đảo bà con nông dân, tức là phơi quả cho đến khi lắc thấy nhân bên trong kêu rong róc thì đem xay thành nhân và đóng bao. Một số bà con kỹ hơn thì đem đi đo độ sao cho đạt khoảng 13% độ ẩm là yên tâm tồn trữ. Phương pháp này khá an toàn kể cả khi thời tiết bất lợi. Phương pháp chế biến khô đúng cách thường có chi phí thấp, cho chất lượng tốt cà về cảm quan lẫn nước uống.
2. Chế biến ướt: Sử dụng phương pháp bóc vỏ tươi có sử dụng nước và tách nhớt chỉ còn lại vỏ thóc; sau đó đem phơi hoặc sấy cho đạt khoảng 13% độ ẩm rồi đem xay, tồn trữ, hoặc trữ cà phê thóc. Phương pháp này có chi phí cao, cho chất lượng rất tốt và thường hấp dẫn các khách hàng khó tính.
3. Phương pháp “cải lương”:
a. Xát dập: Dùng cối ru-lô nhám chà xát quả tươi cho tróc vỏ thịt; sau đó đem phơi. Vì xát tươi nên vỏ lụa và nhân thường bị trầy xước. Khi phơi, nhân tiếp xúc với tạp chất của môi trường xung quanh nên dễ ám mùi đất, mùi lên men, mùi cống rãnh,…; đặc biệt là khi thời tiết bất lợi, nước mưa cùng với vỏ thịt sau khi lên men thối có màu đen sẽ nhiễm vào nhân gây nên tình trạng ôi mốc và thường có màu nâu đen, chất lượng rất kém. Phương pháp này có thể đẩy nhanh tốc độ phơi sấy, nhưng chỉ nên thực hiện khi thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, thời gian bà con xát dập thường vào đầu vụ thu hoạch và thời tiết thường không thuận lợi nên nhìn chung chất lượng cà phê được chế biến theo kiểu này có chất lượng kém dễ bị trừ khi bán.
b. Phơi nguyên quả (hoặc xát dập) nhưng lại xay ra nhân khi nhân bên trong chưa khô, sau đó lại tiếp tục phơi nhân cho đến khi khô. Phương pháp này sử dụng những loại cối ép tuy không làm cho nhân bị vỡ những sẽ khiến cho cấu trúc nhân cà phê bị biến dạng và tạo thành vô số những kẽ nứt li ti. Khi phơi khô thường có màu lốm đốm trắng, hoặc bị bạc trắng. Trong quá trình tồn trữ thì hơi nước sẽ dễ dàng thẩm thấu vào các kẽ nứt, lưu cữu và gây mốc hoặc gây bạc xốp. Do vậy cà phê nếu được chế biến theo phương pháp “cải lương” thường bị trừ.
Tôi nghĩ rằng bà con lao nhọc suốt cả năm trời thì cũng nên rán sử dụng phương pháp chế biến khô để sản phẩm của bà con có chất lượng tốt nhất và bán được giá cao nhất ở bất cứ đại lý nào. Kính chúc bà con luôn mạnh khỏe và sản xuất ra những hạt cà phê có chất lượng tốt nhất cho nhân loại.
Quá chính xác bác Lộc ơi. Phương pháp chế biến “cải lương” lại phải đầu tư máy móc nhiều hơn ấy chứ.
Thời buổi trộm như rươi như hiện nay, chế biến khô thì chỉ còn cái sân phơi!
Tôi không đồng ý với cách nói: chế biến cà phê theo kiểu “cải lương”.
Người nông dân “một nắng, hai sương” gắn với vườn cà phê, tự mình suy nghĩ nên làm như thế nào là hợp lý từ khi đầu vụ cho tới khi sản phẩm nhập kho, trải qua biết bao công đoạn, sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro: thị trường; thời tiết. Cách làm nào hay: năng suất cao, chất lượng tốt, chi phí chấp nhận được là học và làm chứ biết là “cải lương” thì chúng tôi không làm. Tuy nhiên quá trình đi tìm cái hay quả là không dễ dàng. Biết rằng một trong những điểm yếu làm giảm sức cạnh tranh cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới đó là chất lượng sản phẩm, một trong những nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là do công nghệ sau thu hoạch chưa tốt: phụ thuộc thời tiết, hái quả xanh, phơi sấy…
Vậy không nên chỉ trích người nông dân, mà thay vào đó các nhà chức trách hãy có những mô hình tốt cho bà con nông dân chúng tôi nhìn thấy và làm theo tiến dần sản xuất theo hướng nông nghiệp hiện đại, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà về công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Nhà văn nhà báo chỉ biết ngồi nói chứ có mấy ai thực tế xuống xem cảnh khổ cực của bà con nông đâu mà biết được cảnh nghèo khó của nông dân làm cà phê. Tới mùa lo thu hái rồi còn lo phơi nữa, đâu phải lúc nào cũng mưa thuận gió hòa đâu mà phơi cà phê cho tốt. Phải biết tìm cách phơi cho mau chứ ko thì lượng cà phê bị hỏng do phơi không kịp còn nhiều hơn vậy nữa.
Chào các bạn!
Ồ vui thật nhỉ !
Nông Dân ta ai cũng giỏi về từ ngữ Hán Việt quá. Mà thôi chấp gì mấy ông nhà báo “sính chữ”, “nhiều chữ” nhỉ. Việc của ta ta nếu thấy hợp lý ta cứ làm. Nghe thì phải nghe nhưng tin hay không phải chọn lọc các bạn ạ.
Đến vụ hái được thì phải hái chứ không chờ chín đến 95% được.
Vì:
– Để chín 95% mới hái thì: Công canh giữ, nguy cơ mất trộm lớn. Mặt khác cà chín nhiều làm cho cây kiệt sức vụ mùa tiếp theo sẽ giảm năng suất. Các nhà doanh nghiệp khi nào chẳng thích hàng đẹp nhưng nông dân ta có được hưởng cái đẹp đó không? Thực tế họ mua hàng đẹp về rồi đấu với một số hàng đen, vở thậm chí một ít lại cà nhỏ không bóc vỏ được để xuất đi.
– Với nông dân ta tôi có ý kiến thế này: Nếu không bán ngay, không gửi đại lý thì không nên xát dập quả tươi dù rằng làm như vậy sẽ nhanh khô và giảm được sức lao động nhưng nếu để lại trong kho sẽ dễ bị mốc vì lớp vỏ lụa bảo vệ bên ngoài đã bị tổn thương.
Bác nào viết bài này nghe “cải lương” quá. Bác lên Tây nguyên vào “mùa càfê ngan ngát mùi hương”, bác cỡi ngựa xem hoa càfê nở, bác có hiểu rằng phải hái càfê xanh chúng tôi cũng đứt ruột, mong bác một lần đi cùng tôi canh vườn, cầm gậy ngồi trong hố càfê giữa màn đêm mưa gió, chịu để cho muỗi cắn thì bác sẽ biết.
Theo tôi, Anh (Chị) nhà báo này nên để lại bút danh để mọi người cùng biết quý danh
– Thực sự là anh nên coi lại “ngòi bút” của mình. Anh không thể nào tìm kiếm đâu ra một số liệu chung chung rồi thảy cho người đọc một cách vô trách nhiệm như vậy được. Nhận định của anh ở đâu?, đề nghị cách giải quyết hợp tình hợp lý cho người nông dân ở đâu? Cần phải xem lại!
Giá cà phê thì thấp, chế biến theo kiểu truyền thống mới có lời được chứ. Đòi chế biến theo máy móc hiện đại thì kinh phí đâu ra. Mà diện tích trồng của từng hộ dân thì lại ít, không đồng đều.
Chế biến theo máy móc thì giá cũng như vậy thôi. Lợi lại ở nhà thu mua vì không phải sơ chế lại. Còn người dân thì chịu giá thấp.
Nhà báo mà không biết dùng từ cho chính xác thì đừng viết, viết thế này là xúc phạm người nông dân trồng cà phê một nắng hai sương , đây là lực lượng đông đảo để làm ra hạt cà phê xuất khẩu cho ngành cà phê Việt Nam
Không biết người viết bài này đã bao giờ thấy cây cà phê chưa mà phán như đúng rồi vậy…
Tôi thấy ở Sơn La người dân thường chế biến ướt bằng máy công suất nhỏ. Một máy chỉ có giá khoảng từ 4 đến 6 triệu, mỗi giờ bóc vỏ được từ 1 đến 2 tấn, cần 2 người để vận hành, cấp nguyên liệu. Làm như thế cũng nhanh, phơi một nắng là có thể cất tạm, hai nắng là đạt độ khô vì vỏ trấu ít bị nứt vỡ nên dễ bảo quản, để được lâu. Khi nào giá lên thì bán, không quá lo bị mốc. Chủ yếu họ dùng máy nhỏ CP12 và CP14 máy này dễ vận hành và ít sửa chữa.
Cầu trời cho cà năm nay được giá. Dân mình có tiền đầu tư. Cuộc sống đỡ vất vả.
Dạ con kính xin nhà báo làm ơn chỉ dùm con hay tốt nhất là đi với con lên NHNN&PTNT vay vốn dùm con với. Nhà con trước giờ toàn làm cà phê kiểu Cải Lương không à. Có nghe được hổ trợ vay để đầu tư trang thiết bị cho khỏi cải lương nên quyết định mở Cty cà phê để đi vay vốn. Nhưng than ôi. Hoa hồng môi giới 35% trên tổng số vay, 1 năm đầu Nhà nước hổ trợ, năm thứ 2 lãi suất 50% bắt đầu năm thứ 3 lãi tự do. Chưa kể chi phí trà nước, năn nỉ, ỉ ôi, khóc lóc…. Cà phê dùng công nghệ mới chưa biết ăn ai chỉ biết muốn đầu tư làm cho đúng thì không có tiền thôi thì dùng lại cách cũ cho nó lành chứ không phải tui con muốn vậy đâu.